Nhà trường chịu thua trước ‘cơn lũ’ chửi thề của học trò?
Nhà trường ra sức răn đe, ngăn cấm nhưng dường như đang ở thế thua trước “cơn lũ” ngôn từ thiếu văn hóa đang ập vào đám học trò.
Nói mười câu đến bảy câu tục
Thầy Tuấn Anh, giáo viên dạy Giáo dục công dân ở Trường THCS Colette (TP.HCM) nhìn nhận tình trạng học sinh nói tục đang rất phổ biến. Anh từng tiếp xúc cũng như nghe nhiều em nói tục chửi thề, ngay cả ở trong trường học.
“Khi nghe các em nói bậy, tôi luôn nhắc nhở. Tôi nói với các em rằng làm như vậy người ta sẽ đánh giá không hay về chính các em cũng như cha mẹ, thầy cô. Phản ứng của các em lúc đó là lắng nghe, tuy nhiên không em nào thay đổi ngay”.
Thầy Tuấn Anh nhìn nhận học sinh nói tục chửi thề hiện nay không phân biệt gia cảnh. “Dù là trường có học sinh toàn là con nhà giàu hay trường đa số học sinh là con nhà nghèo thì các em vẫn nói bậy. Dù phụ huynh là người lao động chân tay hay trí thức thì con cái của họ cũng đều chửi thề”.
Ảnh minh họa: Trương Thanh Tùng
“Khi ngồi nói chuyện với nhau, các em thường xuyên văng tục. Nhiều em liên tục chửi thề bằng những từ ngữ rất khó nghe. Kể cả những người thân như ba mẹ, ông bà, cụ kị cũng “được” các em réo gọi kèm từ nói tục, thực sự rất phản cảm. Và khi chủ đề buôn chuyện của các em là thầy cô thì…” – anh Minh thở dài.Anh Nguyễn Lê Minh là giáo viên một trường tư thục ở quận Tân Phú (TP.HCM). Anh Minh kể cứ ra quán nước cạnh cổng trường là nghe học sinh chửi thề, văng tục. Đặc biệt là khi các em tụ tập ăn uống thì việc này càng nhiều hơn.
“Trong lớp thì hạn chế nhưng trong trường và trên mạng thì tôi thường xuyên nghe học sinh nói tục chửi thề” – đây là nhận xét của thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM).
Phản ứng của anh Du khi nghe học sinh chửi thề trong lớp là nhắc nhở, còn khi các em nói chuyện riêng với nhau thì… thôi.
Trong một buổi hội thảo với chủ đề “Học sinh thành phố với văn hóa ứng xử học đường” diễn ra tại TP.HCM, chính các học sinh đã thẳng thắn thừa nhận việc sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa của học sinh diễn ra hằng ngày trong lớp và trong trường học.
Các học sinh cứ giao tiếp với nhau là sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa. Có học sinh vừa bước ra khỏi cổng trường, bước vào quán nước là giao tiếp với nhau bằng những từ ngữ thiếu văn hóa. “Có những bạn không kiểm soát được lời nói của mình. Mở miệng ra là nói tục. Nói mười câu thì đến sáu bảy câu có từ nói tục” – một học sinh nêu thực trạng.
Nhà trường bất lực?
Dù vậy, không phải đến bây giờ việc chỉnh đốn ngôn ngữ của học sinh mới được các nhà trường lưu tâm.
Sổ tay sinh hoạt năm học 2015-2016 phát cho học sinh của Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình) ngoài nội quy về trường lớp quen thuộc còn có nội dung “Những điều cần lưu ý khi lên Facebook”. Trong đó, ngay lưu ý số 1 là: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt…
Nội quy của 1 trường học ở TP.HCM
Cách đây 2 năm, Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) triển khai một số yêu cầu nghiêm khắc đối với học sinh khi sử dụng Facebook, trong đó cũng có yêu cầu “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy”.Trước đó, từ đầu năm 2013, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) ban hành “Những điều cấm kỵ khi lên Facebook”. Theo đó, học sinh không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả bằng những từ viết tắt, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt; không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai, và chỉ “like” khi đã đọc kỹ nội dung.
Trong 10 điều của Nội quy học sinh Trường TH-THCS-THPT Nam Việt (TP.HCM) có Điều 7 cấm học sinh không nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích; Không chọc ghẹo, gây sự đánh nhau trong trường và ngoài phố…
Thận chí, có giáo viên đã từng dùng biện pháp mạnh đến mức phản cảm để trừng phạt học sinh nói bậy. Sự việc xảy ra cuối năm 2016 ở Trường Tiểu học Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội). Cho rằng một học sinh lớp 4 chửi bậy, cô giáo chủ nhiệm đã cho hơn 40 bạn trong lớp tát vào miệng em này…
Nội quy của trường THPT Đông Sơn (Thanh Hóa)
Video đang HOT
Tất cả các trường học đều có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề, chửi bậy, nhưng nhìn chung, tình trạng học sinh nói tục chửi thề, như một giáo viên thừa nhận, càng ngày càng trầm trọng.
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du nhìn nhận nguyên nhân là do ảnh hưởng từ bạn bè, gia đình và xã hội.
“Trong các trường học dù đã có nội quy cấm nói tục, chửi thề nhưng nó chỉ là biện pháp nhất thời” – anh Du nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Khả, hiệu trưởng một trường phổ thông ở quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết nhà trường cấm học sinh không được nói tục, chửi thề trong trường, ngoài trường và ngay cả trên mạng xã hội.
Khi nghe được em nào nói tục, chửi thề, quy trình xử lý của trường sẽ là: Lần 1 -nhắc nhở; Lần 2 – mời phụ huynh lên làm việc. Nếu nhiều lần mà không thay đổi sẽ trả về gia đình tự giáo dục cùng với địa phương. Nếu năm sau học sinh thay đổi thì nhà trường sẽ nhận vào học lại.
Nhưng dù đưa ra mức kỷ luật rất nghiêm khắc nhưng ông Khả thừa nhận vẫn không thể cấm được học sinh nói bậy.
Nhiều em đến trường không nói tục, chửi thề nhưng chỉ cần ra khỏi cổng trường là các em sẵn sàng văng ra những từ ngữ khó nghe. Nhiều học sinh còn lên mạng xã hội lập tài khoản ảo rồi tham gia vào các nhóm chửi tục. Hoặc khi trao đổi, nhắn tin cho nhau các em cũng sẵn sàng viết những từ ngữ rất tục tĩu.
“Chúng tôi đã làm rất nghiêm, cấm đoán có, xử phạt có nhưng vẫn không xuể vì chỉ quản lý được trong trường, còn bên ngoài nhà trường là những mối quan hệ xã hội khác của các em. Hơn nữa, hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em có đầy đủ phương tiện như điện thoại, máy tính… để sẵn sàng chửi bậy ở bất kỳ nơi nào, giờ nào” – ông Khả nói.
Giữ hay bỏ cách phạt học sinh bằng đình chỉ học?
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh thay thông tư 08 năm 1988. Lần đầu tiên sau 30 năm không còn buộc thôi học và bỏ cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Đây là điều được dư luận ủng hộ.
Minh họa: TẤN ĐẠT
Tuy nhiên, thông tư vẫn còn duy trì việc đình chỉ học không quá hai tuần với các em. Nhiều ý kiến cho rằng đó là việc không nên.
"Thầy cứ đuổi học em đi"
"Thời nay trong quá trình giáo dục nếu nhà trường kỷ luật học sinh theo kiểu phạt cho bõ ghét, phạt cho học sinh sợ... thì rất dễ nhận được hậu quả thất bại. Bởi trên thực tế học sinh không sợ mà còn tỏ ra ương bướng hơn, khó giáo dục hơn" - thầy N.V.T., giáo viên kinh nghiệm hơn 15 năm làm quản nhiệm tại một trường tiểu học - THCS - THPT tư thục ở TP.HCM, nói.
Thầy T. kể: "Cách đây ba năm, trường tôi có một học sinh lớp 10. Em luôn tỏ thái độ bất cần với mọi người chung quanh. Em chuyển qua trường tôi vào cuối học kỳ I năm lớp 10. Mẹ em cho biết trước đó em đã bị đuổi học hai lần ở hai trường khác.
