Nhà mạng Mỹ bắt đầu triển khai công nghệ chống 46 tỷ cuộc gọi rác
Ba nhà mạng lớn nhất Hoa Kỳ là AT&T, Verizon và T-Mobile đã bắt đầu triển khai công nghệ chống cuộc gọi rác theo yêu cầu của cơ quan quản lý nước này.
Thông báo hôm 30/6, nhà mạng T-Mobile cho biết, đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) trong việc sử dụng giao thức có tên gọi STIR/SHAKEN để chống cuộc gọi rác và lừa đảo.
Nhà mạng khác là Verizon cho biết, số điện thoại hiển thị trên máy giờ đây cũng chính là số thật của người gọi nhờ sử dụng giao thức STIR/SHAKEN. Cả hai nhà mạng đều thông báo đã triển khai vào cùng ngày 30/6, hạn chót mà FCC đặt ra cho các nhà mạng viễn thông trong việc áp dụng giao thức chống giả mạo STIR/SHAKEN.
Còn nhà mạng AT&T cũng đã áp dụng giao thức mới vào 29/6 cho tất cả các thuê bao mạng không dây 5G và LTE.
Điện thoại thông minh có thể hiển thị thông báo cuộc gọi rác, thậm chí là không đổ chuông khi có cuộc gọi rác nhờ kết hợp giao thức STIR/SHAKEN.
Giao thức STIR/SHAKEN dùng để ngăn chặn những kẻ lừa đảo và những cuộc gọi rác dùng số điện thoại giả mạo, buộc bất cứ ai cũng phải dùng danh tính thật. FCC kỳ vọng việc các nhà mạng triển khai giao thức mới sẽ giúp xóa bỏ tâm lý e sợ của người dùng với các cuộc gọi tự động.
Trong thông cáo báo chí cùng ngày, FCC thông tin, đã có 1.500 nhà cung cấp dịch vụ thoại tự động nộp đơn tham gia cơ sở dữ liệu cuộc gọi tự động và hơn 200 nhà cung cấp đã được xác thực.
Hạn chót của FCC đưa ra hôm thứ tư chỉ áp dụng cho các nhà mạng lớn, với các nhà mạng nhỏ dưới 100.000 thuê bao, thời hạn sẽ được kéo dài đến 30/6/2023 mặc dù cơ quan này đang xem xét rút ngắn thời hạn xuống.
Người Mỹ phải nhận hàng tỷ cuộc gọi tự động mỗi tháng, lên tới 46 tỷ cuộc gọi rác trong năm qua.
Video đang HOT
Các nhà mạng không tuân thủ yêu cầu của FCC có thể đối mặt với nhiều rắc rối trong thời gian tới. Từ 28/9, các nhà mạng sẽ phải ngừng cung cấp cuộc gọi cho các nhà cung cấp không có trong cơ sở dữ liệu cuộc gọi tự động của FCC.
Trong thông cáo báo chí của mình, T-Mobile cho biết, đã đạt độ phủ 98% tới các thuê bao, Verizon là 80% còn AT&T đã chặn hơn một tỷ cuộc gọi tự động trong một tháng.
Tất nhiên, STIR/SHAKEN không phải cây đũa thần trong công cuộc chống cuộc gọi rác như nó không phân biệt được các cuộc gọi quốc tế và các điện thoại ‘cục gạch’ không đáp ứng được yêu cầu hệ thống. Tuy nhiên, điều này vẫn sẽ phần nào giúp người Mỹ bớt phải nhận 46 tỷ cuộc gọi rác mỗi năm, theo YouMail.
'Dùng điện thoại nắp gập không có gì đáng tự hào'
Việc 5G ra đời và 4G ngày càng phổ biến, nhiều mẫu điện thoại sử dụng mạng 3G hoặc thấp hơn dần lỗi thời trong thế giới công nghệ hiện đại.
Nhiều năm qua, Mia Lipsit tìm mọi cách để không phải mua smartphone. Cô dùng máy tính bảng, nghe podcast bằng chiếc iPod cũ, liên lạc qua điện thoại nắp gập.
