Nhà giáo đại học trong thời đại 4.0 phải dạy học sao cho khác và hơn robot
Vậy thì trong thời đại chuyển đổi số, việc dạy và học cần được thay đổi theo hướng “phải dạy học sao cho khác và hơn robot”.
LTS: Vừa qua, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: “Người thầy trong giáo dục đại học của thời kỳ hội nhập”.
Chủ đề này đã thu hút sự tham gia, tranh luận của nhiều học giả, các chuyên gia về giáo dục trong việc định hình người thầy thời đại 4.0.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi đến độc giả loạt bài của các chuyên gia về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết đầu tiên trong loạt bài này của Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Nhà giáo đại học phải làm gì trong thời đại mới?
Công nghệ trong thời chuyển đổi số đang tạo nhiều cơ hội cho nhà giáo đại học, nhưng cũng đặt họ trước những thách thức mới. Vậy nhà giáo đại học phải làm gì trước tình hình đó?
Giáo sư Lâm Quang Thiệp cho rằng, người thầy trong thời đại 4.0 “phải dạy học sao cho khác và hơn robot”.Ảnh: TT
Để đáp ứng những thách thức đó, theo chúng tôi, nhà giáo đại học phải thể hiện ở hai khía cạnh. Một là tận dụng khai thác những ưu thế của thời chuyển đổi số; Hai là tìm cách thích nghi với những thành tựu của thời chuyển đổi số.
Trong những năm qua, trên thế giới đã ra đời nhiều hoạt động, mô hình nhằm khai thác những ưu thế của chuyển đổi số để triển khai giáo dục đại học.
Theo đó, giáo dục đại học nên cung cấp những nhận thức về việc chuyển đổi số và chuẩn bị kỹ năng lao động mới; Rèn luyện tư duy và phương pháp làm việc dựa vào dữ liệu (data-driven). Đồng thời, thay đổi chương trình đào tạo sao cho phù hợp với nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số.
Nếu việc khai thác ưu thế của thời chuyển đổi số không đơn giản, thì sự thích nghi với những thành tựu của nó cũng rất phức tạp. Muốn thích nghi tốt phải xây dựng lại hoặc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học trong giáo dục đại học.
Có thể nói công nghệ cao nhất thời chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo. Với thành tựu của trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy, người ta có thể thiết kế ra các robot làm được rất nhiều việc khác nhau và trong lĩnh vực giáo dục, có thể tạo nên các robot dạy học.
Video đang HOT
Vậy thì trong thời đại chuyển đổi số, việc dạy và học cần được thay đổi theo hướng “phải dạy học sao cho khác và hơn robot”.
Nếu dạy học theo kiểu cung cấp thông tin, “thầy đọc – trò chép” thì rõ ràng robot làm tốt hơn nhà giáo bình thường rất nhiều.
“Không thầy đố mày làm nên” có còn đúng?
Nhà giáo đại học hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ hướng dẫn tìm, chọn và xử lý thông tin.
Để nhấn mạnh sự thay đổi vai trò của nhà giáo đại học, trong nhiều tài liệu nước ngoài người ta đề nghị thay từ instructor (người dạy) bằng facilitator (người thúc đẩy).
Từ đó có người hỏi: vậy thì vị trí của nhà giáo trong thời đại mới như thế nào, họ có bị “ra rìa” không, câu ngạn ngữ “không thầy đố mày làm nên” của dân ta có còn đúng nữa không?
Chúng tôi cho rằng vai trò của nhà giáo đại học thay đổi nhưng vị trí của nhà giáo hoặc là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trước đây, nếu nhà giáo thoả mãn được những đòi hỏi của thời đại mới.
Trong khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục từ xa, hội nghị Paris về giáo dục đại học cho rằng trong giáo dục phương thức giáo dục mặt đối mặt vẫn chiếm vị trí hàng đầu.
Tác dụng của sự tương tác trong việc dạy và học luôn luôn được nhấn mạnh. Trong mối tương tác đó, vị trí của một đối tác có bề dày về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm chọn nhập và xử lý thông tin sẽ nổi trội.
Sự đóng góp của đối tác đó trong quá trình học sẽ rất lớn không phải bằng sự độc quyền có tính đẳng cấp về thông tin và tri thức, mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình.
Nhà giáo đại học có thể và cần phải khẳng định vị trí của mình trong các mối tương tác đó. Nhà giáo đại học hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thực sự về giáo dục như đã dự báo.
Vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo đại học lên rất nhiều so với trước đây. Với cơ hội mà công nghệ thông tin đưa lại, những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có giá trị của bất kỳ một cá nhân nhà giáo nào cũng dễ dàng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so với trước đây.
