Nhà đầu tư nước ngoài tăng mua chiến lược
Bỏ vốn mạnh vào các ngành sản xuất, chế biến với mục đích tiếp cận thị trường có tiềm năng lớn đang là xu hướng nổi lên khá rõ qua giao dịch của khối ngoại gần đây.
Chuyện ở Petrolimex
ENEOS Corporation (Nhật Bản) vừa hoàn tất việc mua vào 13 triệu cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Lệnh mua được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn công bố thông tin cho thấy động thái quyết liệt và kế hoạch đã được dự liệu từ trước. Số cổ phần trên chiếm 1% vốn của Petrolimex.
ENEOS Corporation tưởng là cái tên mới toanh, nhưng thực ra lại không lạ lẫm gì với Petrolimex. Bởi ENEOS Corporation là công ty mẹ của JX Nippon Oil & Energy Việt Nam, đơn vị đang sở hữu 103,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 8% vốn điều lệ của Petrolimex.
Tập đoàn này công bố đổi tên từ JX thành ENEOS từ cuối năm ngoái và thực hiện việc đổi tên từ tháng 6 năm nay.
Như vậy, cổ đông Nhật Bản đã tăng sở hữu từ 8% lên 9% vốn điều lệ Petrolimex. Số liệu cập nhật nhất của Petrolimex cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu gần 15% vốn của Tập đoàn. So với tỷ lệ tối đa là 20%, con số này chưa lấp kín. Tuy nhiên, ngoài ENEOS Corporation, các nhà đầu tư còn lại chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, đầu tư cá nhân thu lợi tài chính.
Với cổ đông lớn Nhật Bản, họ đã nhiều lần thể hiện nguyện vọng được gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Petrolimex.
Hoạt động cùng ngành nghề kinh doanh nhiên liệu, thị trường của ENEOS Corporation tại Nhật Bản đã tới giai đoạn bão hòa và họ muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các thị trường khác.
Thị trường Việt Nam, thông qua hợp tác với Petrolimex, là cơ hội lý tưởng, đặc biệt khi JXE nắm tất cả các khâu “thượng nguồn” lẫn “hạ nguồn” trong lĩnh vực dầu khí, tức là từ khai thác, lọc hoá dầu đến cung ứng sản phẩm.
Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu tối đa dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Petrolimex chỉ có 20% khiến các nhà đầu tư Nhật Bản khó có thể tham gia sâu hơn vào công tác quản trị của doanh nghiệp.
Nhóm người đại diện vốn nhà nước tại Petrolimex trước đây đã vài lần đề xuất Bộ Công Thương, Chính phủ cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như một chính sách nhằm gia tăng sức cầu cho đợt thoái vốn nhà nước tại Petrolimex xuống 51%.
Video đang HOT
Họ còn so sánh rằng tại sao cùng là doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh xăng dầu, PVOil thì được áp dụng room 49%, còn họ chỉ có 20%. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp thuận.
Hiện Petrolimex có hai cổ đông lớn là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sở hữu 75,87%) và JX Nippon Oil & Energy Việt Nam (sở hữu 8% và mới đây tăng thêm 1% từ Tập đoàn mẹ). Nhìn trong mối tương quan trên, tiếng nói của cổ đông Nhật Bản khó có thể có trọng lượng tại Petrolimex.
Các tài liệu được công bố của Petrolimex cũng chưa cho thấy rõ nét lợi ích gì sâu rộng về mặt sản phẩm, dịch vụ với Tập đoàn Nhật Bản. Tuy nhiên, bỏ qua vấn đề này (mặc dù giới chuyên gia cho rằng đây là mục đích đầu tư của các tập đoàn nước ngoài khi bỏ vốn chiến lược vào các doanh nghiệp Việt Nam), JX vẫn thu lợi lớn với Petrolimex.
Cụ thể, JX mua cổ phiếu PLX với giá xấp xỉ 39.000 đồng/cổ phần, hiện thị giá PLX đạt trên 51.000 đồng/cổ phiếu, chưa kể Tập đoàn đã chia cổ tức bằng tiền trong các năm sau cổ phần hóa với tỷ lệ tổng cộng tới 100%.
Trước câu hỏi về việc có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu tại PLX thêm vài chục phần trăm vốn điều lệ không, đại diện JX từng trả lời: “Chúng tôi sẽ cân nhắc khả năng tài chính để có thể đáp lại “lời mời” cũng như tiếp tục là cổ đông chiến lược quan trọng của Petrolimex”. Vị này cũng cho biết thêm, Tập đoàn mẹ sẽ tiếp tục thẩm định các kế hoạch đầu tư của Petrolimex và những diễn biến thực tế của cổ phiếu PLX kể từ khi niêm yết trên HoSE để quyết định.
Bên cạnh lộ trình thoái vốn nhà nước tại Petrolimex xuống 51%, hiện Petrolimex vẫn còn 75,1 triệu cổ phiếu quỹ.
Đến quyết định mạnh tay ở Dược Hà Tây
Mới đây, Công ty Dược phẩm ASKA (Nhật Bản) đã mua hơn 6,5 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (Hataphar, mã chứng khoán DHT), tương đương 24,9% cổ phần.
Trước đó, Dược phẩm Hà Tây dự kiến chỉ phát hành hơn 5,2 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, với mức giá dự kiến 70.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu DHT hiện giao dịch ở mức 60.000 đồng/cổ phiếu.