Nhưng vào tháng 10/2020, cư dân 50 tuổi tại New York nhận ra những ngày sống mà không cần smartphone của mình sắp kết thúc. Nhà mạng Verizon thông báo sẽ dừng cung cấp dịch vụ 3G vào đầu năm 2021.
"Đó là dấu chấm hết cho một kỷ nguyên", Lipsit nhận định. Sau thời gian dài chống lại sự thay đổi, giờ cô phải thỏa hiệp, chấp nhận mua iPhone 7 thay thế cho chiếc điện thoại 3G cũ.
Ảnh hưởng đến thế giới "cục gạch"
Kể từ khi 3G xuất hiện vào năm 2001, nhiều người nhanh chóng chuyển đổi sang mạng di động này. Đây là kết nối Internet đầu tiên giúp lướt web và phát video trên điện thoại di động. So với mạng 4G, nó chậm hơn 500 lần.
Sau hai thập kỷ tồn tại, tạo nền móng cho sự ra đời của 4G và 5G, mạng 3G đang trở nên lỗi thời. Tất cả nhà mạng lớn của Mỹ như Cricket, T-Mobile, AT&T và Verizon đều ra thông báo dừng cung cấp kết nối này. Dù các nhà mạng nhiều lần trì hoãn việc tắt sóng hẳn, 3G khó có thể được sử dụng trong tương lai gần.
"Tắt sóng 3G sẽ giải phóng băng tần và cải thiện dịch vụ 4G, 5G. Nó giống như dẹp làn đường vận tốc thấp để nhường chỗ cho làn nhanh hơn trên cao tốc", kỹ sư truyền thông dữ liệu Seva Epsteyn giải thích.
Tuy nhiên, dấu chấm hết cho mạng 3G cũng ảnh hưởng đến những người vẫn đang dùng điện thoại cơ bản, vốn chỉ dùng được kết nối này. Theo thống kê của Global System for Mobile Communications , có 9% thuê bao tại Mỹ vẫn dùng 3G trong năm 2019.
Những người như Mia Lipsit (trái) và giáo sĩ Chính Thống giáo Đông phương Mordechai Lightstone không mấy mặn mà với các smartphone hiện đại.
Nhiều vùng nông thôn tại đây không dùng được mạng 4G hay 5G. Người dân địa phương phải phụ thuộc vào 3G, đặc biệt khi nhiều công ty viễn thông không còn cung cấp dịch vụ cho điện thoại bàn. Số khác vẫn dùng điện thoại 3G vì không đủ tiền mua thiết bị mới.
Theo Erin Smith, dù nơi cô sống có thể truy cập 4G, mua điện thoại mới cho cả gia đình là quá tốn kém. Tại Minnesota, mức độ phủ sóng của Internet kém nên điện thoại rất quan trọng. Nhiều người không có Internet tại nhà phải đi bộ đến các cửa hàng hoặc điểm phát Wi-Fi trong thành phố để truy cập mạng.
Dù tốc độ 3G chậm nhưng cũng đủ để kết nối web tại nhiều vùng nông thôn Mỹ. Chưa kể, 3G còn là lựa chọn phù hợp với những người muốn tránh xa mạng xã hội.
Với đa số người dùng, khác biệt giữa 3G và 4G không đáng kể, nhưng lại rất quan trọng với một số cộng đồng tôn giáo. Một số giáo hội không khuyến khích dùng Internet, chỉ sử dụng điện thoại "cục gạch" hoặc một số loại cao cấp hơn, nhưng vẫn rất hạn chế Internet. Không còn 3G đồng nghĩa việc họ không thể dùng điện thoại thế hệ cũ.
Không vì tôn giáo, nhiều người vẫn thích dùng điện thoại cơ bản vì tư tưởng sống.
Thậm chí, không vì tôn giáo, nhiều người vẫn thích dùng điện thoại cơ bản vì tư tưởng sống.
"Tôi kết nối nhiều hơn với mọi người nhờ nó", nhiếp ảnh gia B.A. Van Sise tự hào về chiếc nắp gập của mình. Mỗi tháng anh chỉ trả 11 USD cho thiết bị mua từ năm 2010 này. Đồng ý kiến, đạo diễn Christopher Nolan cho rằng điện thoại nắp gập giúp ông trải nghiệm nhiều hơn và không bị phân tâm như smartphone.
