Nhà phát triển game thích Mobile hơn PC, Console?
Làm game mobile dễ dàng hơn nhiều
Không thể phủ nhận chuyện làm game mobile đơn giản hơn nhiều quá trình phát triển một tựa game PC, Console chất lượng. Thông thường, dự án game trên các hệ máy lớn đòi hỏi nhà phát triển phải huy động đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm, người viết kịch bản cho tới chuyên viên đồ họa, âm thanh, tester… Kế hoạch phải tiến hành trong thời gian dài, từ vài tháng cho đến nhiều năm với kinh phí đầu tư không hề nhỏ.
Trong khi đó, một tựa game mobile được đánh giá hấp dẫn đôi khi chỉ do một nhóm nhỏ các lập trình viên tạo ra. Tất nhiên, mỗi người sẽ phải kiêm nhiệm nhiều công đoạn nhưng điều đó hoàn toàn chấp nhận được vì game mobile không có những yêu cầu khắt khe như các thể loại ở hệ máy PC, Console.
Người chơi hẳn còn nhớ Doodle Jump, tựa game iPhone đã mang lại lợi nhuận gần 4 triệu USD cho nhà phát hành. Nhưng bạn sẽ còn bất ngờ hơn nếu biết dự án game này hầu như chỉ do 2 lập trình viên trẻ đạo diễn từ khâu ý tưởng đến thiết kế và hoàn thiện.
Thị trường Grassroots quá phát triển
Công bằng mà nói, cả PC và Console đều chưa tạo ra được những thị trường chung, sân chơi tập trung cho các nhà phát triển game và ứng dụng. Tất cả vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy lo, tự tìm khách hàng, tự tìm thị trường và phát giá sản phẩm chẳng theo một quy chuẩn nào cả.
Mọi chuyện với game mobile hoàn toàn khác, dù có nhiều nền tảng hệ điều hành cùng song song tồn tại trên thị trường nhưng ở mỗi lựa chọn, nhà phát triển đều tìm thấy những chợ game tập trung như Apple AppStore, Android Market, BlackBerry Apps World, Ovi Store, Palm App Catalop…
Các thị trường Grassroots như vậy chào đón mọi đối tác, có cả các đại gia cỡ EA Mobile, Glu, Gameloft nhưng cũng không thiếu những cái tên lần đần tiên gia nhập cuộc chơi.
Với luật lệ rõ ràng như mức giá sàn, giá trần, khâu đánh giá kiểm duyệt nội dung… nhà phát triển dù nhỏ vẫn có thể tự tin đứng vững nếu mình thật sự có thực lực, không lo vấp phải sự chèn ép từ các đối thủ lớn. Việc tìm kiếm khách hàng cũng không quá khó khăn, AppStore, Android Market… luôn là nơi được gõ cửa đầu tiên nếu khách hàng muốn tìm game giải trí.
Video đang HOT
Cách thức phân phối sản phẩm linh hoạt
Bàn toán phân phối sản phẩm đến tay người dùng thường khiến các nhà phát hành game PC, Console đau đầu. Riêng với Mobile, mọi thứ tưởng chừng như không còn gì đơn giản hơn. Nhà phát triển chẳng thiếu chiêu thức để đưa game đến máy di động người chơi, đồng thời thu lại tiền một cách nhanh gọn.
Sâu xa của vấn đề nằm ở kích cỡ dung lượng game trên các nền tảng có sự khác biệt lớn. Game mobile nhỏ nhẹ bao nhiêu thì game Xbox, PS3, PC, Nintendo Wii… nặng nề, to lớn bấy nhiêu. Nhà phát hành không còn cách nào khác ngoài giải pháp đóng gói trò chơi theo dạng đĩa DVD, CDR để bán cho game thủ. Ngược lại, game mobile có thể download trực tiếp từ máy di động hoặc máy tính (rồi tải vào di động) cực kỳ thuận tiện.
Trong chuyện thanh toán giữa nhà phát triển và khách hàng cũng có đủ hình thức tiến hành, từ thanh toán bằng tài khoản trên chợ ứng dụng đến việc trả tiền qua tin nhắn dịch vụ SMS…
Theo gamek
Hai "thầy" Paul cùng hành nghề trên iPhone?
Sau thành công rực rỡ tại World Cup 2010, "thầy" Paul lại có dịp thể hiện tài tiên tri với cộng đồng iPhone. Điều thú vị là, có tới 2 "thầy" Paul xuất hiện gần như cùng lúc.
