Nhà lãnh đạo Triều Tiên lần đầu tiên chỉ đạo tập trận phản công hạt nhân
Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) sáng 23/4 đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lần đầu tiên chỉ đạo cuộc tập trận chiến thuật mô phỏng phản công hạt nhân, với sự tham gia của các đơn vị pháo binh tên lửa đa nòng siêu lớn 600 mm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) chỉ đạo cuộc tập trận phản công hạt nhân với sự tham gia của các đơn vị tên lửa đa nòng siêu lớn, ngày 22/4/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Cuộc tập trận này diễn ra vào ngày 22/4 và là lần đầu tiên thực hiện theo hệ thống quản lý phối hợp kết hợp vũ khí hạt nhân quốc gia Haekbangashoe của Triều Tiên.
Theo KCNA, cuộc tập trận được tiến hành với mục đích chính là thể hiện độ tin cậy, tính ưu việt, sức mạnh và các phương tiện đa dạng của lực lượng hạt nhân Triều Tiên, đồng thời tăng cường sức mạnh hạt nhân cả về chất lượng và số lượng. Bình Nhưỡng coi đây là tín hiệu cảnh báo rõ ràng tới các nước đối thủ.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) chỉ đạo cuộc tập trận phản công hạt nhân với sự tham gia của các đơn vị tên lửa đa nòng siêu lớn, ngày 22/4/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Thông báo của KCNA được đưa ra một ngày sau khi Triều Tiên phóng một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ khu vực Bình Nhưỡng, bay xa khoảng 300 km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.
Vụ phóng ngày 22/4 diễn ra chỉ 3 ngày sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm sức mạnh “đầu đạn siêu lớn” cho tên lửa hành trình chiến lược và phóng thử tên lửa phòng không mới ở biển Hoàng Hải.
Nhật Bản, Triều Tiên bắn tín hiệu sẵn sàng cho cuộc gặp của hai lãnh đạo
Kênh DW (Đức) ngày 28/2 đưa tin Nhật Bản và Triều Tiên đang hướng đến một cuộc gặp giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Thủ tướng Fumio Kishida trong bối cảnh hai nhà lãnh đạo kỳ vọng đạt được đột phá trong quan hệ song phương.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự một sự kiện tại Bình Nhưỡng, ngày 8/9/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Vào đầu tháng này, Thủ tướng Kishida phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản rằng ông mong muốn tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Nếu mong muốn của Thủ tướng Kishida được hiện thực hóa thì đó sẽ là lần đầu tiên lãnh đạo Triều Tiên và Nhật Bản gặp gỡ kể từ khi cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi đến Bình Nhưỡng vào tháng 4/2004.
Trong một diễn biến đáng chú ý, bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 15/2 cho biết Bình Nhưỡng sẽ cởi mở với ý tưởng đàm phán để cải thiện quan hệ với Tokyo.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời bà Kim Yo-jong cho hay lãnh đạo Nhật Bản có thể tới thăm Bình Nhưỡng vào một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng Bình Nhưỡng chưa có bất cứ kế hoạch nào nhằm cải thiện quan hệ với Tokyo ở thời điểm này và Triều Tiên sẽ áp dụng cách tiếp cận "chờ và xem" đối với những ý định của Thủ tướng Kishida.
Một cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Thủ tướng Nhật Bản có thể dẫn tới nhiều liên lạc trực tiếp hơn giữa Tokyo và Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó, cuộc gặp sẽ giúp Nhật Bản và các đồng minh hiểu rõ hơn về ý định của ông Kim Jong-un với chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Ông Robert Dujarric tại Viện Nghiên cứu châu Á Đương đại thuộc Đại học Temple cơ sở Tokyo đánh giá: "Đây sẽ là cơ hội để Thủ tướng Kishida gây chú ý với vai trò lãnh đạo quốc gia trên trường quốc tế đồng thời tạo thành tựu ngoại giao cho Nhật Bản".
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: PAP/TTXVN
Giáo sư Toshimitsu Shigemura tại Đại học Waseda (Nhật Bản) nhận định rằng mục tiêu cuộc gặp của ông Kim Jong-un lại khá khác biệt. Ông Shigemura nói: "Quan điểm của Triều Tiên khá phức tạp. Triều Tiên kỳ vọng rằng ông Donald Trump sẽ thắng cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 tới và gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt. Nhưng trước đó, Triều Tiên muốn chứng tỏ có thể đàm phán với Nhật Bản và xây dựng quan hệ với một quốc gia mà họ luôn cho là thù địch".
Ông Shigemura bổ sung: "Nếu Triều Tiên có thể xây dựng quan hệ mới với Nhật Bản, điều đó có nghĩa là Thủ tướng Kishida sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt Triều Tiên". Theo các chuyên gia, lệnh trừng phạt dễ gỡ bỏ nhất là Nhật Bản bật đèn xanh cho phà của Triều Tiên vận hành giữa Wonsan trên bờ biển phía Đông của Triều Tiên với thành phố Niigata phía Bắc Nhật Bản.
Trong khi cả Nhật Bản và Triều Tiên dường như đều mong muốn các nhà lãnh đạo gặp mặt trực tiếp, thì ông Dujarric lại không lạc quan rằng sự kiện đó sẽ dẫn đến đột phá. Ông Dujarric nói rằng không có đủ niềm tin và còn nhiều yêu cầu mâu thuẫn. Bên cạnh đó, các nhà phân tích vẫn cẩn trọng, cho rằng còn nhiều rào cản cần loại bỏ trước khi lãnh đạo Nhật Bản và Triều Tiên có thể gặp gỡ trực tiếp.
Ông Kim Jong-un xem múa ballet trước khi lên tàu về nước Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc chuyến thăm 5 ngày tới Nga và lên chuyến tàu bọc thép về nước. Lễ tiễn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra ở tại nhà ga Artem-Primorsky-1. Tàu của nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ di chuyển đến Khasan, cách ga Artyom-Primorsky 1 khoảng 250 km. Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên...