Nhà sản xuất smartphone gập đầu tiên trên thế giới sắp phá sản
Royole được cho là đã không thể trả lương trong sáu tháng qua, đang ở trong “thời kỳ đen tối nhất”.
Royole Corp, được biết đến là nhà sản xuất smartphone có thể gập lại để bán ra thương mại đầu tiên trên thế giới, đang đứng trước bờ vực sụp đổ tài chính.
Công ty đã không thể trả lương cho nhân viên trong 6 tháng qua do thiếu tiền mặt, theo một báo cáo trên kênh truyền thông địa phương. Thông tin này phù hợp với các báo cáo trước đó, rằng công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này đã phải chịu một cuộc khủng hoảng tài chính sau khi không thể hoàn thành đợt IPO trị giá 22 tỷ USD tại Thượng Hải vào đầu năm 2021.
Một cựu giám đốc điều hành của công ty, người muốn giấu tên, tiết lộ rằng công ty đã gặp khó khăn về tài chính kể từ khi kế hoạch IPO thất bại.
Một bức ảnh chụp màn hình đã lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc cho thấy bộ phận tài chính của Royole đã gửi email cho tất cả nhân viên vào tháng 2 vừa qua để thông báo rằng công ty đang nghiên cứu nguồn vốn mới và một số khoản tài chính đã bị trì hoãn.
Đại diện công ty đã không trả lời bất kỳ yêu cầu bình luận nào.
Video đang HOT
Smartphone gập FlexPai của Royole.
Mặc dù việc các công ty khởi nghiệp phất lên rồi sụp đổ nhanh chóng không quá mới lạ, nhưng cuộc khủng hoảng của Royole được cho là điều đáng ngạc nhiên bởi sự hào nhoáng đã bao quanh công ty này trong những ngày đầu thành lập.
Người sáng lập của nó Liu Zihong, có bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford và dự án kinh doanh của ông đã nhận được sự ủng hộ từ một danh sách dài các nhà đầu tư tên tuổi, bao gồm IDG Capital, Green Pine Capital Partners và Shenzhen Capital Group.
Công nghệ màn hình linh hoạt của nó đã được quảng cáo là đi đầu trong lĩnh vực này và chiếc smartphone có thể gập lại đầu tiên của hãng, FlexPai, đã được ra mắt vào năm 2018.
Đồng sáng lập kiêm CEO của Royole, Liu Zihong, giới thiệu chiếc điện thoại có thể gập lại trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh năm 2018.
Nhưng sản phẩm này không mang lại thành công và theo dữ liệu tài chính mới nhất, công ty đã lỗ 151 triệu USD trong nửa đầu năm 2020, sau khi lỗ 172 triệu USD vào năm 2019 và lỗ 125 triệu USD trong năm 2018.
Royole đã nộp đơn đăng ký niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào đêm giao thừa năm 2020, nhưng nó đã rút lại đơn đăng ký một tháng sau đó bởi vấn đề về cơ cấu sở hữu.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 21/12/2021, người sáng lập Liu đã viết rằng “trong thời khắc đen tối nhất, không có ích gì khi mong đợi ai đó đưa than vào một ngày tuyết rơi; điều duy nhất có thể làm là tiếp tục bước đi”.
Honor vừa mới bứt phá tại Trung Quốc: Thị phần đứng thứ 2 chỉ sau Apple, tăng trưởng 253% so với năm ngoái
Honor đã xuất sắc vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần trong quý 4/2021, vượt mặt cả vivo và OPPO tại thị trường nội địa.
Công ty nghiên cứu thị trường IDC mới đây đã tung ra báo cáo thị trường di động của quý tài chính thứ 4 trong năm 2021, tính riêng tại quốc gia tỷ dân Trung Quốc. Đúng như các dự đoán ban đầu, Apple vẫn đứng ở vị trí số 1 với 20.6% thị phần, số còn lại thuộc về các nhà sản xuất Trung Quốc.
Đáng chú ý, trong số các nhà sản xuất smartphone phổ biến nhất tại Trung Quốc, có một cái tên đã vươn lên dẫn đầu thị phần, đó là Honor.
Theo IDC, ngoài Apple ở vị trí số 1, thị phần smartphone còn lại tại Trung Quốc thuộc về 4 thương hiệu lần lượt là Honor, vivo, OPPO và Xiaomi. Trong đó Honor là thương hiệu smartphone nội địa phổ biến nhất với 17% thị phần, sản lượng smartphone bán ra trong quý 4/2021 đạt 14.2 triệu máy và tăng trưởng 253.4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không tính Apple, Honor hiện đang là nhà sản xuất smartphone số một tại Trung Quốc
Trước đó, các số liệu thống kê cũng cho thấy Honor đạt mức tăng trưởng ấn tượng qua từng quý. Mức tăng trưởng mạnh được cho là tới từ các sản phẩm mới có sức hấp dẫn với người dùng Trung Quốc như Honor 60 series, Honor X30 và mới đây nhất là Honor Magic V.
Sau khoảng thời gian nửa đầu năm điều chỉnh các chiến lược kinh doanh, Honor đã đạt được những kết quả rõ rệt. Nhà sản xuất này hiện đang có kế hoạch tập trung vào thị trường từ tầm trung tới cao cấp. Dòng sản phẩm phổ biến nhất của Honor là Honor 50 series cũng đã giúp Honor có sự tăng trưởng vượt bậc về thị phần.
Ở thời điểm hiện tại, Honor đã không còn phụ thuộc vào Huawei. Các dòng smartphone của Honor đều có thể sử dụng các dịch vụ của Google cũng như trang bị các con chip Qualcomm mới nhất, mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng hỗ trợ 5G. Ngoài ra, Honor cũng đang có những tiến triển nhất định trong việc lấy lại thị phần quốc tế đã mất trong khoảng thời gian còn phụ thuộc vào Huawei.
Sự thật đằng sau Bphone A40, A50, A60: Chỉ là một chiếc điện thoại nhưng được thay đổi RAM và ROM Một chiến lược mà hiếm có nhà sản xuất smartphone nào khác trên thế giới áp dụng. Trong tháng 12 này, BKAV sẽ mở bán loạt ba chiếc Bphone mới gồm Bphone A40, A50 và A60. Những mẫu Bphone này thuộc phân khúc giá rẻ và tầm trung. Mới đây, BKAV đã mở chương trình "đặt móng" cho ba mẫu Bphone này. Yêu...