Nguyên tổng giám đốc công ty Tài chính Cao su Việt Nam lãnh án
Thiếu giám sát và bỏ qua các quy định tài chính, bị cáo Phan Anh Minh Ngọc, nguyên tổng giám đốc công ty Tài chính Cao su Việt Nam, đã để nhân viên của mình lập 21 hồ sơ tín dụng giả để vay và chiếm đoạt 45 tỉ đồng của nhà nước.
Ngày 12/12, TAND cấp cao tại TPHCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với vụ án lừa đảo, vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại công ty Tài chính Cao su Việt Nam.
Theo đó, HĐXX không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án tù chung thân đối với bị cáo Trần Quốc Hoàng (38 tuổi, nguyên nhân viên phòng tín dụng của công ty) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài mức án trên, tòa kê biên toàn bộ tài sản của Hoàng nhằm thi hành án.
HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Phan Anh Minh Ngọc (60 tuổi, nguyên tổng giám đốc công ty Tài chính Cao su Việt Nam) y án 5 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo tại tòa
Theo HĐXX, bản án sơ thẩm chưa xem xét toàn bộ nội dung vụ án, vi phạm tố tụng. Vì vậy, tòa tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về VKSND TPHCM điều tra làm rõ hành vi của các bị cáo sau: Đặng Thị Kim Anh (60 tuổi), Nguyễn Thị Lệ Hằng (44 tuổi), Lê Anh Tuấn (49 tuổi), Nguyễn Hồng Hải (49 tuổi), Trần Thị Thu Hiền (33 tuổi).
Theo bản án sơ thẩm, Công ty Tài chính Cao su Việt Nam là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, là tổ chức tín dụng phi ngân hàng do nhà nước nắm giữ 100% vốn, có chức năng nhận tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá để huy động vốn, vay các tổ chức tài chính, tín dụng…
Ngày 4/5/2004, Hoàng được tuyển dụng làm nhân viên tín dụng tại phòng Tín dụng của công ty. Trong thời gian làm việc, Hoàng đã nhiều lần đi Singapore và Campuchia đánh bạc dẫn đến thua nhiều tiền.
Video đang HOT
Để có tiền nướng vào cuộc “đỏ đen”, từ năm 2009 đến ngày 30/12/2011, Hoàng đã nghĩ cách “rút ruột” tài sản công ty. Lợi dụng chức năng, nhiệm vụ được giao là tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ… Đồng thời, với sự quản lý lỏng lẻo, làm sai nguyên tắc của một số cán bộ, lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ và tổng giám đốc, Hoàng đã mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người thân trong gia đình và bạn bè dùng làm tài sản thế chấp rồi lập hồ sơ vay vốn tại công ty. Sau đó, Hoàng tự lập hồ sơ vay vốn và nhờ những người bán vé số dạo ký giả chữ ký của khách hàng trong hồ sơ vay vốn.
Để vay được nhiều tiền, Hoàng đã bỏ qua nhiều quy định trong việc định giá tài sản và lập hồ sơ, tự mình định giá tài sản thế chấp cao hơn giá trị thực của nó. Để tránh bị phát hiện, Hoàng đã không làm thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản và không cho đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp.
Với thủ đoạn trên, Hoàng đã lập tổng cộng 21 hồ sơ tín dụng để vay và chiếm đoạt 45 tỉ đồng. Toàn bộ số hồ sơ giả này đều được bị cáo Phan Minh Anh Ngọc và cấp dưới bỏ qua sai sót, làm sai thủ tục để duyệt cho vay và giải ngân sai quy định.
Trước đó, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phan Minh Anh Ngọc 5 năm tù, Võ Thị Hoàng Hồng 3 năm án treo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Bị cáo Trần Quốc Hoàng lĩnh án tù chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Các bị cáo là từng kế toán, thủ quỹ của công ty liên quan trong vụ án này lĩnh mức án như sau: Đặng Thị Kim Anh lĩnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Lệ Hằng năm tù; Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Hải, Trần Thị Thu Hiền mỗi bị cáo 4 năm tù về tội “vi phạm các quy định trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng”.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Hoàng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, các bị cáo còn lại kháng cáo kêu oan. Đồng thời, VKSND TPHCM kháng nghị thay đổi tội danh đối với bị cáo Phan Minh Ngọc và tăng hình phạt đối với các bị cáo khác. Sau đó, VKSND cấp cao tại TPHCM kháng nghị tăng hình phạt đối với bị cáo Võ Thị Hoàng Hồng. Ngoài 2 bản kháng nghị trên thì các bị cáo cũng có đơn kháng cáo kêu oan.
Tại phiên tòa hôm nay, đại diện VKSND cấp cao bất ngờ rút kháng cáo tăng hình phạt đối với bị cáo Võ Thị Hoàng Hồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Thất thoát hơn 50 tỷ đồng, TGĐ Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang lãnh 13 năm tù
Để thoát thất hơn 50 tỷ đồng trong thời gian làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch - Thương mại Kiên Giang (gọi tắt KTC), bị cáo Nguyễn Hùng Linh bị tuyên phạt 13 năm tù cho hai tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
Sau 2 ngày xét xử (10 và 11/11) và sau 1 tuần nghị án, chiều 18/11, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hùng Linh (nguyên Tổng giám đốc KTC, nguyên Chủ tịch VFA) mức án 13 năm tù; Lê Nguyễn Hoàng Nam (nguyên trưởng phòng kế hoạch-kinh doanh công ty KTC) 9 năm tù về 2 tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Với tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", bị cáo Đỗ Hiếu Liêm (nguyên Phó tổng giám đốc KTC), Phan Văn Trinh (phó phòng kế hoạch-kinh doanh KTC), Huỳnh Hữu Ánh (nhân viên Phòng Kế hoạch-kinh doanh KTC) nhận mức án 2 năm tù; Âu Tấn Việt (Phó phòng Kế hoạch-kinh doanh KTC) 18 tháng tù. Riêng bị cáo Lê Thị Thanh Diễm (nguyên Giám đốc công ty Việt Phong) phải chịu mức án 20 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, từ năm 2006, Linh được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch-Thương mại tỉnh Kiên Giang với 100% vốn nhà nước (gọi tắt là KTC). Linh có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về quyết định đối với các hợp đồng vay, cho vay cùng các hợp đồng kinh tế khác theo ngành nghề kinh doanh về mua bán xăng dầu, xuất khẩu gạo, đầu tư tài chính, bất động sản...
Đến năm 2008, Nam được bổ nhiệm giữ chức trưởng phòng kế hoạch-kinh doanh KTC với nhiệm vụ tham mưu cho ban tổng giám đốc KTC về công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Linh và Nam đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình và đã thành lập 3 công ty "sân sau" do người thân đứng tên để lấy gạo của KTC xuất khẩu nhằm thu lợi cá nhân với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng gây thiệt cho KTC về tiền lãi suất ngân hàng là hơn 400 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hùng Linh (đứng thứ 3 từ phải sang) bị kết án 13 năm tù
Đặc biệt, vào cuối năm 2009, KTC có ký 4 hợp đồng và cho công ty Việt Phong tạm ứng đến 90% giá trị hợp đồng với số tiền hơn 65 tỷ đồng nhưng với điều kiện trong kho của Việt Phong phải có số gạo 9.900 tấn. Sau khi nhận được số tiền tạm ứng, Diễm không tiến hành mua gạo để cung cấp cho KTC mà đem trả nợ cho các doanh nghiệp và cá nhân hơn 29 tỷ đồng. Đối với số tiền còn lại, Diễm có mua gạo nhưng đem đi bán lòng vòng và trả nợ hết.
Trong thời gian vỡ nợ, nữ giám đốc này chỉ giao cho KTC 2.000 tấn gạo, tương đương hơn 13,6 tỷ đồng. Do Không còn khả năng trả nợ nên Diễm giao căn nhà trị giá hơn 1,1 tỷ đồng cho KTC. Như vậy, tổng số tiền mà Diễm đã chiếm đoạt của KTC là hơn 50 tỷ đồng.
Ngoài ra, vào cuối tháng 11-2013, Ban Tổng giám đốc KTC có ký kết 2 hợp đồng xuất khẩu gạo với 1 công ty nước ngoài có tên là World Trade với tổng sản lượng hơn 1.600 tấn, tương đương hơn 13 tỷ đồng. Theo thỏa thuận, phía World Trade phải thanh toán tiền trước 100% giá trị hàng hóa thì KTC mới giao đủ gạo. Âu Tấn Việt là người được giao nhiệm vụ ký thủ tục giao hàng (ký lệnh nhả hàng) nhưng lại không thực hiện đúng quy trình, quy chế nên đã xảy ra tình trạng đối tác đã nhận đủ hàng nhưng không trả tiền cho KTC.
Tại phiên toà, HĐXX tuyên buộc bị cáo Diễm bồi thường hơn 50 tỷ 584 triệu đồng cho KTC;buộc Nam trả lại hơn 400 triệu đồng tiền lãi ngân hàng cho KTC; xung công quỹ nhà nước số tiền hơn 2,4 tỷ đồng mà Nam thu lợi từ việc thành lập 3 công ty "sân sau". Bị cáo Nam đã khắc phục xong hậu quả.
Ngoài các mức án đã tuyên như trên, HĐXX còn tuyên phạt các bị cáo Âu Tấn Việt (Phó phòng kế hoạch-kinh doanh KTC) 18 tháng tù, Đỗ Hiếu Liêm (Phó tổng giám đốc KTC), Phan Văn Trinh (Phó phòng kế hoạch-kinh doanh KTC) và Huỳnh Vũ Anh (nhân viên phòng kế hoạch-kinh doanh KTC) với cùng mức án 2 năm tù cho tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Được biết, trong thời gian giữ chức TGD KTC ông Linh được BCH bầu giữ chức chủ tịch VFA nhưng sau đó dư luận không đồng tình, Bộ Nội vụ đã nhiều lần có văn bản bác kết quả bầu cử này, yêu cầu bầu lại theo đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
Đến tháng 10/2014, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục có văn bản bác đề nghị của VFA về việc giữ nguyên nhân sự của VFA hiện nay. Bộ Nội vụ yêu cầu VFA khẩn trương thực hiện quy trình chuẩn bị nhân sự và bầu chức danh Chủ tịch theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ VFA đã được Bộ Nội vụ phê duyệt.
Tháng 3/2015, UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc KTC đối với ông Linh để điều về Sở Nội vụ Kiên Giang để kiểm điểm những sai phạm.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc quyết mua công ty giải trí của Hollywood Tập đoàn giải trí bất động sản Dalian Wanda đang trong quá trình thương thuyết mua lại toàn bộ cổ phần của Dick Clark Productions - một công ty giải trí và sản xuất chương trình Qủa Cầu Vàng, cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu nước Mỹ. Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc có tham vọng mở rộng đầu tư phát triển Hollywood....