Nhà đầu tư cá nhân nên tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền vào P2P
Khi lãi suất ngân hàng ngày giảm, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư online, đặc biệt là các ứng dụng fintech.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng trong thời điểm suy thoái thì trữ tiền không hẳn một phương án tốt, tuy nhiên lựa chọn để đầu tư vào kênh nào cũng không đơn giản. Trong những năm trước, thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng… đều là những kênh đầu tư truyền thống mà nhiều người lựa chọn thì nay đã xuất hiện nhiều loại hình đầu tư mới. Nổi lên trong đó có thể kể đến lĩnh vực đầu tư Peer – to – Peer Lending (Cho vay ngang hàng).
Cho vay ngang hàng là một loại hình kinh doanh mới, dịch vụ sáng tạo trên nền tảng công nghệ số. Theo đó người đi vay và người cho vay sẽ được kết nối trực tuyến mà không qua các trung gian tổ chức tài chính như ngân hàng. Mới xuất hiện trên thế giới hơn 15 năm nay, mô hình này đã tạo ra một kênh cung ứng mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện có những biến tướng khó lường, đòi hỏi người dùng hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của tín dụng đen.
Theo ông Tạ Thanh Long – CEO công ty VO247: “Việc các nhà đầu tư chuyển dịch sang kênh đầu tư online, đặc biệt là fintech là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong kênh đầu tư đó. Đặc biệt, khi các công ty fintech không làm minh bạch thì sẽ tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. Do đó, việc làm thế nào để có sự minh bạch hơn cho nhà đầu tư là vô cùng quan trọng để giúp cho nhà đầu tư có thể nhìn nhận chuẩn xác và có đầu tư chính xác.”
Thị trường P2P năm 2020 rất sôi động với sự tham gia của nhiều công ty, trong đó có công ty Việt Nam và những công ty mang yếu tố nước ngoài. Trong đó, việc có rất nhiều đơn vị hoạt động tín dụng đen núp bóng đã đem lại những hậu quả rất lớn mà người dùng phải gánh chịu.
Các diễn giả tại diễn đàn về Xu thế dịch chuyển đầu tư Online
Video đang HOT
Tình trạng chung hiện nay là người dùng không biết được đơn vị nào uy tín hay không. Họ tiếp cận các thông điệp cho vay ở đâu là họ vay ở đó. “Để có thể đảm bảo an toàn, người dùng cần biết rằng hiện đang vay ai, công ty nào, công ty có uy tín không, có website không, fanpage chính thức không. Đối với những công ty không có những điều đó thì họ nên tránh xa bởi người dùng có thể vay được thì dễ nhưng trả được mới khó. Nếu được, người vay có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ, nhờ bạn bè hay người thân qua khảo sát hoặc nghiên cứu trụ sở, văn phòng giao dịch…” – Ông Tạ Thanh Long nhấn mạnh.
Để tạo được sự minh bạch, những đơn vị fintech cần có đăng kí kinh doanh rõ ràng, những người đại diện pháp luật và công khai minh bạch những cơ chế, chính sách dành cho cả nhà đầu tư và người vay. Bên cạnh đó cơ chế báo cáo tài chính, kiểm toán cũng cần được thực hiện sớm.
Năm 2021 sắp tới theo lộ trình của chính phủ sẽ đưa ra cơ chế thử nghiệm Sandbox. Lúc đó thị trường sẽ minh bạch hơn, những công ty thực sự làm P2P Lending sẽ rõ ràng, ko bị mập mờ giữa những công ty hoạt động núp bóng P2P. Khi đó thị trường sẽ trong sạch hơn và những nhà đầu tư hoặc người vay có cơ sở và thông tin để lựa chọn những kênh đầu tư hoặc cho vay uy tín. Bằng những phương pháp đơn giản, người vay hãy tìm hiểu thông tin trên mạng xem công ty đó hoạt động thế nào, đánh giá người dùng ra sao để có lựa chọn đúng đắn.
