Nhà giáo trẻ lan tỏa tinh thần tự học, cống hiến trong hoạt động Đoàn
Tự học hỏi trong cách tổ chức các hoạt động, năng nổ lăn xả trong từng công việc, nhà giáo trẻ Nguyễn Quang Đông, Bí thư Đoàn trường ĐH Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) đã lan tỏa cảm hứng đến nhiều đoàn viên sinh viên.
Anh Nguyễn Quang Đông trong lần tham gia hiến máu tình nguyện
Khi còn là một sinh viên đại học, vốn chỉ tập trung cho việc học tập nghiên cứu, anh Nguyễn Quang Đông chưa hề có ý định sẽ tham gia công tác Đoàn. Bản thân không có năng khiếu về ca hát hay thể thao, anh Đông lại càng nghĩ mình không có khả năng tổ chức hoạt động phong trào, tập thể. Nhưng rồi, những năm tháng tuổi trẻ của người cán bộ Đoàn ấy lại đầy ắp những trải nghiệm sôi nổi, ấn tượng, ý nghĩa trong màu áo xanh.
“Làm cán bộ Đoàn, quan trọng nhất là tinh thần tự học hỏi, dám hi sinh, biết gương mẫu đi đầu. Bản thân tôi khi bắt đầu làm công tác Đoàn cũng nghĩ rằng nó vô cùng khó khăn, nhưng rồi cứ mạnh dạn, làm đến đâu học tập đến đấy, càng làm càng say. Khi đã hết mình cho nó rồi, thì những trải nghiệm đầy ý nghĩa từ mỗi việc làm được chính là niềm vui, hạnh phúc bù đắp lại” – anh Đông chia sẻ.
Anh Nguyễn Quang Đông cùng Đoàn trường ĐH Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) tặng vật dụng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh tại Lạng Sơn
Được kết nạp Đảng khi đang là sinh viên năm thứ tư, đảng viên trẻ Nguyễn Quang Đông không chỉ thấy tự tin hơn, mà còn ý thức rõ hơn về tinh thần dám dấn thân, mong muốn được cống hiến. Đó là một dấu mốc quan trọng để chàng trai trẻ xác định rõ con đường rèn luyện, vươn lên của mình.
Kể từ năm 2005 đến nay, trong suốt 16 năm của quãng tuổi trẻ gắn liền với công tác Đoàn phong trào thanh niên, người thầy giáo – cán bộ Đoàn Nguyễn Quang Đông chưa bao giờ vơi bớt ngọn lửa nhiệt huyết.
Mười mấy năm trời, bất kỳ hoạt động nào cũng phải chu đáo, cẩn thận, tận tụy, bản thân anh Đông lúc nào cũng sẵn lòng lăn xả, bất kể đêm tối hay cuối tuần. Nếu không tự nguyện, không dám hi sinh, chắc hẳn anh khó vượt qua được sự mệt mỏi, bởi công việc một giảng viên đại học ngành y khoa vốn đã vô cùng vất vả, bận rộn.
Video đang HOT
Làm Bí thư Đoàn trường của một đơn vị đào tạo khối ngành sức khỏe, anh Đông và các cộng sự trẻ của mình thấu hiểu hơn ai hết sự quý giá của sức khỏe cộng đồng. Xác định đi vào các hoạt động mang tính thiết thực gắn liền với ngành nghề y dược, anh Đông thường xuyên trực tiếp tham gia, đồng thời vận động, lôi cuốn đông đảo đoàn viên sinh viên của mình đồng hành.
Trong 5 năm 2016 – 2021, Đoàn trường đã tổ chức trên 100 chương trình tình nguyện, khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, đối tượng chính sách, người nghèo tại các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang… Các chương trình vận động hiến máu mỗi năm thu được trên 2.000 đơn vị máu phục vụ cứu chữa người bệnh. Hoạt động tiếp sức người bệnh đạt hiệu quả, mỗi ngày giúp đỡ trên 300 bệnh nhân tại các Bệnh viện trên địa bàn.
Anh Nguyễn Quang Đông cùng Hội Sinh viên Đại học Thái Nguyên tặng áo ấm và quà cho học sinh tại Bắc Kạn
Nhớ về kỉ niệm trong những năm tháng sôi nổi và ý nghĩa đã qua, trong anh như sống lại bao khoảnh khắc ấn tượng đã in đậm trong tâm trí.
Đó là những chuyến tình nguyện đi vào những vùng sâu, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Có những chuyến đi, đoàn phải nhờ cán bộ địa phương đi cùng để… phiên dịch. Gặp những người dân đã mắc bệnh hằng chục năm nhưng không đi khám chữa, các thành viên ai cũng xót xa.
Đó là những lần đưa sinh viên vào bệnh viện, cùng mọi người trực tiếp hiến máu, nghe tiếng bệnh nhân rên rỉ kêu đau mà bản thân quên hết cả sự mệt mỏi hay lo sợ. Tất cả tâm trí những người tham gia khi đó có lẽ chính là sự trân trọng, yêu quý sự sống.
“Các hoạt động tình nguyện giúp chúng tôi nhận thấy mình cần phải sống trách nhiệm hơn, chia sẻ nhiều hơn. Qua những câu chuyện như thế, tôi càng nhận ra rằng, hoạt động Đoàn không thể chỉ làm mang tính khoa trương hình thức, mà phải thực sự đi vào thực tiễn, phải hiệu quả và mang ý nghĩa thiết thực” – anh Đông nhấn mạnh.
Chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong công tác Đoàn hiện nay, anh Đông trăn trở: Nhiều khi các bạn trẻ bị cho phối trước quá nhiều lôi cuốn bên ngoài, cho nên hoạt động Đoàn trong nhà trường muốn thu hút được đoàn viên sinh viên tham gia thì phải luôn đổi mới trong cách thức tổ chức, đặc biệt cán bộ Đoàn phải thực sự đi đầu gương mẫu, biết khích lệ khơi gợi lên tinh thần cống hiến của các thành viên.
Với những tâm huyết nhiều năm gắn bó với Đoàn, nhà giáo trẻ Nguyễn Quang Đông đã lan tỏa đến đoàn viên sinh viên của mình những cảm hứng về tinh thần cống hiến tuổi trẻ, hết mình vì đời sống sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là những hành trang quý báu để các bạn sinh viên nhà trường tích lũy, phấn đấu trở thành thầy thuốc trong tương lai.
Với những đóng góp tích cực của mình, anh Nguyễn Quang Đông đã vinh dự nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội sinh viên, Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Giải thưởng Lý Tự Trọng, danh hiệu Tài năng trẻ khoa học công nghệ và Giảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên.
Gắng học vì tương lai
Chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh năm 2020 khuyến khích tinh thần tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đoàn viên - lao động
Một ngày lao động, học tập của anh Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1982), nhân viên bảo vệ Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 8 chỉ khép lại khi đồng hồ điểm 23 giờ. Vừa học, vừa làm, vừa chăm sóc cha già là thương binh nặng, anh đã phải gắng sức và hy sinh thời gian rảnh rỗi của mình. Phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực ấy là suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh do LĐLĐ quận 8 trao tặng mới đây.
Quyết thay đổi số phận
Trò chuyện với chúng tôi, Tuấn cho biết anh đã hai lần dang dở việc học hành. Lần đầu, anh phải nghỉ học khi mới tốt nghiệp THCS để đi làm phụ giúp gia đình. Đến năm 2004, anh vào làm bảo vệ tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 8, được ban giám đốc tạo điều kiện theo học THPT nhưng cũng chỉ được một thời gian. Lý do là sau khi lập gia đình, cuộc sống 2 vợ chồng gặp quá nhiều khó khăn.
Vừa đi làm vừa đi học lại vừa chăm sóc cha nhưng anh Nguyễn Quốc Tuấn luôn đạt kết quả học tập tốt
Hạnh phúc không trọn vẹn, vợ chồng anh chia tay sau nhiều năm chung sống. Vượt qua cú sốc ấy, anh quyết định đi học trở lại tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 8 từ năm 2018. Để đi đến quyết định này cũng rất khó khăn bởi với mức lương 7,5 triệu đồng/tháng nhưng vừa phải lo tiền trọ, sinh hoạt phí vừa gửi tiền học cho con. Đó là chưa kể đến việc hằng tuần anh phải chạy đi chạy lại giữa TP HCM và Bến Tre để chăm sóc cha, là thương binh nặng (bị mù hai mắt và mất cả hai cánh tay).
Tuy nhiên, với quyết tâm phải thay đổi số phận và được sự động viên của cha, anh đã dồn hết tâm trí vào việc học. Đều đặn mỗi ngày sau giờ làm, anh lại tranh thủ ăn lót bụng rồi đi học đến 21 giờ 30 phút. Lớn tuổi, việc học lại ngắt quãng hơn 10 năm, trong khi chương trình học thay đổi liên tục nên thời gian đầu anh gặp nhiều khó khăn, chỉ lấy sự cần cù để bù lại.