Khi nhà mạng AT&T thông báo dừng cung cấp 3G, Van Sise chuyển sang dùng Sprint, song nhà mạng này cũng sớm chấm dứt dịch vụ 3G. Anh đang tìm mua điện thoại mới, dẫu biết rằng không dễ để lựa chọn. "Nếu tôi không tìm được một chiếc nắp gập tốt, chắc tôi sẽ quay lại dùng điện thoại bàn", Van Sise nói.
Cái kết cho một thời kỳ
Tháng 12/2020, Hannah Livant, sống tại Brooklyn, nhận được thông báo ngừng hỗ trợ 3G từ nhà mạng của mình. Cô đành từ bỏ chiếc nắp gập cũ và tìm mua mẫu smartphone mới đắt tiền có hỗ trợ 4G. "Dù tôi đã chọn mẫu điện thoại nhìn lạc hậu nhất, nó vẫn kết nối Internet được thông qua màn hình nhỏ xíu", Livant nói.
Đại diện AT&T cho biết hãng đã dùng nhiều cách thông báo việc chấm dứt dịch vụ với các khách hàng còn dùng 3G. Google Fi, dịch vụ viễn thông thuộc Google cũng cấp cho người dùng gói tài trợ 100 USD để chuyển đổi mạng.
Tuy nhiên, nhiều người dùng điện thoại cơ bản vẫn cho rằng thông báo dừng 3G của nhà mạng là lừa đảo, hoặc đơn thuần là quảng cáo.
Không phải tất cả điện thoại 3G đều đồng loạt bị dừng cung cấp mạng. Tom, ngư dân tại Oregon, Mỹ cho biết chiếc điện thoại 2G của ông khi khẩn cấp vẫn dùng được.
"Tôi không nghe nói gì về hoạt động của 2G trong nhiều năm rồi, nhưng có thể các nhà cung cấp không tắt hết các trạm phát mạng này nên tôi vẫn dùng được", Dawson cho biết. Thực tế, có nhiều trạm phát sóng đặt ở những nơi hẻo lánh nên có khả năng 2G vẫn hoạt động. Việc tương tự cũng có thể xảy ra khi nhà mạng thông báo ngừng 3G.
Nhiều người vẫn sử dụng điện thoại nắp gập bởi hoài niệm về thời vàng son của dòng điện thoại này.
Trên hết, nhiều người hoài niệm khoảng thời gian điện thoại nắp gập được sử dụng phổ biến.
Matthew Gasda đang dùng chiếc điện thoại 4G Alcatel Go Flip cho rằng "thật đáng sợ nếu phải kết nối mạng mới được xem là tồn tại trong xã hội này. Tôi không nghĩ sở hữu điện thoại nắp gập có gì đáng tự hào, tuy nhiên nó vẫn có sự khác biệt", Gasda nói.
Thị trường công nghệ đã có nhiều mẫu điện thoại tối giản nhưng vẫn đủ chức năng cho những người như Gasda. Tuy nhiên, anh cho biết các thiết bị này vẫn còn nhiều hạn chế.
Mỗi dịp giáng sinh, mẹ Gasda lại muốn tặng con trai smartphone. Song Gasda vẫn tiếp tục trung thành với chiếc điện thoại của mình.
"Nhiều bạn bè tỏ ra ấn tượng với chiếc điện thoại nắp gập của tôi. Dù vậy, tôi vẫn thường thấy phiền vì nó hay bị lỗi", anh nói.
Thử nghiệm cho thấy tốc độ mạng 5G tại Mỹ còn chậm hơn cả 4G 5G cũng có 5G "this" và 5G "that". PC Magazine mới đây đã thực hiện một thử nghiệm đo tốc độ mạng 5G của nhà mạng Verizon tại Mỹ. Kết quả khá bất ngờ khi tốc độ mạng 5G mới được lắp đặt này còn chậm hơn cả mạng 4G LTE cũ. Theo PC Magazine, công nghệ Dynamic Spectrum Sharing (DSS) chính là...