Nhà trường cũng khổ với hội chứng “Con tôi là… thần đồng”
Nhiều phụ huynh cho rằng con mình là… “ thần đồng”, “ thiên tài” nên họ khó chấp nhận các kết quả hay đánh giá chưa như ý về con.
“Con tôi là số 1″
Một giáo viên dạy THPT ở TPHCM kể, cô từng gặp trường hợp, phụ huynh lên gặp chất vấn về việc tổng kết của con gái họ chỉ xếp thứ 2, đứng sau một bạn khác. Từ trước đến nay, con gái họ luôn xếp hạng nhất, giờ họ không chấp nhận kết quả này.
Học sinh tiểu học ở TPHCM trong một hoạt động ngoại khóa ở trường (Ảnh minh họa)
Cho rằng điểm thi không công bằng, bố mẹ lên gặp ban giám hiệu đòi phúc khảo điểm thi học kỳ hoặc phải tổ chức cho con mình thi lại với bạn hạng nhất.
Nhà trường giải thích, phụ huynh vẫn hậm hực, bất mãn nói rằng con mình giỏi toàn diện từ bé, con chỉ xếp thứ hai là không công bằng.
Trường hợp khác, được một lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM kể trong một tọa đàm, phụ huynh lên tận Sở phản ứng khi con mình không đỗ vào lớp 6 Trường chuyên THPT Trần Đại Nghĩa. Người mẹ hùng hổ tuyên bố, con mình xuất chúng từ bé, không thể có chuyện thi rớt, trong khi những bạn khác lại đỗ.
Lãnh đạo này cho biết, thật ra, kết quả làm bài của em học sinh không hẳn sai. Tuy nhiên, cách làm bài của em nằm ngoài chương trình tiểu học, em xử lý theo cách ở bậc học cao hơn do học thêm bên ngoài, nên điểm em không đạt được tối đa.
Được giải thích, phụ huynh vẫn khăng khăng: “Nhà trường đang đánh mất một… thần đồng”.
Video đang HOT
Trường học lúng túng
Mới đây, một trường tiểu học và cả Phòng GD&ĐT một quận tại TPHCM gặp trường hợp phụ huynh tìm đến yêu cầu xin kiểm tra năng lực cho con gái đang học lớp Lá… học vượt cấp vào học thẳng lớp 2. Phía gia đình cho biết, con họ có thể đọc viết thành thạo, làm được các phép tính toán trong chương trình lớp.
Cả trường và Phòng đều lúng túng, không biết phải giải quyết này thế nào. Không bỏ cuộc, phụ huynh dẫn con lên tận Sở GD&ĐT để đề nghị cho con lên học lớp 2, bỏ qua lớp 1.
Tuy nhiên, yêu cầu này đã không được chấp nhận do không đủ điều kiện để xem xét. Phụ huynh được hướng, cho trẻ vào lớp 1 bình thường, sau này vẫn có nhu cầu cho con vượt lớp thì làm đơn đề nghị để nhà trường thành lập hội đồng tư vấn khảo sát.
Nhiều phụ huynh ép con đi học trước chương trình rồi nhầm tưởng con mình nổi bật, khác biệt (Ảnh minh họa)
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TPHCM chia sẻ thực tế, không ít phụ huynh cho con đi học trước, học hết chương trình của lớp trên, từ đó nhầm tưởng con mình khác biệt với bạn bè cùng lứa, là thần đồng, là thiên tài. Khi đó, họ càng đặt nhiều áp lực, kỳ vọng lên trẻ mà không quan tâm đến tâm sinh lý lứa tuổi có thể làm mất tuổi thơ của các em.
Việc đánh giá trí tuệ, năng lực, thể chất của một học sinh “đặc biệt”, theo ông Nguyễn Quang Vinh cần một cơ quan độc lập có chuyên môn đánh giá thay vì giao cho nhà trường như hiện nay.
Nếu không, sẽ có tình trạng nhiều phụ huynh đánh giá không đúng năng lực của trẻ, muốn con vượt lớp mà không có cơ sở, còn các trường rất lúng túng, e dè.
Một chuyên gia giáo dục cho hay, hạn chế hiện nay là chương trình giáo dục của chúng ta chưa đáp ứng được theo khả năng, năng lực, yêu cầu phát triển của từng học sinh.
Trong khi nhiều bố mẹ hiện nay rất đầu tư, trút nhiều kỳ vọng lên con ngay từ khi con còn bé với tâm lý con mình phải giỏi hơn người.
Nhưng nếu phụ huynh nôn nóng, đánh giá không đúng năng lực của con, mang tư tưởng con là “thần đồng”, không chỉ trút lên con trẻ những áp lực phải “khác biệt” mà các em còn phải gánh cả sĩ diện của bố mẹ.
Khi đó, bố mẹ dễ bất mãn, suy sụp trước kết quả nào đó chưa như ý của con, họ thấy con mình bị thua thiệt, bị đánh giá không công bằng. Phản ứng của bố mẹ có thể làm con trẻ tự mãn hoặc khả năng sáng tạo bị thui chột khi các em chuyển sang trạng thái sợ hãi, sợ thất bại.
Đây là nơi không có hệ thống trường chuyên nhưng lại gây ấn tượng với những ngôi trường đặc biệt dành cho thần đồng
Pháp không tồn tại hệ thống trường chuyên, song có một số ngôi trường đặc biệt dành cho "thần đồng", hoạt động như trường tư và quy trình tuyển sinh nghiêm ngặt.
Trong thế kỷ 21, những đứa trẻ có năng khiếu đều là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, hơn cả dầu mỏ hay khí đốt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây của giáo sư tâm lý học thần kinh tại đại học Paris, Laurence Vaivre-Douret, nước Pháp đang lãng phí phần lớn nguồn tài nguyên quý giá này.
Theo nghiên cứu được công bố của Bộ Giáo dục Pháp, 39% trẻ em tài năng ở đây bị trầm cảm trong khi chỉ 2% trẻ em bình thường mắc chứng này. Hơn 80% thần đồng nhỏ tuổi ở Pháp đều mắc chứng lo âu, và hơn 1/5 có nguy cơ tự tử.
Trẻ em có năng khiếu ở Pháp thường dễ bị trầm cảm hơn. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này là do hệ thống trường học ở Pháp. Nước Pháp không tồn tại hệ thống trường chuyên, lớp chọn, mà chỉ có một số ngôi trường đặc biệt dành cho "thần đồng", hoạt động như trường tư. Hầu hết những ngôi trường đặc biệt này nằm ở thủ đô Paris và một số thành phố lớn khác.
Học phí tại những ngôi trường này khoảng 7.000 - 8.000 euro/năm, tương đương 190 - 230 triệu đồng.
Ở Pháp cũng chưa có cơ chế để xác định sớm những đứa trẻ có năng khiếu như Mỹ và các nước khác. Những đứa trẻ thiên tài thường chỉ được biết đến sau khi gặp phải những khó khăn trong xã hội. Mặc dù có khả năng nhận thức vượt bậc, nhiều học sinh lại không thích ứng tốt trong môi trường học tập, dẫn đến việc bị lưu ban hoặc không hòa nhập được và bị rối loạn hành vi.
Thế nào là một đứa trẻ có năng khiếu?
Trẻ vốn cần có môi trường tự do và thoải mái, để bộc lộ hết năng khiếu. Sự phát triển trí tuệ đặc biệt của trẻ được thể hiện qua nhiều cách.
Nếu con bạn có thể đọc rành rọt một cuốn truyện khi mới 4 tuổi, có hứng thú với những con số, mạch điện hoặc giải được những phương trình phức tạp mà chúng chưa từng được học thì chính là biểu hiện của sự phát triển vượt bậc về mặt nhận thức.
Nếu gia đình và nhà trường cảm thấy con trẻ có tiềm năng cao thì nên mời chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục đến trường để quan sát và đánh giá khả năng của trẻ. Sau khi trải qua những đánh giá nghiêm ngặt, nếu trẻ thực sự là "thần đồng", các chuyên gia, nhà trường và gia đình mới cùng thảo luận về chương trình học cho trẻ.
Thông thường, sau khi được xác nhận là "thần đồng", học sinh sẽ được "nhảy cóc" lớp, tùy theo khả năng của mình và dưới sự đồng ý của phụ huynh. Các trường hợp thường thấy là bé "nhảy" 1-2 lớp, ở giai đoạn đang học mẫu giáo hoặc cấp một. Trường hợp nhỏ tuổi nhất được ghi nhận gần đây ở Pháp là nữ sinh 14 tuổi có chỉ số IQ 146, nhập học đại học vào tháng 9/2017.
Từ năm 2009, mỗi trường khu vực trong phạm vi quận đều có một người phụ trách về vấn đề năng khiếu của học sinh. Hệ thống giáo dục của Pháp chú trọng khả năng ghi nhớ thuộc lòng hơn là sự sáng tạo, tò mò hay thể hiện bản thân. Hệ thống giáo dục như vậy thường khiến những đứa trẻ có tài năng thấy chán nản và không muốn áp dụng những thứ chúng phải học vẹt lên bản thân. Điều này thường bị hiểu thành đứa trẻ không chịu cố gắng, hoặc có tâm lý nổi loạn.
Mãi đến năm 2017, trường đại học Paris mới đào tạo ra một nhóm, chuyên về tập huấn, hỗ trợ cho giáo viên và các nhà quản lý về vấn đề giáo dục năng khiếu.
Cũng theo nghiên cứu của giáo sư Laurence Vaivre-Douret trong suốt khoảng thời gian qua, sau rất nhiều những đấu tranh, nhìn chung các trường học ở Pháp cũng đã đạt được những bước tiến to lớn trong việc phát hiện trẻ tài năng. Hy vọng rằng trong tương lai, học sinh năng khiếu tại Pháp nói riêng và các nước khác nói chung được đánh giá đúng, kịp thời và có môi trường để phát huy khả năng của mình.
Đồng Nai: Khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Học sinh Đồng Nai đi học trở lại sau đợt nghỉ phòng dịch Covid-19. Ảnh minh họa Theo đó, ngày tựu trường đối với giáo dục...