Việt Nam muốn hợp tác với các nước Mỹ Latinh về công nghệ số
Các lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên hợp tác là sản xuất thông minh, IoT, AI, Dữ liệu lớn, Blockchain, Thực tế ảo, An ninh mạng, Fintech, in 3D, Hệ sinh thái 5G,...
Tối 29/10, Bộ TT&TT đã phối hợp với 11 Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại ICT Việt Nam - Mỹ Latinh năm 2020. Đây là lần đầu tiên Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại ICT Việt Nam - Mỹ Latinh được Bộ TT&TT tổ chức.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại ICT Việt Nam - Mỹ Latinh vừa diễn ra tối 29/10 tại Hà Nội.
Sự kiện này nhằm thúc đẩy hơn nữa vai trò của CNTT và truyền thông trong việc gắn kết giữa Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latinh. Do vậy, Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại ICT Việt Nam - Mỹ Latinh năm 2020 có chủ đề: "Kết nối số Việt Nam - Mỹ Latinh".
Hội nghị có sự tham gia của đại diện nhiều quốc gia khu vực Mỹ Latinh như Achentina, Braxin, Chile, Colombia, Cuba, Haiti, Mexico, Panama, Peru, Urugoay và Venezuela. Trong đó, nhiều quốc gia tham dự ở cấp độ đại sứ.
Đại biểu các nước Mỹ Latinh được giới thiệu về các thiết bị 5G Make in Vietnam.
Không chỉ diễn ra trực tiếp tại Hà Nội, sự kiện còn bao gồm các điểm cầu trực tuyến tại nhiều nước Mỹ Latinh với sự góp mặt của nhiều bộ, ngành, các hiệp hội và doanh nghiệp ICT.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, đại dịch Covid-19 vừa qua đã chứng minh được tầm quan trọng của công nghệ số đối với tất cả các quốc gia. Với sự trợ giúp của công nghệ số, Việt Nam và các nước Mỹ Latinh có thể xích lại gần và trở thành đối tác của nhau dù có khoảng cách rất xa về mặt địa lý.
Giới thiệu với đại biểu Mỹ Latinh các mẫu camera giám sát thông minh độ phân giải cao do doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm: "Các thương nhân nhỏ có thể bán hàng hóa của họ từ các nền tảng thương mại điện tử cho khách hàng dù họ ở Mỹ Latinh hay Việt Nam. Bằng cách sử dụng nền tảng e-learning, chúng ta có thể kết nối giáo viên các nước Mỹ Latinh và sinh viên Việt Nam để thực hiện nhiều lớp học trực tuyến.".
Với mong muốn có một môi trường cạnh tranh để trở thành nơi tốt nhất trong khu vực cho các doanh nghiệp số phát triển, Việt Nam khuyến khích các công ty công nghệ nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp trong nước ở các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất thông minh, IoT, AI, Dữ liệu lớn, Blockchain, Thực tế ảo, An ninh mạng, Fintech, in 3D, Hệ sinh thái 5G,...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm mời gọi các doanh nghiệp Mỹ Latinh tìm hiểu và đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Việt Nam đang chuyển đổi chiến lược từ gia công phần mềm sang sáng tạo, thiết kế và sản xuất các sản phẩm kỹ thuật số bởi các công ty công nghệ trong nước. Do đó, Thứ trưởng Phan Tâm tin tưởng rằng, đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp công nghệ số Mỹ Latinh tìm hiểu và đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia và doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ Latinh đã chia sẻ với nhau về tiềm năng và thế mạnh của mình. Hội nghị này vì vậy được kỳ vọng sẽ trở thành viên gạch đầu tiên nhằm xây dựng nên một thị trường số chung cho Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latinh trong những năm sắp tới.
Tin buồn cho giới Fintech Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch yêu cầu một số công ty fintech chia sẻ dữ liệu khách hàng. Theo nguồn tin riêng của Reuters , chính phủ Trung Quốc có kế hoạch yêu cầu các công ty công nghệ như Ant Group, Tencent, JD.com chia sẻ dữ liệu khách hàng vay tiêu dùng, viện dẫn lý do ngăn chặn tình trạng...