Học trên lớp không đủ, về nhà, anh chịu khó tham khảo các video giảng dạy và giải bài tập trên mạng đến tận khuya. Nhờ vậy mà anh dần bắt kịp chương trình. Khởi đầu khá khó khăn nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh đã nhận được kết quả xứng đáng khi đạt danh hiệu học sinh giỏi năm lớp 12 và rất tự tin chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Là 1 trong 3 đoàn viên vượt khó, học giỏi được nhận học bổng Nguyễn Đức Cảnh, anh Tuấn rất xúc động, nói: "Hôm đi nhận học bổng, tôi hồi hộp mãi, không nghĩ việc mình đi học lại nhận được sự khích lệ lớn như vậy. Tôi mong rằng chương trình học bổng sẽ tiếp tục tiếp sức cho nhiều công nhân - lao động khác vì tôi biết còn rất nhiều anh chị em dù khó khăn nhưng rất muốn được đến trường". Tuấn chia sẻ thêm sau khi tốt nghiệp THPT, anh sẽ cố gắng học lên ĐH.
Động lực để phấn đấu
Mới đây, LĐLĐ quận 6, TP HCM cũng tổ chức buổi trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho 20 đoàn viên vượt khó, tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Là 1 trong 20 đoàn viên được hỗ trợ lần này, chị Nguyễn Thị Bích Phượng, giáo viên (GV) Trường Mầm non tư thục Đô rê mon vô cùng bất ngờ. Sinh ra và lớn lên ở Đắk Lắk, từ nhỏ, chị đã mơ ước trở thành một GV mầm non và cũng từng thi vào một trường CĐ nhưng không đậu nên tạm gác lại chuyện học hành. Lập gia đình rồi sinh con, chị vẫn nuôi ước mơ theo đuổi việc học hành.
Bốn năm trước, vợ chồng chia tay, chị trở thành mẹ đơn thân với hai bàn tay trắng. Chị quyết định gửi con cho ông bà ngoại còn mình vô TP HCM lập nghiệp. Ban đầu, chị theo học một khóa đào tạo bảo mẫu và vào làm bảo mẫu tại Trường Mầm non tư thục Đô rê mon. Khi cuộc sống ổn định hơn, có thể lo cho con, chị quyết tâm thực hiện giấc mơ còn dang dở là trở thành GV mầm non. Năm 2017, chị nộp hồ sơ xét tuyển ngành sư phạm mầm non tại Trường Trung cấp nghề Á Châu (chi nhánh tại quận Bình Tân) và theo học đến hết năm 2019.
"Một mình nuôi con, cha mẹ ở quê già mất sức lao động, bản thân đang ở trọ, quyết định đi học lại khiến tôi gặp rất nhiều áp lực. Song tôi vẫn quyết tâm vươn lên để hiện thực hóa ước mơ từng ấp ủ. Thật may là ban giám hiệu nhà trường rất ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi đi học. Sau quá trình học, từ đầu năm 2020, tôi trở thành GV chính thức" - chị Phượng phấn khởi.
Chị cho biết sẽ tiếp tục học liên thông lên ĐH để hoàn thiện bản thân.
Trong số 20 trường hợp được hỗ trợ, chị Lê Thị Minh Hà (SN 1973), GV môn công nghệ của Trường THCS Lam Sơn là đoàn viên lớn tuổi nhất. Suốt thời gian theo học năm thứ nhất chuyên ngành kỹ thuật nữ công tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, ngày nào sau giờ làm việc, chị cũng phải vượt đoạn đường dài 20 km để đến trường. Điều đáng quý ở chị là vừa học vừa làm nhưng chị vẫn ráng sắp xếp thời gian chăm sóc tốt hai con.
Nhận phần học bổng từ LĐLĐ quận, chị vui mừng khôn xiết: "Tôi rất vui khi tổ chức Công đoàn quan tâm đến việc học tập nâng cao năng lực, trình độ của đoàn viên. Đây là động lực để đội ngũ CNVC-LĐ phấn đấu học tập, vươn lên trong nghề nghiệp. Việc học không bao giờ là muộn vì nó giúp bản thân trau dồi kiến thức và hoàn thiện hơn".
Ông NGÔ THANH BẮC, Chủ tịch LĐLĐ quận 6, TP HCM: Khuyến khích CNVC-LĐ tự học, tự rèn
Nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, năm nay, chương trình học bổng Nguyễn Đức Cảnh mở rộng đối tượng hỗ trợ cho đoàn viên bên cạnh tiếp sức con CNVC-LĐ khó khăn đến trường. Đây là sự khích lệ của tổ chức Công đoàn dành cho đoàn viên dám vượt khó, vươn lên, qua đó mong muốn mỗi đoàn viên sẽ nâng cao nhận thức về việc tự học, tự rèn để nâng cao năng lực, trình độ, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay.
Trở thành giám đốc nhờ có thời thanh xuân sôi nổi Sinh hoạt Đoàn suốt những năm phổ thông đến hết những năm đại học, Huỳnh Lê Khánh (38 tuổi) khẳng định để có được vị trí công việc như hôm nay là nhờ những năm tháng thanh xuân sôi nổi tuyệt vời ấy. Huỳnh Lê Khánh trong một buổi làm diễn giả - K.H Năm 2002, Huỳnh Lê Khánh trở thành sinh viên...