Nhà leo núi bất ngờ lạc vào xứ sở ‘thần tiên’ cách đây 280 triệu năm
Các nhà khoa học đang háo hức trước cơ hội vàng để nghiên cứu một thế giới hóa thạch được bảo tồn vô cùng ấn tượng vào kỷ Đại Cổ sinh, tức trước cả thời khủng long.
Các nhà nghiên cứu di chuyển hóa thạch vào vật liệu dùng cho việc vận chuyển hôm 21.10. ẢNH: CƠ QUAN GIÁM SÁT KHẢO CỔ, MỸ THUẬT VÀ CẢNH QUAN CÁC TỈNH COMO, LECCO, MONZA-BRIANZA, PAVIA, SONDRIO VÀ VARESE (Ý)
Đội ngũ các chuyên gia đang bắt tay vào nỗ lực nghiên cứu một hệ sinh thái đầy đủ từ kỷ Đại Cổ sinh ( cách đây từ 538,8 triệu năm đến 251 triệu năm), được một nhà leo núi tình cờ phát hiện.
Thế giới cổ xưa, niên đại 280 triệu năm trước, nằm trong phạm vi của công viên Orobie Valtellinesi ở dãy Alps thuộc lãnh thổ Ý. Nơi này được bảo tồn tốt đến nỗi cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện mọi thứ từ dấu chân của các loài lưỡng cư và bò sát, hóa thạch của những loài thực vật và hạt, đến dấu ấn từ da bụng các động vật và cả hóa thạch của những hạt mưa.
Đối với giới khảo cổ học, đây chẳng khác nào là “xứ sở thần tiên” từ thời cổ xưa, theo trang Popular Mechanics hôm 21.11.
“Hình dạng và kích thước của các dấu vết cho thấy chất lượng của sự bảo tồn và sự đa dạng sinh học cổ đại ở mức độ ấn tượng, có lẽ thậm chí chất lượng còn cao hơn những gì đã được quan sát ở các trầm tích có cùng niên đại”, theo chuyên gia Lorenzo Marchetti của Viện Leibniz về Nghiên cứu Tiến hóa và Đa dạng sinh học ở Berlin (Đức).
Thế giới hóa thạch được đề cập vẫn tồn tại cách biệt với bên ngoài trong hàng trăm triệu năm cho đến khi lộ diện do băng tan nhanh chóng vì tình trạng biến đổi khí hậu và được nhà leo núi tên Claudia Steffensen khám phá vào mùa hè năm 2023.
“Đó là một ngày mùa hè vô cùng nóng nực”, bà Steffensen chia sẻ với tờ The Guardian. Do trời quá nóng, bà và một số người quen quyết định leo núi Alps. Trên đường về, bà phát hiện một tảng đá với những hình thù kỳ lạ ở độ cao hơn 1.600 m so với mặt nước biển.
Bà Steffensen quyết định chụp ảnh và gửi cho một người bạn là nhà nhiếp ảnh gia Elio Della Ferrera. Người bạn chuyển số hình ảnh cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Milan (Ý).
Các nhà nghiên cứu đã vào cuộc và lần theo dấu vết của các hóa thạch lên đến độ cao hơn 3.000 m.
“Lúc đó khủng long còn chưa ra đời”, theo nhà cổ sinh vật học Cristiano Dal Sasso thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Milan.
Những hóa thạch nào được mang tên “Rồng”?
Thế giới của những 'con rết' to cỡ ô tô
Các nhà khoa học cuối cùng đã tái hiện thành công khuôn mặt của sinh vật giống con rết nhưng kích cỡ tương đương chiếc ô tô, thuộc loài chân đốt có kích thước lớn nhất trong lịch sử địa cầu.
Loài chân đốt lớn nhất lịch sử, ẢNH: LGL-TPE, UNIVERSITÉ CLAUDE BERNARD LYON 1
Loài chân đốt được đề cập có tên Arthropleura và sống trong rừng già cổ đại gần đường xích đạo cách đây từ 346 đến 290 triệu năm, tức cuối Đại Cổ Sinh.
Trong môi trường khí hậu giàu ôxy vào thời điểm đó, một cá thể Arthropleura có thể đạt được kích thước khổng lồ, với chiều dài 2,6 m và nặng hơn 45 kg.
"Loài Arthropleura được biết đến từ thế kỷ 18..., hơn 100 năm, và chúng ta vẫn chưa phát hiện một cái đầu hoàn chỉnh của nó", theo Live Science dẫn lời tác giả thứ nhất của báo cáo Mickal Lheritier, nhà cổ sinh vật học của Đại học Claude Bernard Lyon 1 (Pháp).
"Giờ đây, với cái đầu hoàn chỉnh, bạn có thể thấy hàm dưới, mắt và những đặc điểm có thể cho phép chúng ta hiểu được vị trí của loài này trong lịch sử tiến hóa", ông Lheritier cho biết.
Loài chân đốt khổng lồ từ lâu luôn là điều bí ẩn đối với các nhà cổ sinh vật học. Phần thân của Arthropleura giống như một con rết. Tuy nhiên, vì thiếu đầu, các nhà khoa học không thể thiết lập mối quan hệ giữa sinh vật này với các loài chân đốt hiện đại, như loài rết và loài cuốn chiếu.
Trong khi hai loài này có bề ngoài khá tương đồng, trên thực tế tổ tiên của chúng đã tách nhau khoảng 440 triệu năm trước, lâu trước khi Arthropleura xuất hiện. Giới cổ sinh vật học chưa rõ liệu Arthropleura là thành viên của nhóm cuốn chiếu hoặc nhóm rết.
Với việc phát hiện cái đầu hoàn chỉnh, bí ẩn về Anthropleura được hóa giải.
Tái sinh virus "xác sống" 50.000 năm dưới hồ băng có đáng lo?
Hổ phách thời khủng long tiết lộ về "quái vật xâm lăng Mặt Trăng" Một loài cổ đại mới là tổ tiên của "quái vật bất tử" tardigrade vừa được xác định trong mảnh hổ phách kỷ Phấn Trắng. Một loài "quái vật bất tử" mới tên Aerobius dactylus vừa được các nhà khoa học xác định bên trong một mảnh hổ phách được tìm thấy ở Canada tận năm 1960. Theo Sci-News, mảnh hổ phách được...