Nó không chỉ giới hạn trong bốn bức tường lớp học mà có thể lan rộng ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia. Điều đó làm cho vị trí của nhà giáo đại học thật sự được nâng lên cao hơn nhiều so với trước đây.
Rõ ràng là vị trí của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin không hề giảm, và có cơ hội tăng lên.
Tuy nhiên việc có giữ vững và nâng cao được vị trí đó hay không còn tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân từng nhà giáo để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Chúng ta có thể hy vọng, trước những cơ hội và thách thức của thời đại hội nhập, đa số nhà giáo đại học chúng ta sẽ không bị “ra rìa”.
Giáo sư Lâm Quang Thiệp (lược ghi)
Theo giaoduc.net
Trường THPT Lê Lợi kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
Sáng 17-11, Trường THPT Lê Lợi (Thọ Xuân) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường (1959-2019).
Về dự có đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện Thọ Xuân cùng đông đảo các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh (HS) nhà trường.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn trao Cơ thi đua của UBND tỉnh cho Trường THPT Lê Lợi.
60 năm qua, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Lê Lợi đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách xây dựng nhà trường phát triển về mọi mặt. Từ vài phòng học tranh tre tạm bợ thời chiến trong những năm đầu thành lập, đến nay, nhà trường đã xây dựng được khuôn viên trường, lớp khang trang, sạch đẹp cùng các dãy nhà học cao tầng, các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng với trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển và đổi mới giáo dục. Đội ngũ cán bộ, giáo viên vững về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy, tận tâm với nghề và các hoạt động giáo dục. Hiện, 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 33,5% cán bộ, giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm.
Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên qua từng năm học. Hàng năm, tỷ lệ HS đậu tốt nghiệp luôn đạt từ 95-100%; HS đỗ đại học từ 70 - 90%. Đặc biệt, có nhiều em đỗ thủ khoa các trường đại học với số điểm cao. Nhiều năm qua, nhà trường luôn nằm trong tốp 10 trường THPT có chất lượng tốt của tỉnh Thanh Hóa và trong tốp 200 trường có kết quả thi đại học cao nhất toàn quốc... Từ ngôi trường này, lớp lớp thế hệ học sinh đã trưởng thành, nhiều tấm gương học sinh xuất sắc đã làm rạng danh đất học xứ Thanh. Họ là nhà khoa học, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo, doanh nhân giỏi... đã và đang đóng góp tài năng, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước.
Một tiết mục văn nghệ trong lễ kỷ niệm.
Với những thành tích đạt được, nhà trường vinh dự được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, như Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1999), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2009), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2014). Được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh tặng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua...
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn biểu dương và chúc mừng những thành tích mà các thế hệ thầy, trò Trường THPT Lê Lợi đạt được trong suốt chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển. Đồng thời, đề nghị nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục; đề cao giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường cho HS; quan tâm xây dựng môi trường dạy và học lành mạnh, văn hóa, văn minh. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý giáo dục, cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý bảo đảm về chất lượng, đủ về số lượng; tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, củng cố và giữ vững trường chuẩn quốc gia, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý các em HS phải biết trân trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, ra sức thi đua học tập tốt, kính thầy, yêu bạn, nuôi dưỡng khát vọng, hoài bão và ước mơ cao đẹp, phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, là công dân toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Đồng chí đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động đề ra các giải pháp tích cực, huy động có hiệu quả các nguồn lực, vật lực, trí lực cho sự phát triển giáo dục, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Ngành GD&DT tỉnh nói chung, huyện Thọ Xuân nói riêng tập trung triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, giải pháp đổi mới và phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước.
Đại diện lãnh đạo huyện Thọ Xuân trao tặng bức trướng của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện cho Trường THPT Lê Lợi.
Tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn đã trao Cờ thi đua của UBND tỉnh cho Trường THPT Lê Lợi vì đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2018-2019; đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT trao danh hiệu cơ quan đơn vị kiểu mẫu của UBND tỉnh cho nhà trường; đại diện lãnh đạo huyện Thọ Xuân trao tặng bức trướng của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện mang dòng chữ "Phát huy truyền thống 60 năm xây dựng và trường thành, đoàn kết, sáng tạo, phát triển toàn diện" cho Trường THPT Lê Lợi.
Phong Sắc
Theo baothanhhoa
Chông gai con đường tự chủ đại học Mặc dù là xu thế tiên tiến và tất yếu nhưng tại Việt Nam quá trình tự chủ giáo dục ở bậc đại học (ĐH) vẫn còn diễn ra khá chậm và nhiều chông gai. Có nhiều nguyên nhân khiến quá trình tự chủ ở các trường ĐH hầu hết vẫn chỉ là thí điểm dù Luật Giáo dục ĐH mới ban hành...