Nhà máy tìm cách giữ lao động
Sớm công bố kế hoạch tái sản xuất, phủ vaccine, thưởng tiền, cho ứng trước lương khi công nhân quay lại làm việc… là những cách giúp nhà máy giữ lao động.
Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công ở Khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Phú) có 4.400 lao động. Ngày 4/10, nhà máy bắt đầu hoạt động theo trạng thái “bình thường mới”, có hơn 3.800 nhân sự (chiếm hơn 85% lao động) đăng ký quay lại làm việc. Số còn lại không đăng ký do đang nghỉ thai sản hoặc chưa đủ điều kiện để cấp thẻ xanh Covid.
Công nhân dệt của nhà máy Thành Công quay sản xuất, ngày 4/10. Ảnh: An Phương
“Trừ các trường hợp về quê sinh con từ trước khi dịch bùng phát, số còn lại đều đang ở thành phố để đi làm”, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự công ty nói và cho biết có được kết quả trên do từ khi thành phố yêu cầu doanh nghiệp “vừa sản xuất, vừa cách ly”, công ty đã công bố các chính sách về lương, thưởng, cam kết sớm ổn định việc làm cho người lao động an tâm ở lại.
Theo ông Tuấn, từ giữa tháng 7, nhà máy tổ chức sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ”, gần 2.600 lao động tạm thời nghỉ việc vẫn được nhận lương tối thiểu vùng trong 14 ngày đầu. Sau đó công ty tạo mọi điều kiện làm thủ tục để họ nhận hỗ trợ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ. Công ty cũng giúp các trường hợp khó khăn, nuôi con nhỏ, thai sản, nhiễm Covid-19…
Ngoài đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho lao động, khi nhà máy hoạt động bình thường trở lại, công nhân đi làm được hỗ trợ tiền suốt thời gian nghỉ dịch, mỗi tháng một triệu đồng; ứng trước lương trang trải cuộc sống trong tuần làm việc đầu tiên. Đặc biệt khi thành phố công bố “mở cửa”, nhà máy lập tức gửi thông báo phương án tái sản xuất để công nhân chuẩn bị.
“Thay vì sắp xếp hành lý về quê, công nhân được thông báo chuẩn bị cài app đi lại trên điện thoại, kiểm tra thẻ xanh để trở lại nhà máy khi thành phố nới lỏng giãn cách”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Tương tự, 3 tháng đóng cửa nhà máy do dịch, Công ty TNHH Freetrend Việt Nam ở Khu chế xuất Linh Trung I (TP Thủ Đức) vẫn trả lương tối thiểu cho 21.000 lao động. Ông Liêu Quang Vinh, Chủ tịch công đoàn công ty cho hay, mỗi công nhân nhận hơn 4 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền tạm giúp lao động thuê trọ, mua thực phẩm cầm cự qua dịch. Khi thành phố cho phép hoạt động, nhà máy nhanh chóng gửi phương án sản xuất để lao động yên tâm ở lại.
Người lao động Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) quay trở lại nhà máy vào sáng 4/10. Ảnh: An Phương
Theo kế hoạch, ngày 11/10 nhà máy của Freetrend Việt Nam sẽ hoạt động trở lại, thời gian này bộ phận nhân sự rà soát danh sách lao động đạt tiêu chuẩn thẻ xanh Covid, hỗ trợ nhà trọ, lương thực, cam kết ổn định công việc… Những hỗ trợ này không để công nhân có ý định về quê mà sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Không chỉ Thành Công và Freetrend, nhiều doanh nghiệp ở TP HCM cũng có các chính sách giúp người lao động giảm bớt khó khăn trong thời gian đầu quay lại sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam cho hay nhiều nhà máy tặng gạo, thực phẩm để công nhân dùng trong ít nhất 10 ngày đầu; đảm bảo xét nghiệm, sàng lọc F0, y tế tại chỗ, giúp lao động điều trị nếu không may nhiễm bệnh. Nhờ hỗ trợ kịp thời các nhà máy thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam giữ được trung bình 70% công nhân ở lại thành phố, sẵn sàng quay lại sản xuất.
Phó chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM Phạm Chí Tâm cho rằng, nếu công nhân trở lại làm việc trong tháng 10, phải đến đầu tháng 11 họ mới được nhận lương. Do đó, việc các doanh nghiệp ứng lương trong những ngày đầu làm việc, hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực, thực phẩm để công nhân đảm bảo cuộc sống là rất cần thiết.
Hiện, công đoàn TP HCM triển khai 200.000 túi an sinh tổng trị giá 40 tỷ đồng giúp lao động khó khăn. Ông Tâm cũng đề nghị chính quyền địa phương, Bảo hiểm xã hội đẩy nhanh tiến độ chi các gói hỗ trợ để người lao động có thêm chi phí, an tâm ở lại thành phố.
Người lao động nhà máy Datalogic ở Khu công nghệ cao trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương
Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Lê Minh Tấn, thành phố đã chi hơn 12.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân. Hiện, các quận huyện đẩy nhanh việc chi gói hỗ trợ thứ 3 cho khoảng 7,3 triệu người với tổng kinh phí 7.300 tỷ đồng. Riêng nhóm công nhân làm việc ở nhà máy, các địa phương đang đẩy nhanh chi hỗ trợ theo Nghị quyết 09 và gói 26.000 tỷ đồng.
“Giúp đỡ tiền mặt chỉ là trước mắt, về lâu dài doanh nghiệp cần sớm hoạt động ổn định trở lại, người lao động có việc làm và thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Đây là cách giữ người lao động ở lại thành phố hiệu quả nhất”, ông Tấn nói.
Các nhà máy ở TP HCM đối mặt nguy cơ thiếu lao động khi rất nhiều người rời thành phố về quê sau ngày 30/9. Thống kê của thành phố, trước 1/10 các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn có hơn 288.000 lao động, nhưng hiện chỉ còn khoảng 135.000 lao động, giảm hơn 54%. Khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần bổ sung 43.000-57.000 lao động trong quý 3 để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi hoạt động trở lại.
Oxfam và 2 đại sứ quán New Zealand, Thụy Sĩ hỗ trợ 700 lao động ở TP.HCM
Khoảng 700 người lao động di cư gặp khó khăn tại TP.HCM nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng để trang trải cuộc sống, mua nhu yếu phẩm, thuốc men...
Nhiều bà con ở TP.HCM nhận hỗ trợ đợt 3 - Ảnh: VŨ THỦY
Ngày 5-10, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand và Đại sứ quán Thụy Sĩ công bố khoản viện trợ trị giá gần 1,3 tỉ đồng để hỗ trợ người lao động di cư gặp khó khăn tại TP.HCM.
Theo Oxfam, kết quả đánh giá tình hình lao động tháng 8-2021 cho thấy nhiều người lao động nhập cư phi chính thức đang phải đối mặt với vòng xoáy mưu sinh khi mất việc làm, thu nhập do giãn cách xã hội kéo dài nhưng chưa được hưởng hỗ trợ vì một số lý do.
Do vậy trong 3 tháng tới, hơn 700 lao động di cư gặp khó khăn và dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ tại các quận 4, 6, 9, 7, 11, 12 và Bình Thạnh sẽ nhận các suất hỗ trợ tiền mặt trị giá 1,5 triệu đồng.
Kế hoạch nêu rõ, Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) và Trung tâm Nghiên cứu công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC) sẽ phối hợp với các đoàn thể, chính quyền địa phương để trao tiền tận tay cho người lao động gặp khó khăn.
Ông Phạm Quang Tú, phó giám đốc quốc gia Oxfam tại Việt Nam, chia sẻ: "Hỗ trợ tiền mặt là hỗ trợ quan trọng và thực tế nhất để người dân có lựa chọn cho mình, đảm bảo tính linh hoạt. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu để xác định các ưu tiên hàng đầu trong việc hỗ trợ cộng đồng phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19".
Trong khi đó, bà Vanessa Di Giorgi - tùy viên ngoại giao (Đại sứ quán Thụy Sĩ) - cho hay: "Thụy Sĩ luôn sát cánh cùng Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19. Trước đó, Thụy Sĩ đã viện trợ cho Việt Nam số trang thiết bị y tế trị giá 5,5 triệu USD (khoảng 126 tỉ đồng). Hôm nay, Đại sứ quán Thụy Sĩ vui mừng thông báo khoản đóng góp nhân đạo nhằm hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương ở TP.HCM thông qua hợp tác với tổ chức Oxfam và SDRC".
"Sáng kiến thiết thực này sẽ góp phần giảm bớt những tác động của COVID-19 đối với người lao động và gia đình họ. Thông qua Quỹ Đại sứ New Zealand, chúng tôi đã hỗ trợ được hơn 3.000 phụ nữ trên khắp Việt Nam bị tác động bởi COVID-19 trong năm vừa qua", ông Joseph Mayhew - đại biện lâm thời Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam - cho biết.
Đồng Nai đang đưa thêm gần 20.000 lao động về quê Ngày 5-10, các lực lượng chức năng Đồng Nai phối hợp tổ chức đưa gần 20.000 lao động trên địa bàn về quê ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Tây bằng xe máy. Cảnh sát giao thông Đồng Nai dẫn đoàn đưa người dân về Lâm Đồng và các tỉnh miền Trung sáng 5-10 - Ảnh: A LỘC Ngay từ...