Nguyên tắc ba phút phụ huynh nên áp dụng khi dạy con
Đón con ở cổng trường, bạn hãy dành ít nhất ba phút nghe con kể chuyện để không bỏ lỡ thông tin quan trọng nhất.
Bạn dành bao nhiêu thời gian cho con sau giờ làm? Thông thường, mỗi người chỉ cần 30 phút nấu ăn cho con, 15 phút đọc sách cho con và vài giây hôn chúc ngủ ngon. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Nataliya Sirotich, có ba phút quan trọng nhất trong ngày mà bạn nên áp dụng để xây dựng mối quan hệ tốt với con ngay cả khi đã bước vào tuổi dậy thì, theo Bright Side.
Theo nguyên tắc này, dù gặp con hàng ngày, bạn hãy khiến mỗi lần gặp như thể đã cách xa nhau một thời gian dài.
Bên cạnh đó, bạn nên ngồi xuống ngang tầm mắt với trẻ, dành ba phút ôm con và hỏi chuyện gì đã xảy ra trong khi hai người không gặp nhau. Điều này rất cần thiết khi đón con từ nhà trẻ, trường học hay khi bạn vừa đi làm về.
Tầm quan trọng của việc lắng nghe con
Theo Nataliya, trong vòng vài phút đầu tiên sau khi gặp lại bố mẹ, trẻ sẽ nói hết mọi thông tin có thể nhớ. Tùy thuộc tính cách, mỗi đứa trẻ sẽ có cách phản ứng khác nhau nếu bố mẹ lờ đi nguyên tắc ba phút.
Khi không có cơ hội kể những chuyện cỏn con, qua thời gian, trẻ cũng không nói với bố mẹ về những chuyện quan trọng. Trong trường hợp này, phụ huynh sẽ bỏ lỡ rất nhiều.
Ngược lại, có trẻ sẽ tiếp tục nói suốt cả tối, cố nhớ lại các chi tiết và cuối cùng cũng hoàn thành câu chuyện. Bố mẹ của những đứa trẻ này cũng có nguy cơ bỏ lỡ thông tin, bởi với họ, những lời trẻ nói trở thành âm thanh ồn ào quen thuộc.
Video đang HOT
Lưu ý khi áp dụng nguyên tắc
Nguyên tắc ba phút không có nghĩa phụ huynh nên dành chỉ ba phút mỗi ngày cho con. Nó gợi ý rằng mỗi lần gặp lại con, bạn phải lắng nghe trong ba phút đầu tiên để nắm được câu chuyện con cần chia sẻ.
Ngoài ra, để hiểu con hơn, bạn có thể làm theo một số lời khuyên từ các nhà tâm lý học:
- Dành một chút thời gian mỗi ngày để làm việc mà cả bạn và con cùng yêu thích.
- Hãy để con biết bố mẹ đang lắng nghe và hiểu câu chuyện, bằng cách lặp lại thông tin con vừa nói.
- Không tỏ ra hào hứng một cách giả tạo.
- Khi câu chuyện bị gián đoạn, bạn hãy nhắc lại ngay sau đó để con biết bạn nhớ nội dung đang trao đổi.
- Tránh những cuộc tranh cãi dông dài, vô nghĩa ngay cả khi bạn biết rõ đúng sai. Hãy nói đơn giản: “Mẹ biết là con không đồng tình với mẹ”.
Thùy Linh
Theo ngoisao.net
Gần 926.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2018
Sáng nay (27/4), Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo công bố các thông tin quan trọng của kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh 2018. Theo đó, tổng số thí sinh dự thi năm nay là 925.961, tăng 6,9% so với năm 2017.
Thí sinh dự thi tăng
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh dự thi năm nay là 925.961, tăng 6,9% so với năm 2017. Trong đó, thí sinh THPT là 855.356, thí sinh giáo dục thường xuyên (GDTX) là 70.604 và 56.971 thí sinh tự do.
Ông Trinh cho hay, số thí sinh đăng ký xét tuyển là 688.641, tăng 7,5% so với năm 2017. Tổng số nguyện vọng là 2.750.444, tăng 7,1% so với năm 2017.
Cũng theo ông Trinh, về bài thi tổ hợp, có hơn 341.000 thí sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), chiếm 37%. Số thí sinh chọn bài khoa học xã hội (KHXH) là hơn 444.500, chiếm 48%. Như vậy so với năm 2017, tỉ lệ thí sinh chọn bài thi KHXH tăng hơn khoảng 5%. Có hơn 360.000 thí sinh đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp, chiếm 4%.
Năm 2018, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là 455.174 chỉ tiêu, tăng 1,2% so với năm trước. Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi THPT là 344.275, tổng chỉ tiêu theo các phương thức khác là 110.899.
Riêng với ngành sư phạm, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho hay, tổng chỉ tiêu ngành Sư phạm giảm rất mạnh, tới 38%.
"Năm nay tổng chỉ tiêu vào các trường Sư phạm là 35.590, số chỉ tiêu xét kết quả thi THPT quốc gia là 24.369 (giảm 22,8% so với năm ngoái) và các phương thức khác là 11.221 (giảm 55,3% so với năm 2018). Tổng số nguyện vọng sư phạm là 125.261, giảm 29% so với năm trước", bà Phụng nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT. (Ảnh: Đình Tuệ)
Chỉ tiêu ngành Sư phạm giảm mạnh
Trả lời câu hỏi của PV, bà Phụng cho biết, sở dĩ tổng chỉ tiêu của Sư phạm giảm khoảng 38% do qua khảo sát nhìn chung vẫn thừa thiếu cục bộ.
"Bộ GD&ĐT đã khảo sát ở các địa phương, nhu cầu sử dụng nhân lực sư phạm giảm. Đồng thời, Bộ tính đến số sinh viên Sư phạm chưa có việc làm nên quyết định giảm chỉ tiêu. Tuy nhiên, con số thí sinh đăng kí vào ngành này vẫn không quá giảm và vẫn nhiều em đăng kí vào ngành Sư phạm", bà Phụng cho biết.
Trao đổi thêm về vấn đề giảm chỉ tiêu cho ngành này, bà Phụng cho hay, việc giảm chỉ tiêu và ngưỡng đầu vào của ngành Sư phạm vẫn do Bộ quyết định nên chất lượng ngành này được nâng cao và hi vọng những em đăng kí vào Sư phạm là những em có học lực cao.
Thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh THPT quốc gia 2018 tại Hà Nội
"Trước khi tính toán chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ đã có khảo sát về nhu cầu tuyển dụng và nhân lực giáo viên trong 5 năm theo cấp học và môn học.
Cụ thể năm 2018, Bộ tổng hợp và xác định con số cần tuyển để đáp ứng nhu cầu cho 63 tỉnh thành với con số 59.000 giáo viên.
Bên cạnh khảo sát chính thức này, cuối năm 2017, chúng tôi cũng có một số nghiên cứu khảo sát thì thấy số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm trong 2 năm qua ra sao, số sinh viên Sư phạm đã làm ngành nghề khác và có sẵn sàng quay lại khi có cơ hội không...
Từ đó Bộ đã tính toán ra con số tốt nghiệp ngành Sư phạm nhưng chưa có việc làm là hơn 40.000 người. Trong đó, có khoảng 50% vẫn chờ cơ hội để vào ngành Sư phạm nếu có cơ hội.
Trên cơ sở này, Bộ quyết định năm 2018 chỉ giao chỉ tiêu sư phạm từ 35-36 nghìn để vừa kết hợp với đào tạo mới, vừa thu hút lại số đào tạo cũ trước đó quay trở lại nghề", bà Phụng chia sẻ.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Con... con sao thế này? Không phải nó chết rồi chứ vợ Anh, đồ tồi. Anh làm bố như thế à? Tan sở từ 4h chiều, nhưng Tú lại ra quán bia nhậu với đồng nghiệp. Vừa ngồi xuống bàn nhậu thì vợ gọi điện. - Anh về sớm đón con nhé, tầm 17h15 nó tan học đấy. Hôm nay em làm tăng ca về muộn không đón được con. - Ok, lát anh qua đón, em không phải lo. Bỏ máy xuống, Tú...