Nhà mạng EU kêu gọi san sẻ chi phí, Google nói không
Trước lời kêu gọi Big Tech san sẻ chi phí mạng của các hãng viễn thông EU, lãnh đạo Google cho rằng đó là ý tưởng từ chục năm trước.
(Ảnh: Reuters)
Deutsche Telekom, Orange, Telefonica và 13 nhà mạng viễn thông khác ở châu Âu đã kêu gọi các hãng công nghệ lớn (Big Tech) chia sẻ chi phí mạng lưới do khủng hoảng năng lượng và các mục tiêu chống biến đổi khí hậu tại khu vực. Ủy ban Châu Âu đang chuẩn bị xin phản hồi từ cả hai trước khi đưa ra đề xuất pháp lý, có thể buộc Big Tech phải hỗ trợ thanh toán để triển khai 5G và cáp quang trên toàn EU.
Trong một tuyên bố, CEO của các nhà mạng cho biết lĩnh vực này cần thêm nhiều nguồn tài trợ khẩn cấp. Họ dẫn lý do chi phí lập kế hoạch, xây dựng ngày một tăng. Chẳng hạn, giá của cáp sợi quang tăng gần gấp đôi trong nửa đầu năm 2022. Giá năng lượng và các đầu vào khác tăng mạnh cũng ảnh hưởng đến ngành viễn thông.
Vì vậy, nhà mạng kêu gọi phải “hành động kịp thời”. “Châu Âu đã bỏ lỡ nhiều cơ hội mà Internet cá nhân mang đến. Châu Âu phải nhanh chóng xây dựng sức mạnh cho kỷ nguyên vũ trụ ảo”, các CEO nhận định. Để điều đó xảy ra và bền vững theo thời gian, họ tin rằng những người phát sinh lưu lượng lớn nhất nên đóng góp công bằng vào chi phí mạng lưới.
Các nhà mạng châu Âu tranh luận những hãng công nghệ Mỹ như Google, Meta và Netflix chiếm hơn một nửa traffic Internet, nên gánh chịu một số chi phí nâng cấp hạ tầng. Dù vậy, Big Tech từ chối các yêu cầu như vậy.
Matt Brittin, Chủ tịch mảng Vận hành và Kinh doanh EMEA của Google, cho rằng đây là ý tưởng từ chục năm trước và có thể làm gián đoạn khả năng truy cập Internet mở của châu Âu. Theo ông, nó sẽ làm đảo lộn nhiều nguyên tắc của nền Internet mở. “Những tranh cãi này tương tự những gì chúng tôi nghe được từ 10 năm trước hoặc hơn và chúng tôi không thấy dữ liệu mới nào thay đổi tình hình cả”.
Ông nói nó sẽ tác động tiêu cực đến người dùng, đặc biệt trong bối cảnh vật giá leo thang. Ông cũng khẳng định Google đã giúp đỡ các hãng viễn thông khi chuyên chở tới 99% lưu lượng và đầu tư hàng triệu EUR để làm điều đó.
Video đang HOT
“Năm 2021, chúng tôi đã đầu tư hơn 23 tỷ EUR chi phí vốn – phần lớn dành cho cơ sở hạ tầng”. Chúng bao gồm 6 trung tâm dữ liệu lớn ở châu Âu, 20 cáp dưới biển trên toàn cầu với 5 tại châu Âu và bộ nhớ đệm để lưu trữ nội dung kỹ thuật số trong các mạng địa phương tại 20 địa điểm ở châu Âu.
Google: Chi phí chia sẻ mạng là ý tưởng đã có 10 năm, gây hại cho người tiêu dùng
Google, đơn vị Alphabet, hôm 26.9 đã phản đối động thái thúc đẩy của các nhà khai thác viễn thông châu Âu để Big Tech (hãng công nghệ lớn) hỗ trợ chi phí chia sẻ mạng.
Google tuyên bố rằng đó là ý tưởng đã có 10 năm, không tốt cho người tiêu dùng và công ty đã đầu tư hàng triệu USD trong cơ sở hạ tầng internet.
