Nhà 320m2 ở Tây Nguyên với “vibe” thư thái an yên quá đỗi, mê nhất là khu giếng trời đẹp như resort
Ngôi nhà sử dụng các vật liệu gạch, gỗ, gốm, ngói… mang giá trị bền vững của núi rừng Tây Nguyên.
Ngôi nhà được nằm ở thành phố cao nguyên Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ. Được xây dựng trên một khu đất rộng 470m2 với tổng diện tích sàn là 320m2, Time House là sự kết nối của hiện tại, quá khứ và tương lai, giữa con người với con người, con người với thiên nhiên Tây Nguyên hoang dại. Công trình kết hợp sử dụng vật liệu cũ, mới và các vật liệu tự nhiên như gạch, gỗ, gốm, ngói… được xử lý ở mức độ vừa đủ để không mất đi những đặc điểm tự nhiên vốn có.
Từ cổng vào là một khoảng sân vườn với đủ loại cây cảnh, nhằm giảm bớt tác động của tiếng ồn và khói bụi. Những hình khối và cấu trúc mặt đứng 2 lớp, giúp không gian ở tránh được bức xạ trực tiếp từ hướng tây nhưng vẫn tràn ngập ánh sáng và thông gió tự nhiên.
Ngôi nhà sử dụng các vật liệu gạch, gỗ… bền vững của núi rừng Tây Nguyên, mang giá trị lâu dài với thời gian
Không gian sân trước rộng rãi hoàn hảo để hít khí trời vào mỗi sáng
Thiết kế cửa mở về cả hai phía độc đáo và mới mẻ so với các thiết kế nhà thông thường ở miền quê
Ngôi nhà được thiết kế 2 tầng, tầng trệt là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, một khoảng thông tầng lớn được kết nối với không gian thư giãn đọc sách và phòng thờ phía trên. Ở đây, các khe nắng thay đổi liên tục và di chuyển trong ngày, giúp ngôi nhà thêm phần sống động và hấp dẫn. Việc sử dụng tường gạch mộc, gốm thủ công, gỗ tự nhiên kết hợp với mảng ngói âm dương chịu sương gió, làm không gian trở nên gần gũi và mộc mạc. Đâu đó, mang chút sắc màu dữ dội, đặc trưng của dải đất cao nguyên này.
Điểm nhấn của ngôi nhà là các không gian được bố trí xung quanh chiếc giếng cổ đã tồn tại qua rất nhiều thế hệ tạo ra một không gian mở thật ấm cúng. Hành lang chạy dài xung quanh giếng cổ giúp kết nối các thành viên trong gia đình mà không phá vỡ đi sự riêng tư, tạo ra một môi trường sống yên tĩnh và tách bạch với ngoại cảnh đô thị.
Hệ thống lam gỗ, gạch thông gió, giếng trời giúp các khối chức năng dễ dàng tiếp cận tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư cho từng không gian. Sau cùng là một sân cỏ rộng rãi, hằng ngày là nơi vui chơi của những đứa trẻ và còn là nơi để tụ tập, quây quần với người thân, bạn bè.
Bên trong căn nhà được bài trí gam màu trang nhã
Chiếc view xịn nhìn từ trong nhà ra bên ngoài cửa chính
Trần cao tạo sự thông thoáng cho không gian, ô vuông giếng trời ở khu vực sinh hoạt chung tạo thêm cảm giác không gian rộng lớn khi vừa bước vào căn nhà
Video đang HOT
Trần được làm bằng gỗ sao xanh, đồ nội thất bằng gỗ mộc xinh xắn
Phòng khách tiếp nối với bếp – bàn ăn, hai khu vực được phân chia nhờ cầu thang gỗ lạ mắt
Nội thất gỗ biến không gian bàn ăn trở nên gần gũi ấm cúm
Bữa cơm gia đình đi kèm “view” thi vị không chỗ chê!
Cầu thang gỗ dẫn lên phòng thư giãn và không gian thờ cúng ở tầng 1, cả hai được kết nối qua vòm cong cổ điển
Cửa gỗ và cửa sổ tròn lấy cảm hứng từ những ngôi nhà xưa
Chiếc hành lang kết nối các thành viên trong gia đình…
… đồng thời thiết kế này cũng tạo sự riêng tư nhất định cho mỗi thành viên.
