Nhà báo bị giết, ai trục lợi ở Syria?
Các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng phóng viên ở Syria ngày càng gia tăng trong bối cảnh xung đột giữa phe nổi dậy và quân đội chính phủ cũng không ngừng leo thang, hãng RT đưa tin hôm 16/8.
Trong đoạn video,Tessa Arcillia – phóng viên hãng tin RT không khỏi xót xa khi kể về cái chết của đồng nghiệp người Pháp Gilles Jacquier khi anh này tác nghiệp ở Syria trong những ngày giao tranh ác liệt.
“Gilles là một người bạn tuyệt vời. Anh ấy hay cười, lúc nào cũng vui vẻ, thích tìm tòi và luôn muốn đi thật nhiều nơi để thu thập thông tin.
Anh ấy thực sự là một phóng viên nhiệt huyết với mong muốn cho cả thế giới biết được chuyện gì đang diễn ra ở những “góc khuất” – nơi ít người biết tới nhất trên trái đất rộng lớn này”, hãng RT dẫn lời Christophe Kench – một người bạn thân và cũng là đồng nghiệp của nhà báo xấu số Jacquier.
Phóng viên người Pháp Gilles Jacquier được cho là bị quân nổi dậy Syria sát hại hồi đầu năm 2011
Ngay khi Jacquier bị giết vào tháng 1/2012, nhiều người nghĩ rằng đây là âm mưu của chính phủ Syria. Tuy nhiên, Georges Malbrunot – một phóng viên người Pháp khác lại nhận định quân nổi dậy mới chính là kẻ đã gây ra những cái chết thương tâm như thế.
Video đang HOT
Nhận định của Malbrunot trái ngược với hầu hết các thông tin được lan truyền trước đó nhưng anh dẫn căn cứ rằng “các cơ quan tình báo ở Pháp đã kết luận Gilles tử vong do trúng đạn súng cối 81mm trong vùng kiểm soát của phe đối lập”.
Trong khi đó, Alex Thomson, tổng biên tập báo Channel 4 của Anh cũng trả lời phỏng vấn của hãng tin RT: “Động cơ giết hại các phóng viên của phe đối lập đã quá rõ ràng. Họ muốn làm suy giảm uy tín của chính quyền Tổng thống al-Assad”.
Các nhà báo ở Syria đang được đặt trong tình trạng nguy hiểm báo động, bao gồm cả phóng viên địa phương và phóng viên nước ngoài do xung đột đang có nguy cơ biến thành một cuộc nội chiến.
Hôm 15/8, nhiều người làm trong lĩnh vực truyền thông đã tập trung phía trước trụ sở hãng thông tấn Syria (SANA) ở thủ đô Damascus để tưởng nhớ các nhà báo bị bắt cóc, bị giết hại trong suốt nhiều tháng qua.
Đoàn người tham gia lễ tượng niệm cầm theo những biểu ngữ đòi quyền tự do ngôn luận, đồng thời cũng kiên quyết khẳng định việc các phóng viên bị sát hại sẽ không khiến họ run sợ, hay ngừng vạch trần những sự thật ẩn chứa bên trong cuộc xung đột nội bộ ở quốc gia Tây Á này.
Xung đột ở Syria nổ ra từ tháng 3/2011 khiến hơn 21.000 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người bị thương và rất nhiều người (bao gồm cả quan chức cấp cao, quân nhân và dân thường) phải đi sơ tán sang các nước láng giềng, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất chấp nỗ lực hòa bình của Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế, căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập ở Syria vẫn không ngừng leo thang với các cuộc giao tranh ngày càng khốc liệt trên phạm vi cả nước khiến số người thương vong tiếp tục tăng lên theo từng ngày.
Theo VTC
Nga tố phương Tây 'dằn mặt về Syria
Trước cuộc họp với ông Kofi Annan, đặc phái viên Liên hiệp quốc về vấn đề Syria, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov giữ nguyên lập trường "không can thiệp vào công việc nội bộ Syria".
Ông đăng đàn khẳng định sẽ không có chuyện Moscow bắt buộc tổng thống Assad thoái vị như phương Tây đồn thổi.
Ngoại trưởng Nga cũng tố nước này bị phương Tây dọa nạt: "Họ nói rằng, nếu chúng tôi không đồng thuận dự thảo nghị quyết 7 của hội đồng bảo an, họ cũng từ chối kéo dài sứ mệnh của quan sát viên liên hiệp quốc tại Syria".
Lời hăm dọa của phương Tây bị Nga cực lực phản đối vì "độ manh động và nguy hiểm" cùng việc "sử dụng các quan sát viên quốc tế như một món hàng mặc cả là điều không chấp nhận nổi".
Ngày 11/7 vừa qua, các nước Anh, Pháp và Đức đã trình lên hội đồng bảo an liên hiệp quốc bản dự thảo nghị quyết về việc mở rộng nhiệm vụ quan sát viên quốc tế tại Syria đi kèm những yêu sách khắt khe đối với quốc gia tây Á.
Trong đó có yêu cầu nước này trong thời hạn 10 ngày phải giải trừ vũ khí hạng nặng.
Bản dự thảo còn đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế một khi Damacus không đáp ứng được các yêu sách.
Nga tuyên bố không chấp nhận bản dự thảo của phương Tây. Họ đã soạn một bản dự thảo khác, trong đó bao gồm việc mở rộng nhiệm vụ quan sát viên thêm 3 tháng để thực hiện "kế hoạch hòa bình sáu điểm" của ông Kofi Annan.
Vấn đề Syria khiến mâu thuẫn trong hội đồng bảo an ngày càng sâu sắc
Ngoại trưởng Lavrov bác bỏ lời kêu gọi mà ông cho là phi thực tế từ các cường quốc phương Tây, trong đó đề nghị Moscow dùng sức ảnh hưởng để thuyết phục tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu hàng với tư cách "một lãnh đạo quốc gia bạo lực ở Trung Đông".
"Al-Assad sẽ không đầu hàng - không phải bởi vì có Nga bảo vệ mà vì ông ta nhận được sự ủng hộ từ nhân dân Syria. Nga sẽ chấp nhận bất kỳ quyết định nào của người dân Syria trong việc lựa chọn người lãnh đạo", ông Lavrov nói.
Reuters bình luận, động thái của Moscow càng làm căng thẳng mâu thuẫn trong Hội đồng bảo an. Tuần trước, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đăng đàn tuyên bố cả Nga và Tung Quốc sẽ phải trả giá cho những hành động tiếp tay Assad.
Phương Tây đứng đầu là Mỹ đã nhiều lần cáo buộc "sự dung túng" của hai quốc gia này với nguyên thủ Syria.
Trước đó, Nga, Trung Quốc đã từ chối đồng thuận các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria. Họ không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài đối với Syria. Tổng thống Nga, Putin tuyên bố, Nga sẽ không để kịch bản Lybia được lặp lại.
Theo VTC
"Ông Assad sẽ không gặp kết cục như đại tá Gaddafi" Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao cho rằng, khó có khả năng Tổng thống Syria Assad sẽ gặp kết cục bi thảm như cố Đại tá Gaddafi của Lybia. Thưa Tiến sĩ, bạo loạn ở Syria bắt đầu từ tháng 3/2011 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, vậy nguyên nhân nào...