Khi qua trường tôi, em thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường và đỉnh điểm là em đã gây sự rồi đánh bạn cùng lớp. Khi tôi hỏi em có biết lỗi như vậy bị kỷ luật như thế nào không, em trả lời: Bị đuổi học 1 năm phải không thầy? Thầy cứ đuổi học em đi. Nếu thầy đuổi học em, em cám ơn thầy nhiều lắm".
Theo thầy T.: "Nói chuyện với em, tôi được biết em bất mãn với ba mẹ. Em nói nhà em bề ngoài tỏ ra hạnh phúc vậy chứ đằng sau cả hai người đều có bồ nhí, có ai yêu thương em đâu". Sau đó, thầy T. đề xuất ban giám hiệu không đuổi học em: "Tôi cho rằng buộc thôi học đối với học sinh chỉ đưa ra khi nhà trường chấp nhận thất bại, không thể giáo dục học sinh được nữa.
Trên thực tế nhiều học sinh chưa ngoan luôn mong được đuổi học. Như thế các em không phải đến trường, tuân theo những quy định, nề nếp. Bị đuổi học các em được ở nhà. Phụ huynh của các em này đa số bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến con cái nên các em được thoải mái đi đua xe, tụ tập chơi bời...".
Thầy T. đúc kết: "Vì vậy kỷ luật tạm đình chỉ học tập tối đa hai tuần như dự thảo là không có tác dụng, thậm chí tác dụng ngược. Rất có thể sau hai tuần bị đình chỉ học tập, học sinh sẽ không quay lại trường nữa mà nghỉ học luôn".
TS Nguyễn Tùng Lâm, chu tich hoi đong giao duc cua Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), dẫn học sinh đi thăm Văn miếu - Quốc tử giám tháng 4-2020. Ông Lâm thành lập trường này năm 1989 để "tiếp nhận học sinh bị đuổi học theo thông tư 08" - Ảnh: Website nhà trường
Không phù hợp và không hiệu quả
Tương tự, thầy Trần Tuấn Anh - giáo viên Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM - đưa ra ý kiến: "Hiện nay kỷ luật tạm đình chỉ học tập của học sinh theo tôi không còn phù hợp và không hiệu quả. Việc đuổi học học sinh dù 1 ngày, 2 ngày trước tiên gây thiệt thòi cho các em. Đi học là quyền của mọi trẻ em. Học sinh không được đi học sẽ bị mất bài và sau đó rất khó bù bài trong điều kiện các giáo viên bộ môn quá bận rộn, ý thức tự học của học sinh không cao".
Ngoài ra, theo thầy Tuấn Anh: "Mục đích kỷ luật học sinh là để các em thấy hối lỗi, hiểu rằng mình làm sai sẽ bị phạt. Nhưng thời nay học sinh không sợ bị đuổi học nên nếu trường đình chỉ học khiến cho em mừng vui vì không phải đi học.
Thêm nữa, trong khoảng thời gian bị đình chỉ học tập thì ai sẽ quản học sinh? Trong hai tuần học sinh không được đến trường mà ở nhà thì cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với các gia đình không có thời gian quan tâm đến con cái. Trong trường hợp này, có khi sau hai tuần bị đình chỉ học tập, học sinh sẽ không quay lại trường nữa".
Thầy Bùi Gia Hiếu - hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt TP.HCM - cũng nêu ý kiến: "Tôi hiểu hình thức kỷ luật tạm đình chỉ học tập tối đa hai tuần như dự thảo tức là học sinh có lỗi thì sẽ tạm dừng việc học để làm rõ những vi phạm của mình.
Tuy nhiên, các em không được ở nhà mà phải đến trường nói chuyện với giáo viên, giám thị, đồng thời thực hiện các hình phạt do nhà trường đưa ra như quét dọn, vệ sinh trường lớp... Chứ nếu đình chỉ học tập mà trả học sinh về cho địa phương hay phụ huynh quản lý thì sẽ không hiệu quả".
Đô hoa: TUÂN ANH
Đình chỉ là một hình phạt nặng
Theo quan điểm của thầy Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), trong các trường hợp cụ thể, có thể sẽ phải tạm đình chỉ học tập tại lớp của học sinh. Nhưng việc này chỉ có ý nghĩa giáo dục nếu nhà trường và trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm phải rõ trách nhiệm của mình tiếp tục theo sát học sinh, chứ không phải "đình chỉ" là buông bỏ, giao về cho gia đình.