World Cup 2010 đã kết thúc song các hiệu ứng ngoài lề vẫn còn tác động mạnh mẽ đến đời sống của người hâm mộ. Đáng chú ý nhất là chú bạch tuộc Paul - nhà tiên tri có khả năng dự đoán chính xác 100%. Nhiều nơi sẵn sàng trải thảm đỏ để Paul ghé thăm, thậm chí Thủ tướng Tây Ban Nha còn có ý định mua lại chú bạch tuộc này. Nhưng giờ đây, Paul đã trở thành báu vật. Nếu bạn chưa đủ tiền để sang Đức tham quan, có thể tải ngay hai ứng dụng thú vị về chú bạch tuộc này!
Có tới 2 "thầy" Paul trên iPhone. Biết chọn "thầy" nào?
Ask the Paul Oracle
Ask the Paul Oracle là tựa game iPhone khai thác khả năng "tiên tri" của Paul. Nét thú vị là nếu trong World Cup, thầy Paul chỉ chuyên về bóng đá thì trong game này, thầy sẽ mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực của đời sống.
Cách chơi khá đơn giản. Bạn có hai hộp thức ăn và hãy viết tên hai chủ đề mà bạn đang đắn đo vào những chiếc hộp đó. Chẳng hạn, bạn đang băn khoăn không biết nên đi xem phim hay xem kịch, hãy viết "PHIM" và "KỊCH" vào 2 chiếc hộp. Tương tự, bạn có thể tạo ra vô số cặp lựa chọn: PIZZA hay HAMBUGER, BÓNG RỔ hay BÓNG ĐÁ, MỸ LINH hay THANH LAM... Hãy yên tâm, thầy Paul là nhà thông thái có thể "hiểu" được mọi thứ tiếng!
Sau khi đã chắc chắn với 2 lựa chọn, đến lượt thầy Paul "trổ tài". Tùy trường hợp, thầy sẽ đưa ra quyết định nhanh hay chậm. Thời gian lựa chọn là ngẫu nhiên và không có bất cứ sự ưu tiên nào (trên thực tế bạch tuộc Paul thường chọn bên phải). Nếu chưa hài lòng, bạn có thể chơi lại!
Dẫu biết trò chơi chỉ mang tính giải trí và những phán đoán của Paul chỉ là "Gia Cát Dự", nhiều người vẫn thích thú với ứng dụng này. Hiện Ask the Paul Oracle đang được bán trên AppStore với mức giá 0.99$ (tương đương 19.000 VNĐ).
Tên game: Ask the Paul Oracle
Nhà phát triển: uTouch Labs
Nhà phát hành: George Baladi
Thể loại: Phổ thông
Ngày phát hành: 14/7/2010
Nền tảng: iPhone - iPod Touch - iPad
Dung lượng: 2.6 MB
iPaul... The Octopus
Vẫn là chủ đề tài tiên tri của "thánh" Paul, iPaul... The Octopus có một cách tiếp cận khác. Trong game, thầy Paul sẽ chỉ trả lời các câu hỏi dạng "Yes - No". Vì thế, hãy đặt câu hỏi khéo léo để đạt được mục đích của mình.
Ví dụ, bạn đang muốn cầu hôn một cô gái. Có thể đặt lần lượt các câu hỏi: "Thưa thầy, hôm nay là ngày đẹp trời phải không ạ?", tiếp sau là "Con ăn mặc có đẹp không?", "Lời cầu hôn của con sẽ được chấp nhận chứ?", "Cô ấy sẽ đồng ý phải không thầy?"...
Với trí tưởng tượng phong phú, bạn có thể nghĩ ra hàng trăm câu hỏi oái oăm và gây cười. Một điểm khác biệt là để mời được thầy, trước bạn phải lắc iPhone đánh thức cho bọt nước nổi lên. Lúc này thầy Paul mới xuất hiện. Và chờ đến khi thầy cho phép thì mới được "lễ phép" đặt câu hỏi.
Game có âm thanh trong trẻo, cảnh nền sống động với rặng san hô và những đàn cá bơi lội. Hiện iPaul... The Octopus đang được bán với mức giá 1.99$ (tương đương 38.000 VNĐ).
Tên game: iPaul... The Octopus
Nhà phát triển: WebTechies
Nhà phát hành: Tarun Chauhan
Thể loại: Giải đố
Ngày phát hành: 16/7/2010
Nền tảng: iPhone - iPad
Dung lượng: 7.5 MB
Theo gamek
Những tựa game "gây shock" trong lịch sử Ai cũng biết mọi người tìm đến trò chơi điện tử bởi vì họ muốn giải tỏa căng thẳng từ áp lực đời sống hàng ngày. Tuy nhiên có một số game lại gây phẫn nộ cho người chơi thay vì đem lại sự giải trí. Sau đây là danh sách những trò chơi như vậy. Custer's Revenge (1982) Chỉ có thể mô...