ASKA là hãng dược 100 năm tuổi của Nhật Bản, có kỳ vọng sự kết hợp giữa năng lực công nghệ sản xuất và phát triển dược phẩm của mình với cấu trúc thương mại của Dược phẩm Hà Tây tại Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho cả hai và cho cổ đông.
Dược phẩm Hà Tây đang thực hiện dự án nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar, với vốn đầu tư 1.350 tỷ đồng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Dự kiến, công suất hàng năm của nhà máy này là hơn 2 tỷ đơn vị tân dược, thuốc có chứa hormone và hơn 700 triệu đơn vị sản phẩm thuốc từ dược liệu. Nhà máy sẽ sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, dự kiến hoàn thành và đưa vào sản xuất – kinh doanh trong quý II/2023.
Bóng dáng nhà đầu tư ngoại trong các doanh nghiệp dược Việt Nam là rất lớn.
Bóng dáng nhà đầu tư ngoại trong các doanh nghiệp dược Việt Nam là rất lớn. Chẳng hạn, Taisho (Nhật Bản) đã sở hữu trên 51% cổ phần Dược Hậu Giang, Deawoong (Hàn Quốc) sở hữu trực tiếp và gián tiếp trên 40% Traphaco, Abbott (Mỹ) sở hữu gần 60% Domesco…
Tiềm năng thị trường tiêu dùng Việt Nam, cũng như cửa ngõ từ Việt Nam vươn ra khu vực Đông Nam Á là mục tiêu các nhà đầu tư Nhật Bản, Mỹ mạnh tay bỏ vốn vào doanh nghiệp dược Việt Nam.
Thị trường còn sôi động
91 doanh nghiệp thuộc diện phải cổ phần hóa trong những tháng còn lại của năm 2020. Đây là thông tin trên báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính).
Cơ quan này cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2020 đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg.
Tính lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 7/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là trên 443.500 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn nhà nước là trên 207.100 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 5 tháng còn lại năm 2020 là 91
doanh nghiệp.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 được cơ quan quản lý đánh giá có tác động tiêu cực đến việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn và thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, đối tượng cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp, phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định, kiểm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài.
Tuy nhiên, sức cầu ngoại đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn sản xuất lớn vẫn rất dồi dào. Nếu các nguyên nhân chủ quan được khắc phục, không hẳn việc bán cổ phần khó khăn.
Chưa kể thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu đang diễn biến tích cực hơn so với dự đoán của nhiều cơ quan quản lý và thành viên thị trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cổ phần hóa, thoái vốn.
Trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp mới đây có nêu rõ: đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 844 tỷ đồng trong tuần 10-14/7, VHM là tâm điểm
Khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn giao dịch HoSE, HNX và UPCoM. VHM đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua với giá trị lên đến 266 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm trong tuần từ 10-14/7, tuy nhiên, mức tăng điểm là khá yếu do đa phần thị trường rơi vào trạng thái giằng co tích lũy. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 9,28 điểm (1,1%) lên 850,74 điểm; HNX-Index tăng 3,459 điểm (3,1%) lên 116,23 điểm. UPCoM-Index cũng tăng chỉ 0,9% lên 56,72 điểm.
Tương tự như tuần trước đó, điểm tiêu cực của thị trường trong tuần 10-14/7 đó là việc khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng thậm chí còn diễn ra rất mạnh. Cụ thể, khối ngoại mua vào 72,8 triệu cổ phiếu, trị giá 2.106,7 tỷ đồng, trong khi bán ra 118,4 triệu cổ phiếu, trị giá 2.951 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 45,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 884,4 tỷ đồng (gấp 4,5 lần phiên trước đó).
Riêng trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 741 tỷ đồng, gấp 4,8 lần phiên trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 39,6 triệu cổ phiếu.
VHM đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua với giá trị lên đến 266 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là DXG với 60,7 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VCB cũng bị bán ròng 50 tỷ đồng. Các mã trụ cột như VRE, VIC hay HPG cũng đều bị khối ngoại bán ròng khá mạnh. Chiều ngược lại, VNM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 51 tỷ đồng. GAS và HDB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 45 tỷ đồng và 38 tỷ đồng.
Tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 57,6 tỷ đồng sau khi mua ròng nhẹ 6 tỷ đồng ở phiên trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 5 triệu cổ phiếu.
Dòng vốn ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất mã PVS với 22,3 tỷ đồng. Trong khi đó, mã đứng sau là SHB nhưng giá trị bán ròng chỉ khoảng 7,2 tỷ đồng. Chiều ngược lại, đứng đầu danh sách mua ròng sàn này là SHE nhưng giá trị chỉ là gần 1 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, dòng vốn ngoại tiếp tục bán ròng hơn 45 tỷ đồng (tăng 24% so với phiên trước), tương ứng khối lượng 767.918 cổ phiếu.
MCH được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 4,7 tỷ đồng. Tiếp sau đó, OIL cũng được mua ròng 1,6 tỷ đồng. Trong khi đó, VTP bị bán ròng mạnh nhất với 18 tỷ đồng. VEA và ACV bị bán ròng lần lượt 9,9 tỷ đồng và 9,5 tỷ đồng.
Cần cơ chế nới "room" cả trực tiếp và gián tiếp Giữa mục tiêu và chuyển động cơ chế thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán đang có khoảng cách, đòi hỏi phải sớm nới tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room) cả trực tiếp và gián tiếp. Ảnh Shutterstock. Nên mở rộng không gian cho nới room trực tiếp Về tỷ lệ sở hữu nước...