Chỉ cần mở cửa phòng là bạn có được sự kết nối với thiên nhiên và các thành viên khác
Hành lang xanh chạy xung quanh giếng cổ với vẻ đẹp dân dã mà đậm chất thơ
Vườn cây cảnh nằm ngay dưới giếng trời thoáng đãng, mang đến cho không gian sống luồng sinh khí tươi mới
Khoảng giếng trời mang đến sức sống cho căn nhà
Mê cung xanh giữa lòng ngôi nhà, nhìn xuống giếng trời là giếng cổ
Phòng ngủ với ô cửa sổ lớn nhìn ra bên ngoài, nơi gia chủ có thể ngồi thư giãn, ngắm cảnh
Giường ngủ kết hợp tủ gỗ kéo mở linh hoạt và tủ quần áo, không gian làm việc gọn gàng
Nội thất nhà vệ sinh bằng đá cẩm thạch được ưa chuộng nhất hiện nay
Phòng ngủ tối giản với tông màu trắng để tạo sự thông thoáng
Phòng vệ sinh nhỏ đẹp sang trọng với bồn tắm nằm mini và gam màu ấm sang trọng
Không gian sân cỏ phía sau nhà giúp các thành viên trong gia đình có sự kết nối với thiên nhiên
Khung cảnh sân vườn nhẹ nhàng, lãng mạng về đêm
10đ cho chiếc “view” xịn xò này!
Bản thiết kế ngôi nhà
Bản thiết kế ngôi nhà
Ảnh: Quang Dam
Thiết kế: X11 Design Studio
Bắt đầu thi công dự án nâng cấp Quốc lộ 19 qua Tây Nguyên
Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19) đã được chính quyền địa phương hai tỉnh Gia Lai và Bình Định bàn giao 114/143 km mặt bằng, phần còn lại dự kiến bàn giao trong tháng 9/2021.
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho hay, dự án có 8 gói thầu xây lắp; trong đó, 2 gói thầu ưu tiên (XL03, XL4A), các nhà thầu đã huy động máy móc, thiết bị và nhân lực đến công trường và tổ chức thi công từ ngày 15/9/2021.
Trong khi đó 6 gói thầu xây lắp còn lại đang trong quá trình hoàn thiện phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Dự kiến, tháng 11/2021 khởi công 3 gói thầu, tháng 12/2021 khởi công 2 gói thầu, còn lại một gói khởi công vào tháng 1/2022.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 đẩy nhanh việc lựa chọn nhà thầu của 4 gói thầu xây lắp, đồng thời chỉ đạo tư vấn thiết kế hoàn chỉnh hồ sơ dự toán, tập trung thẩm định, phê duyệt 2 gói thầu còn lại đảm bảo tiến độ.
Đại diện Ban Quản lý dự án 2 cho biết, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 dài khoảng 143 km, đi qua địa bàn hai tỉnh Gia Lai (dài 126 km) và Bình Định (dài 17 km). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng).
Cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn vay IDA của Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia khoảng 2,1 triệu USD cho thiết kế kỹ thuật và 3,7 triệu USD vốn đối ứng trong nước.
Cũng theo đại diện Ban Quản lý dự án 2, tuyến Quốc lộ 19 từ Gia Lai đến Bình Định hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng, quy mô hai làn xe, mặt đường nhỏ hẹp khoảng 7 - 9m, tốc độ di chuyển thấp chỉ 50 - 60 km/h và thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông.
Sau khi dự án Quốc 19 hoàn thành đầu tư nâng cấp, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m được thảm bê tông nhựa 2 lớp và hệ thống an toàn giao thông, đảm bảo cho xe chạy với vận tốc 80km/h. Thời gian thi công dự án dự kiến trong 24 tháng, hoàn thành toàn bộ vào cuối năm 2023.
Hiện nay, phương tiện di chuyển trên Quốc lộ 19 từ Bình Định đến Gia Lai phải mất 6,5 - 7 tiếng, sau khi được đầu tư nâng cấp, thời gian đi lại rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 5 tiếng.
Bộ Giao thông vận tải đánh giá, Quốc lộ 19 là tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường kết nối giao thông và logistics với hành lang Đông - Tây từ khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung. Đồng thời, tuyến Quốc lộ 19 còn góp phần phát triển hệ thống đường bộ châu Á kết nối Việt Nam với các nước láng giềng; phát triển hành lang an toàn giao thông đường bộ trên Quốc lộ 19 đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn giao thông.
Thời tiết ngày 21/9: Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21/9, ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 30-60 mm/24 giờ, có nơi trên 80 mm/24 giờ (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc,...