Nguyên tắc ăn uống chuẩn khoa học giúp kiểm soát tốt bệnh hen phế quản
Để có một cơ thể khỏe mạnh, hãy tập luyện thể dục thường xuyên và kết hợp với các nguyên tắc ăn uống chuẩn khoa học. Nếu bạn bị bệnh hen phế quản (hen suyễn) càng phải chú ý chế độ dinh dưỡng và các nguyên tắc ăn uống.
Theo các nghiên cứu khoa học, thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe nói chung và phổi nói riêng. Vì thế, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh hen phế quản. Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản, hãy áp dụng ngay những nguyên tắc ăn uống sau:
1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh hen phế quản
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh hen phế quản tương đối mật thiết. Cụ thể, có những bằng chứng cho thấy những người có chế độ ăn nhiều vitamin C và E, beta- carotene, flavonoid, magie, selen và axit béo omega-3 có tỷ lệ hen suyễn thấp hơn những người có chế độ ăn ít hơn.
Đối với những người không nhận đủ vitamin C, vitamin E, axit omega 3 và các loại khoáng chất khác có chức năng phổi kém hơn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản. Tuy nhiên, chưa có kết luận chính thức nào cho rằng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này thực sự gây ra bệnh hen suyễn.
Các công trình nghiên cứu khoa học nhận định, đó là các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen phế quản đối với cơ thể con người. Khó có thể khẳng định chính xác mối liên hệ giữa bệnh hen phế quản và chế độ ăn uống nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng việc cơ thể không nhận được chất dinh dưỡng phù hợp sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh và khó chống lại các virus đường hô hấp thường gây ra cơn hen suyễn. Vì thế, bạn nên tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống tốt cho người bệnh hen.
2. Nhóm thực phẩm tốt cho bệnh hen phế quản
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh là cách giúp phòng ngừa, kiểm soát và điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả. Cụ thể, theo các nguyên tắc ăn uống khoa học chỉ ra các nhóm thực phẩm sau tốt cho bệnh hen suyễn:
2.1. Nhóm trái cây và rau xanh
Video đang HOT
Trái cây và rau xanh cung cấp chất xơ cũng như lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nhóm thực phẩm này hỗ trợ tốt cho phổi và những người bị hen phế quản. Một số rau củ quả bổ phổi nên ăn là cà chua, đậu, gừng, nghệ, lựu, táo, súp lơ, rau củ quả màu cam…
2.2. Nhóm thực phẩm giàu axit béo omega 3
Axit béo omega 3 tốt cho toàn bộ cơ thể như trí não, mắt, phổi và sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, bổ sung omega 3 là cách giúp hạn chế bệnh hen phế quản hiệu quả. Loại axit béo này có thể tìm thấy trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ và nhiều loại thực vật như hạt lanh, quả óc chó, hạt chia.
2.3. Uống vitamin D
Những người bị hen suyễn nặng thường có mức vitamin D thấp. Sữa, trứng và cá như cá hồi đều chứa vitamin D hoặc dành vài phút để hưởng vitamin D từ ánh sáng thiên nhiên buổi sáng là cách giúp người bệnh hen suyễn giảm triệu chứng, tốt cho sức khỏe.
3. Bệnh hen phế quản nên tránh những thực phẩm gì?
Bệnh hen phế quản có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng. Vì thế, bạn nên hạn chế các thực phẩm không tốt dưới đây:
- Chế độ ăn nhiều calo: Nếu bạn ăn nhiều calo hơn bạn đốt cháy, bạn sẽ tăng cân. Điều đó không chỉ xấu cho sức khỏe nói chung mà còn cho bệnh hen suyễn. Theo các nghiên cứu khoa học, những người béo phì có nguy cơ mắc các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn, sức khỏe kém hơn so với những người duy trì cân nặng bình thường. Vì thế, thay vì một chế độ ăn uống nhiều calo, hãy cân bằng lượng calo nạp vào và calo tiêu thụ để tốt cho cơ thể.
- Tránh thực phẩm gây dị ứng: Bị hen suyễn khiến bạn có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao. Các phản ứng thực phẩm dị ứng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn. Vì thế, bạn nên tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như sữa bò, hải sản, trứng, đậu phộng…
- Tránh sulfites: Sulfites có thể kích hoạt các triệu chứng hen suyễn ở một số người. Được sử dụng làm chất bảo quản, sulfites có thể được tìm thấy trong rượu vang, trái cây khô, dưa chua, tôm tươi và đông lạnh…. vì thế, người bị hen suyễn nên tránh những thực phẩm này để hạn chế bệnh nặng hơn.
Trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong thói quen ăn uống của mình, trước tiên bạn nên nói chuyện với các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra lời khuyên phù hợp với chẩn đoán hen suyễn của bạn.
Kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản và tâm lý của bệnh nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không được kiểm soát, tâm trạng xấu có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần áp dụng một số phương pháp nhằm kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có thể là một trong những nguyên nhân gây lo lắng và trầm cảm. Bên cạnh đó, sự lo lắng cũng sẽ khiến bệnh hen phế quản trở nên trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản?
1. Mối liên hệ giữa bệnh hen phế quản và tâm lý của bệnh nhân
Khò khè và ho không phải là triệu chứng duy nhất của căn bệnh hen phế quản. Tăng cân và mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng đi kèm với căn bệnh này. Tuy nhiên, tăng cân và mất ngủ lại là nhưng dấu hiệu khá phổ biến của căn bệnh trầm cảm.
Năm 2012, tạp chí International Journal of Epidemiology đã tiến hành một nghiên cứu liên quan đến điều này. Kết quả cho thấy bệnh nhân hen phế quản có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Tháng 9/2015, một nghiên cứu tương tự cũng được công bố trên tạp chí The Journal of Allergy and Clinical Immunology. Nghiên cứu này cho biết, người bệnh hen phế quản thường có xu hướng lạm dụng albuterol trong thuốc hít. Nguyên nhân của vấn đề này được cho là bắt nguồn từ vấn đề trầm cảm ở bệnh nhân.
Không phải tất cả bệnh nhân hen phế quản đều thường xuyên cảm thấy lo lắng hay bị trầm cảm. Nhưng mối liên hệ giữa trầm cảm và hen phế quản lại tương đối rõ ràng. Trầm cảm tiềm ẩn có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh hen phế quản nghiêm trọng hơn. Trong quá trình điều trị bệnh hen phế quản, tâm trạng và cảm xúc của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau này.
2. Quản lý và kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản
Kiếm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản là điều quan trọng song song cùng phác đồ điều trị. Điều này cần được thực hiện ngay khi bệnh nhân nhận được kết quả chẩn đoán, bởi sự lo lắng quá mức của bệnh nhân chính là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn. Thậm chí, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở và tức ngực do quá hoảng loạn.
Để kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản, duy trì tâm lý ổn định, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Tránh xa những chất có thể kích thích các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Khi kết hợp với sự hoảng loạn, các chất này sẽ khiến cơn hen trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích thích là điều vô cùng quan trọng.
- Chú ý đến các biểu hiện trên cơ thể: Những người bị bệnh hen phế quản thường bị tức ngực hoặc thở nông. Khi bệnh nhân cảm thấy lo lắng, các triệu chứng này sẽ có xu hướng tăng và mất kiểm soát. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh để theo dõi chức năng của phổi.
- Cố gắng vượt qua những suy nghĩ tiêu cực của bản thân: Lo lắng và suy nghĩ tiêu cực là biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản. Chính những suy nghĩ tiêu cực này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị, bệnh nhân cần sớm gạt bỏ các suy nghĩ này.
- Nói chuyện với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý: Nếu không thể tự loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, bệnh nhân nên nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia có thể trị liệu cho bệnh nhân bằng các liệu pháp hành vi nhận thức. Loại trị liệu này sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh lại suy nghĩ và chống lại các ý nghĩ tiêu cực. Đồng thời, khi bệnh nhân kiểm soát được tâm trạng, các cơn hen phế quản cũng sẽ được cải thiện.
- Lập kế hoạch chăm sóc và đối phó với bệnh hen phế quản: Không chỉ bệnh nhân, người chăm sóc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng và căng thẳng. Do đó, việc lập kế hoạch để đối phó với hen phế quản là điều vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp bệnh nhân và người chăm sóc chủ động hơn trong quá trình điều trị.
Trong bản kế hoạch này, người chăm sóc có thể liệt kê các vấn đề như: triệu chứng, các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng, sự tiến triển của bệnh tình, thông tin liên hệ của bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất...
Kiểm soát tốt tâm lý bệnh nhân có thể giúp quá trình điều trị hen phế quản thuận lợi hơn. Vì vậy, người nhà hãy thường xuyên nói chuyện và động viên bệnh nhân trong thời gian điều trị nhé!
6 cách phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai Hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, chính vì thế phòng ngừa hen suyễn ở phụ nữ mang thai là điều vô cùng cần thiết. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa...