Nhà máy lọc dầu Trung Quốc bốc cháy ngùn ngụt, 2 người mất tích
2 công nhân đã bị thương nặng và 2 người khác mất tích sau một vụ nổ gây hỏa hoạn lớn tại nhà máy lọc dầu ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
Người dân quan sát vụ cháy từ xa.
Báo chí Trung Quốc đưa tin, hai bể dầu chứa nhiên liệu đã phát nổ liên tiếp vào khoảng 2h30 chiều 2/6 giờ địa phương tại nhà máy lọc dầu Đại Liên thuộc Tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc (CNPC), nhà cung cấp và sản xuất dầu khí lớn nhất nước này.
Vụ nổ tạo ra những đám khói đen kịt có thể được nhìn thấy từ cách xa nhà máy vài km.
Khói đen bốc lên từ nhà máy lọc dầu.
Video đang HOT
Theo Xinhua, các nguồn tin bệnh viện cho biết 2 công nhân bị thương đang trong tình trạng nguy kịch. Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.
Các bể chứa, được dùng để trữ nhựa đường và các nhiên liệu khác, đang được bảo dưỡng.
Gần 100 phương tiện chữa cháy và hơn 300 nhân viên cứu hỏa đã được điều động tới hiện trường. Vụ hỏa hoạn được khống chế vào lúc 4 giờ chiều.
Một bản đánh giá môi trường sơ bộ nói rằng vụ nổ không gây ảnh hưởng tới môi trường. Nhưng người dân sống gần đó không đồng tình với quan điểm này.
“Với khói đen dày đặc như thế, làm sao có thể nói nó không gây thiệt hại tới môi trường?”, Han Lin, một người sống gần nhà máy, nói.
Han cho biết thêm, cô rất lo lắng về sự an toàn vì các tai nạn xảy ra tại nhà máy hết lần này tới lần khác.
“Chúng tôi hi vọng có thể chuyển tới một nơi nào đó cách xa nhà máy”, Han nói.
Đây là vụ hỏa hoạn thứ 6 tại nhà máy Đại Liên trực thuộc CNPC chỉ trong 3 năm qua.
Theo Dantri
Bắc Kinh "ra tay", Triều Tiên thả tàu cá bị bắt cóc
Triều Tiên hôm nay 21/5 đã thả tàu cá Trung Quốc bị bắt cóc ở vùng biển giáp ranh giữa hai nước, người chủ tàu cho hay. Vụ việc cho thấy rạn nứt mới trong quan hệ giữa hai đồng minh vốn cũng không "yên ả" này.
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông, một số tàu Trung Quốc treo cờ Triều Tiên đã đánh bắt ở vùng biển của Hàn Quốc vào ngày 2/5 vừa qua.
Cố vấn Trung Quốc tại Triều Tiên Jiang Yaxian trước đó cho biết với báo chí rằng Triều Tiên đã "bắt giữ" tàu cá tư nhân ở ngoài khơi thành phố Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, trong vùng biển giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Báo chí Trung Quốc cũng dẫn lời chủ tàu cá, ông Yu Xuejun, cho hay Triều Tiên yêu cầu một khoản tiền chuộc gần 100.000 USD để thả tàu cùng thủy thủ đoàn 16 người.
Ông Yu cho biết với báo chí Trung Quốc rằng tàu bị bắt vào tối ngày 5/5 và ông đã nhờ tới sự giúp đỡ của giới chức Trung Quốc 5 ngày sau đó.
Căng thẳng Trung-Triều hiện đang tăng nhiệt, mặc dù Trung Quốc là đồng minh ủng hộ về kinh tế cũng như chính trị quan trọng nhất của Triều Tiên. Một số ngân hàng của Trung Quốc đã đóng băng tài khoản ở ngân hàng ngoại thương chính của Triều Tiên, trong bối cảnh Bắc Kinh giận dữ về chương trình vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.
Theo chủ tàu Yu, tàu của ông đã được thả vào sớm nay và họ không phải trả cho phía Triều Tiên bất kỳ khoản tiền nào. "Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phối hợp với họ vì vậy chúng tôi không biết chi tiết gì", ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngắn.
Vụ việc đã được thảo luận rộng rãi trên mạng Sina Weibo, mạng kiểu Twitter của Trung Quốc, với nhiều lời bình luận giận dữ nhằm vào Triều Tiên.
Trong bài xã luận đăng tải ngày hôm nay trước khi tin về việc thả tàu được công bố, tờ Thời Báo Hoàn cầu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc cho rằng Trung Quốc cần phải giảm viện trợ đối với Triều Tiên nếu họ tiếp tục hành xử như vậy.
"Nếu Triều Tiên tiếp tục "hư hỏng", Trung Quốc phải có hành động để thúc đẩy một phản ứng cứng rắn hơn", bài báo có đoạn. "Nếu không thể dạy Triều Tiên bằng lời, chúng ta phải làm cho họ hiểu".
Đây không phải là lần đầu tiên tàu trung Quốc bị Triều Tiên bắt giữ. Một năm trước, Triều Tiên cũng bắt giữ một số tàu và ngư dân Trung Quốc trong 2 tuần rồi sau đó mới thả họ.
Theo Dantri
Mỹ-Triều Tiên bí mật gặp gỡ vào tháng trước Theo hé lộ của một tờ báo Mỹ, một quan chức hàng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã gặp đại diện cấp cao của chính phủ Triều Tiên ở New York vào trung tuần tháng 3 vừa qua. Tạp chí Foreign Policy của Mỹ ngày 9/4 dẫn các nguồn tin ngoại giao tiết lộ, Clifford Hart, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao...