Nguyên Phó CTN Nguyễn Thị Bình: Cần tạo động lực để nhà giáo yên tâm cống hiến
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, ngày 29/1, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm, chúc tết nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình năm nay ngoài 90 tuổi, bà là Bộ trưởng Bộ Giáo dục giai đoạn từ năm 1976-1987. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục, theo sát những hoạt động của ngành, gửi tới ngành nhiều góp ý, phản biện chân thành và sâu sắc.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến thăm, chúc tết nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình
Tới thăm nguyên Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ân cần hỏi thăm sức khỏe và trân trọng cảm ơn những đóng góp của nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Trao đổi với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, làm giáo dục là việc khó nên muốn đạt được thành quả cần phải có quyết tâm và sự kiên trì, nhẫn nại.
Dành sự ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ giáo viên, nguyên Phó Chủ tịch nước mong rằng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ quan tâm tham mưu và chỉ đạo tạo cơ chế, chính sách phù hợp cho nhà giáo, đảm bảo phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng, chăm lo tạo động lực để nhà giáo yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Video đang HOT
Chia sẻ với nguyên Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đặc biệt năm 2019 sẽ là năm ngành Giáo dục quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm áp lực và tạo động lực cho giáo viên, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ giáo viên để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Gửi lời chúc mừng nhân dịp năm mới tới nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong rằng, sẽ tiếp tục nhận được những tư vấn, góp ý của nguyên Phó Chủ tịch nước đối với các chính sách, nhiệm vụ của ngành, trong đó có các chính sách, nhiệm vụ liên quan đến nhà giáo, đảm bảo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Minh Thu
Theo Dân trí
Nghề giáo viên mầm non: "Quả ngọt" đến từ lòng kiên nhẫn và sự chắt chiu
Bàn tay nhà giáo để cầm phấn viết những dòng chữ mềm mại nhưng đối với giáo viên mầm non, bàn tay như chưa hề có phút ngơi nghỉ để chăm trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến dạy trẻ kiến thức, kỹ năng... Nhưng để cảm được "quả ngọt" từ nghề, các cô phải chắt chiu từng niềm vui, nỗi buồn.
Áp lực nghề giáo viên mầm non
Thời gian gần đây, có không ít trường hợp bạo hành trẻ mầm non diễn ra trên khắp cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất của các em, lòng tin của các bậc phụ huynh. Hình ảnh về nghề cũng vì thế mà thay đổi theo chiều hướng không tốt. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cô giáo ngày đêm đến với bản làng xa xôi để dạy dỗ, chăm sóc các em nhỏ, miệt mài học hỏi, tìm kiếm và sáng tạo những tiết học hay. Sự cống hiến, tận tụy với nghề của những giáo viên mầm non tâm huyết vẫn đáng để trân trọng, đặc biệt khi áp lực và cường độ làm việc là rất lớn.
Một cây bị hư không phải cả khu rừng đều đáng chặt bỏ.
Một giáo viên đã có thâm niên 10 năm trong nghề tâm sự: "Có lẽ, ít ai hiểu và cảm nhận được nghề giáo viên mầm non - công việc thường được gọi là "ôsin có bằng cấp". Giáo viên thường kiêm nhiệm đồng thời các vai trò: giáo viên, diễn viên, nghệ sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, thậm chí là lao công, tạp vụ... để chăm sóc lớp học hơn hai mươi học sinh".
Họ không chỉ đa năng mà còn phải giỏi trong việc kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn trong giảng dạy, hiền từ và yêu thương. Trường mầm non được xem là môi trường giáo dục đầu tiên, trẻ ở độ búp măng là tương lai của xã hội. Giáo viên mầm non không chỉ là người truyền đạt nhận thức mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Hành động, lời nói, hình ảnh cô sẽ đi theo trẻ suốt cả chặng đường đời.
Trước khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, đôi lúc các cô không khỏi nản lòng, mệt mỏi. Nhưng sau tất cả những điều đó, lý do gắn bó với nghề các cô luôn mỉm cười chia sẻ, đó chính là ánh mắt, nụ cười và sự tiến bộ mỗi ngày của các thiên thần nhỏ.
Niềm vui dạy học - động lực để các thầy cô vững bước trên sự nghiệp trồng người
Gia đình cô Nguyễn Thị Hiếu - Hiệu phó chuyên môn một trường mầm non tại TP.HCM, hiện có 3 chị em cùng là giáo viên của hệ thống TTC Preschool. Cô Hiếu chia sẻ: "Nghề giáo viên mầm non đong đầy niềm vui nhưng áp lực từ nhiều phía. Chính bản thân tôi, chị và em gái cũng chưa bao giờ nghĩ theo nghề được đến ngày hôm nay. Mỗi lần khó khăn, chị em động viên bằng những câu chuyện tích cực, kể với nhau về học sinh ngoan và chia sẻ lòng biết ơn khi phụ huynh đồng cảm".
Niềm vui dạy học được các giáo viên yêu nghề nhìn nhận dưới nhiều góc độ.
Với cô Phạm Thị Oanh - giáo viên mầm non tại Đồng Nai, niềm vui dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ: niềm vui khi được dõi theo những thế hệ học trò mình được gắn bó, ngắm nhìn đôi mắt long lanh của trẻ thơ đầy khát vọng, say sưa nghe cô giảng bài;... "Đó còn là niềm vui khi nhìn thấy sự tiến bộ của các em và nét rạng rỡ của phụ huynh mỗi buổi đón con về. Bản thân tôi hạnh phúc khi nhận ra: Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng biệt là độc đáo. Với trẻ, không có gì là sai hoặc đúng, đúng - sai là do chúng ta định hướng", cô Oanh nói thêm.
Việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ mầm non mang lại cho giáo viên rất nhiều trải nghiệm, cung bậc cảm xúc,... Trong những năm tháng đầu đời, được đồng hành cùng tuổi thơ để nuôi dưỡng cảm xúc chân thành, đáng yêu của trẻ là niềm hạnh phúc bình dị đong đầy tình thương và bao dung của các cô. "Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con. Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ. Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon. Vì yêu các con, em là cô giáo mầm non". (bài hát Tâm tình cô giáo mầm non). Tình yêu thương với những đứa trẻ sẽ là động lực không nhỏ để các cô gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, sự thấu hiểu và đồng hành từ phía phụ huynh, xã hội cũng sẽ là điểm tựa quan trọng để các cô chinh phục nhiều trải nghiệm thú vị.
An Nhiên
Theo Dân trí
Giáo sư Hoàng Phê với tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng Việt Những hồi ức kỷ niệm về con người và sự nghiệp của GS Hoàng Phê đã được nhắc lại trong tọa đàm "GS Hoàng Phê với tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng Việt". Tọa đàm khoa học "Giáo sư Hoàng Phê với tiếng Việt và chuẩn hóa tiếng Việt" do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học và Trung tâm...