Matt Brittin, Chủ tịch mảng kinh doanh & hoạt động EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi) tại Google, đã nói điều này vào thời điểm Ủy ban châu Âu tìm kiếm phản hồi từ các ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ về vấn đề này trong những tháng tới trước khi đưa ra bất kỳ đề xuất lập pháp nào.
Hôm 26.9, Deutsche Telekom, Orange, Telefonica, Vodafone, Bouygues Telecom, KPN, BT Group, TIM Group, Telia Company, Fastweb, Altice Portugal và 5 nhà cung cấp viễn thông châu Âu khác đã tạo áp lực mạnh mẽ để Big Tech chia sẻ chi phí mạng, trích dẫn cuộc khủng hoảng năng lượng và các mục tiêu biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó, Ủy ban châu Âu chuẩn bị tìm kiếm phản hồi từ cả hai bên trước khi đưa ra đề xuất lập pháp có thể buộc các hãng công nghệ hỗ trợ trả tiền cho việc triển khai 5G và cáp quang trên 27 quốc gia EU.
Giám đốc điều hành của các hãng viễn thông nói lĩnh vực đầu tư khoảng 50 tỉ euro (48,5 tỉ USD) hàng năm vào cơ sở hạ tầng, cần thêm tài trợ và cấp bách.
" Chi phí quy hoạch và xây dựng đang tăng lên. Tương tự, giá năng lượng và giá các đầu vào khác cũng tăng ảnh hưởng đến lĩnh vực kết nối. Châu Âu phải nhanh chóng xây dựng sức mạnh cho thời đại của metaverse. Để điều này xảy ra và bền vững theo thời gian, chúng tôi tin rằng các công ty tạo ra lưu lượng truy cập lớn nhất nên đóng góp công bằng vào chi phí đáng kể mà họ đang áp đặt cho các mạng châu Âu".
Các nhà khai thác viễn thông của châu Âu cho rằng 6 hãng công nghệ Mỹ gồm Google, Facebook, Netflix, Apple, Amazon, Microsoft chiếm hơn một nửa lưu lượng mạng toàn cầu và phải chịu một phần chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Big Tech từ chối những yêu cầu như vậy, nói rằng họ đã đầu tư vào thiết bị và công nghệ để cung cấp nội dung hiệu quả hơn. Các công ty này lập luận rằng việc đưa ra bất kỳ khoản đóng góp tài chính mới nào sẽ thách thức "tính trung lập ròng", hoặc nguyên tắc mà các nhà cung cấp dịch vụ internet phải cho phép truy cập vào tất cả nội dung và ứng dụng bất kể nguồn của chúng.
chi phí chia sẻ mạng theo đề xuất của các hãng viễn thông châu Âu">
Google phản đối trả chi phí chia sẻ mạng theo đề xuất của các hãng viễn thông châu Âu
Matt Brittin cho biết ý tưởng này được đưa ra cách đây hơn 10 năm, có thể phá vỡ tính trung lập của châu Âu hoặc truy cập internet mở.
" Giới thiệu nguyên tắc 'người gửi trả tiền' không phải là một ý tưởng mới và sẽ bổ sung nhiều nguyên tắc của internet mở. Những lập luận này tương tự như những gì chúng tôi đã nghe cách đây 10 năm hoặc hơn và chúng tôi không thấy dữ liệu mới thay đổi tình hình", Matt Brittin nói theo nội dung bài phát biểu được phát tại hội nghị do ETNO, tổ chức vận động hành lang của các nhà khai thác viễn thông ở châu Âu, tổ chức.
Matt Brittin nói "nó có thể có tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, đặc biệt là vào thời điểm tăng giá", trích dẫn một báo cáo của nhóm người tiêu dùng toàn châu Âu BEUC nêu lên những lo ngại như vậy.
Ông cho biết Google, chủ sở hữu của YouTube, làm phần việc của mình để làm cho nó hiệu quả hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bằng cách mang lại 99% lưu lượng truy cập và đầu tư hàng triệu euro để làm như vậy.
Matt Brittin cho biết: " Vào năm 2021, chúng tôi đã đầu tư hơn 23 tỉ euro chi tiêu vốn, phần lớn trong số đó là cơ sở hạ tầng". Chúng bao gồm 6 trung tâm dữ liệu lớn ở châu Âu, 20 cáp ngầm trên toàn cầu (5 ở châu Âu) và bộ nhớ đệm để lưu trữ nội dung kỹ thuật số trong các mạng cục bộ tại 20 địa điểm châu Âu.
EU tham vấn về việc Big Tech đóng góp vào chi phí mạng viễn thông
Cơ quan điều hành của EU sẽ khởi động một cuộc tham vấn vào đầu năm tới về việc liệu Big Tech có nên chịu một số chi phí cho mạng lưới viễn thông của châu Âu không. Giám đốc ngành công nghiệp EU - Thierry Breton cho biết điều này hôm 10.9.
Các nhà khai thác viễn thông của châu Âu từ lâu đã vận động hành lang để nhận được sự đóng góp tài chính từ các hãng công nghệ Mỹ, nói rằng họ sử dụng một phần lớn lưu lượng truy cập internet.
Thierry Breton nói với các phóng viên bằng tiếng Pháp: " Chúng tôi cũng cần xem lại liệu quy định có phù hợp với GAFAs sử dụng băng thông (do các nhà khai thác viễn thông cung cấp) không". GAFA là từ viết tắt tiếng Pháp để chỉ các hãng công nghệ lớn nhất của Mỹ.
Thierry Breton nói rằng vấn đề cụ thể này, hay được gọi là "chia sẻ công bằng" tiềm năng của các hãng công nghệ Mỹ trong việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng internet và viễn thông châu Âu, sẽ là một phần cuộc tham vấn rộng rãi sẽ có cả metaverse - môi trường thế giới ảo được chia sẻ mọi người có thể truy cập qua internet.
Về phần mình, các nhà cung cấp internet (ISP) cho biết Big Tech có lợi ích mâu thuẫn nhau khi cung cấp các dịch vụ cạnh tranh như thoại, tivi và bằng cách khai thác mạng của họ, hoạt động như những người hưởng thụ miễn phí.
Thierry Breton cho biết cuộc tham vấn sẽ được tiến hành vào quý 1/2023 và kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Các đề xuất của Ủy ban EU sẽ dựa theo đó.
9 nhà lập pháp tại Nghị viện châu Âu đã soạn thảo một bức thư gửi đến Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Ursula Von der Leyen, Thierry Breton và Giám đốc kỹ thuật số EU - Margrethe Vestager kêu gọi họ đảm bảo rằng các công ty tạo ra lưu lượng truy cập lớn nhất trên cơ sở hạ tầng mạng phải đóng góp một cách công bằng và tương xứng với các chi phí.
Các nhà lập pháp, bao gồm cả Andreas Schwab, Stephanie Yon-Courtin và Paul Tang, cũng cho biết các biện pháp mới phải phù hợp với các nguyên tắc của Quy chế Internet mở, đề cập đến các quy tắc về tính trung lập ròng của EU để đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ internet không thể chặn hoặc điều chỉnh lưu lượng để ưu tiên cho một số dịch vụ.
" Sự đóng góp công bằng hơn này không nên phân biệt đối xử với các công ty cụ thể, mà phản ánh vai trò và tác động của những công ty tạo ra nhiều lưu lượng truy cập nhất trong mạng", họ cho biết trong bức thư.
CEO Sundar Pichai giải thích việc Google đang phải cắt giảm chi phí Theo CEO Sundar Pichai, hạnh phúc không nhất thiết phải là bằng tiền, qua đó khuyến khích nhân viên tích cực làm việc và đoàn kết với nhau trong thời buổi khó khăn. Theo hãng tin CNBC, Google đang phải cố gắng biện minh cho tình trạng môi trường làm việc ngày càng không thân thiện và tăng trưởng giảm tốc, công ty...