Tuy nhiên, việc giáo dục chỉ hiệu quả khi có thể biến việc kỷ luật của nhà trường thành tự kỷ luật của học sinh. Có nghĩa học sinh phải tự giác, phải thực tâm nhận ra khuyết điểm, muốn thay đổi. Để làm được điều đó, phải có hàng loạt giải pháp để nắm được nguyên nhân phạm lỗi, hoàn cảnh gia đình học sinh, thậm chí có các can thiệp điều trị về tâm lý cho học sinh.
Nói vậy xem ra rất dễ nhưng trên thực tế không phải trường nào cũng làm được. Khi đình chỉ học sinh, việc giám sát các em, ở nhà lẫn trường, đều khó thực hiện trong thời buổi hiện nay.
Dự thảo thông tư cho rằng việc tạm đình chỉ có thể các em không rời trường mà vẫn đến trường và nhà trường cùng thầy cô giáo "giáo dục riêng", nhưng thực tế khi đã tạm đình chỉ và tách học sinh ra khỏi lớp, theo nhiều thầy cô giáo, đó đã là một hình phạt nặng.
"Phạt để học sinh thay đổi"
Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) có nhiều năm áp dụng hình thức "phạt bằng lao động", trong đó mức kỷ luật nghiêm khắc nhất là "lao động trong hè". Học sinh phải lao động trong hè thường được thông báo kế hoạch trước trên cơ sở trao đổi, thống nhất với cha mẹ học sinh.
Theo thầy Hà Xuân Nhâm - hiệu trưởng, nhiều học sinh phạm lỗi sau khi được "giao nhiệm vụ lao động" lại bày tỏ thái độ tích cực vì các em nhận ra mình phải "trả giá" cho việc làm sai lầm và các hình thức phạt bằng lao động như chăm sóc cây, xếp lại sách trong thư viện khiến học sinh không bị áp lực, có thay đổi tích cực trong cả nhận thức và tình cảm...
Chấm dứt khen thưởng, xử phạt tràn lan
Thông tư 08 năm 1988 quy định khen thưởng như sau:
1. Khen trước lớp: Riêng đối với học sinh các lớp cấp I, ngoài hình thức khen trước lớp còn hai hình thức khen thưởng sau đây: Thưởng phiếu khen và Ghi tên vào bảng danh dự của lớp.
2. Khen trước toàn trường.
3. Danh hiệu "học sinh khá".
4. Danh hiệu "học sinh giỏi".
5. Ghi tên vào bảng danh dự của trường.
6. Danh hiệu học sinh xuất sắc.
7. Được khen thưởng đặc biệt.
Dự thảo chỉ để tuyên dương trước lớp, tuyên dương trước toàn trường, tặng giấy khen. Và các hình thức tuyên dương, khen thưởng khác phù hợp với mục đích và nguyên tắc khen thưởng học sinh.
Kỷ luật không phải để trừng phạt
Học sinh lớp 12 niên khóa 2017 - 2020 của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) trong lễ tri ân trưởng thành - Ảnh: Website nhà trường
Ông Bùi Văn Linh - vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ GD-ĐT - trao đổi với Tuổi Trẻ sau khi có dự thảo thông tư quy định về khen thưởng, kỷ luật học sinh.
Ông Bùi Văn Linh nói:
- Kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ. Nhưng thực tiễn diễn ra trong các trường cho thấy quy định về kỷ luật học sinh vẫn cần nghiêm khắc và phù hợp với thực tiễn. Theo quan điểm của ban soạn thảo thông tư lần này, kỷ luật học sinh không phải để trừng phạt mà để giáo dục.
Trong dự thảo thông tư không đặt ra các mức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ học tập với học sinh tiểu học mà chỉ áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh điều chỉnh hành vi, tiến bộ. Còn đối với học sinh THCS trở lên, việc áp dụng các hình thức kỷ luật cũng nhằm giáo dục các em biết chịu trách nhiệm về hành vi mình gây nên và có các giải pháp giúp đỡ để học sinh thay đổi.
* Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT đã bỏ mức kỷ luật "đuổi học" thì cũng nên xóa bỏ mức "tạm đình chỉ học tập" trong dự thảo. Vì dù chỉ đình chỉ tối đa hai tuần nhưng việc này không có ý nghĩa giáo dục. Ông có chia sẻ gì thêm về ý kiến này?
- Trên thực tế có rất nhiều tình huống, mức độ phạm lỗi của học sinh, trong đó có những vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa tới mức phải xử lý hình sự theo quy định pháp luật. Vì thế, ban soạn thảo khi xây dựng quy định phải đưa ra các mức kỷ luật tăng nặng dần để có cơ sở cho các nhà trường thực hiện. Tôi thấy rằng không thể bỏ quy định "tạm đình chỉ học tập".
Tuy nhiên, khác với mức kỷ luật "đuổi học", giao học sinh cho gia đình và địa phương quản lý ở thông tư cũ, dự thảo thông tư mới quy định mức "tạm đình chỉ học tập để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng". Có nghĩa nhà trường không chối bỏ trách nhiệm, đẩy học sinh ra ngoài trường mà trong thời gian tạm đình chỉ học tập, nhà trường, thầy cô giáo và gia đình sẽ cùng hỗ trợ học sinh lập kế hoạch giáo dục riêng, giám sát học sinh thực hiện. Học sinh vẫn đến trường, nhưng để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đó.
Trong kế hoạch giáo dục riêng đối với đối tượng học sinh phải "tạm đình chỉ học tập", có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực như tham gia các hình thức lao động phù hợp, hoàn thành các nhiệm vụ trong phạm vi nhà trường, tham gia các hoạt động, công việc có ý nghĩa cộng đồng. Đây chính là quá trình kỷ luật nhưng cũng để giáo dục học sinh.
* Nhưng việc học sinh bị "tạm đình chỉ" có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, quyền lợi chính đáng của học sinh, việc này có được ban soạn thảo tính đến không?
- Trong quá trình soạn thảo, chúng tôi phải tham vấn các chuyên viên của Vụ tiểu học, Vụ trung học, nghiên cứu các quy định khác để đảm bảo tính nhất quán và đặc biệt là bảo vệ quyền học tập của học sinh.
Cụ thể ở quy định "tạm đình chỉ học tập", chúng tôi đã phải cân nhắc các quy định trong điều lệ trường trung học để đảm bảo thời gian tạm đình chỉ học tập không vượt quá số ngày tối đa học sinh được phép nghỉ trong một năm học. Vì nếu vượt quá, học sinh sẽ không đủ điều kiện lên lớp. Việc này cũng phải tính toán để khoảng thời gian học sinh thực hiện mức kỷ luật không quá dài, đủ cho học sinh có thể theo kịp chương trình.
* Nếu học sinh bị vi phạm vẫn không tiến bộ với các biện pháp kỷ luật tích cực, thậm chí tái phạm lỗi thì phải có biện pháp gì?
- Các trường hợp đặc biệt cần thiết có thể gia hạn, nhưng trong một lần thực hiện mức kỷ luật không quá hai tuần. Thời gian học sinh chịu mức kỷ luật tạm đình chỉ không vượt quá so với thời gian học sinh được nghỉ trong năm học.
* Như vậy, kể cả mức "tạm đình chỉ học tập" ông cho rằng cũng là hình thức kỷ luật tích cực?
- Đúng như thế. Nếu trước đây các mức kỷ luật học sinh máy móc, mang tính hành chính thì ở dự thảo, bất cập đó được khắc phục.
VĨNH HÀ thực hiện
Nữ sinh THPT Võ Thị Sáu rạng rỡ trong ngày khai giảng đặc biệt nhất, háo hức gặp lại bạn bè Sáng 5/9, học sinh TP.HCM dự lễ khai giảng. Năm nay, lễ khai giảng diễn ra với thời lượng ngắn, hạn chế các hoạt động không cần thiết. Dù vậy, ngày đầu tiên của năm học mới, học sinh không giấu được niềm phấn khích và hào hứng khi được gặp lại bạn bè. Tại trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM), các bạn...