Nguyên nhân khiến nhiệt độ có thể nhảy vọt vào năm 2024
Sự gia tăng lớn nhất và những năm ấm nhất có xu hướng xảy ra ở giai đoạn sau của sự kiện El Nino.
Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 6/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Sự nóng lên toàn cầu bắt đầu vào giữa những năm 1970 khi nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu tăng vượt quá mức biến thiên tự nhiên. Mỗi thập kỷ sau năm 1960 đều ấm hơn thập kỷ trước và những năm 2010 là ấm nhất. Nhưng nhiều thay đổi đã xảy ra từ năm này sang năm khác.
Bây giờ, vào năm 2023, tất cả các loại kỷ lục đang bị phá vỡ. Nhiệt độ hàng ngày cao nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu đã xảy ra vào đầu tháng 7, cùng với sự bất thường về nhiệt độ mặt nước biển lớn nhất từ trước đến nay.
Theo phân tích sơ bộ, tháng 6 có nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu cao nhất. Mật độ băng trên biển của Nam Cực đã ở mức thấp kỷ lục. Trong khi đó, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tiếp tục tăng lên và không có dấu hiệu chậm lại.
Các hậu quả rõ ràng đã xảy đến gồm những trận mưa như trút nước ở một số nơi trên thế giới, trái ngược với những đợt nắng nóng quá mức và cháy rừng ở những địa điểm khác, đặc biệt là gần đây ở Canada.
Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu sẽ không tăng lên không ngừng. Sự gia tăng lớn nhất và những năm ấm nhất có xu hướng xảy ra ở giai đoạn sau của sự kiện El Nino.
Biến đổi khí hậu do con người gây ra là không ngừng và phần lớn có thể dự đoán được. Nhưng bất cứ lúc nào, và đặc biệt là tại mỗi địa phương, nó có thể bị che lấp bởi các sự kiện thời tiết và sự biến đổi tự nhiên theo thang thời gian giữa các năm hoặc theo thập kỷ.
Video đang HOT
Sự kết hợp của quá trình thay đổi theo thập kỷ và xu hướng nóng lên do phát thải khí nhà kính ngày càng tăng khiến kỷ lục nhiệt độ trông giống như một bậc thang đi lên.
Sự gia tăng nhiệt độ diễn ra theo một tiến trình từng bước. Năm ấm nhất trong thế kỷ 20 là năm 1998, theo sau sự kiện El Nino lớn 1997 – 1998. Sau đó, quá trình nóng lên tạm dừng và cái gọi là “sự gián đoạn” trong quá trình nóng lên toàn cầu từ năm 2001 đến năm 2014 đã khiến nhiều người phủ nhận về hiện tượng biến đổi khí hậu.
Sự kiện El Nino năm 2015 – 2016 đã thay đổi điều đó. Năm 2015 trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận và chính thức chấm dứt quãng gián đoạn của quá trình nóng lên toàn cầu. Kỷ lục năm 2015 chỉ bị vượt qua bởi năm 2016 – năm ấm nhất cho đến nay.
Trong El Nino, nhiệt được lưu trữ ở độ sâu trong vùng nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương được di chuyển xung quanh và quay trở lại bầu khí quyển, gây ra hiện tượng tăng nhiệt trên toàn cầu.
Nghiên cứu cho thấy rằng lượng nhiệt trong đại dương tăng đều đặn hơn so với sự nóng lên của không khí trên bề mặt và là thước đo tốt hơn để chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục.
Với hiện tượng El Nino vừa mới xuất hiện cùng khả năng đây sẽ là một hình thái mạnh mẽ, chúng ta có thể trải qua bước tăng nhiệt tiếp theo. Ngay từ năm 2023, nhiệt độ bề mặt nước biển đã vọt lên vào tháng 4 ở mức cao nhất từng được ghi nhận, nhiều hơn 0,2 độ C so với ngưỡng đỉnh điểm trước đó.
Điều này đã tạo tiền đề cho tháng 6 có nhiệt độ không khí bề mặt cao kỷ lục trên toàn cầu. Vào đầu tháng 7, chỉ số này đạt giá trị cao nhất từng được ghi nhận.
Chúng ta có thể mong đợi năm 2023 sẽ trở thành năm nóng nhất cho đến nay. Nhưng nhiệt độ bề mặt nước biển trong các sự kiện El Nino có xu hướng đạt đỉnh vào khoảng tháng 12 và có ảnh hưởng lớn nhất trong hai tháng tiếp theo. Điều đó là cơ sở để nhiệt độ của năm 2024 nhảy lên nấc thang tiếp theo, có lẽ cao hơn 1,4 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Khi sự kiện La Nina – trái ngược với El Nino – tiếp theo xảy ra, đà tăng nhiệt sẽ lại tạm dừng, nhưng các giá trị sẽ không hoàn toàn quay trở lại các mức trước đó.
Cách người dân châu Á hạ nhiệt trong các đợt nắng nóng thiêu đốt
Khoảng thời gian từ 2023 đến 2027 có thể phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ cao do khí nhà kính giữ nhiệt kết hợp với hiện tượng El Nino.
Trong đợt sóng nhiệt những tháng gần đây, người dân châu Á đã tìm đến nhiều biện pháp khác nhau để tạm thời làm mát.
Các tình nguyện viên tại New Delhi (Ấn Độ) phát nước miễn phí trong một chiều nóng nực. Ảnh: AFP
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cảnh báo rằng có 66% khả năng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất một năm. Trong khi đó, thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các chuyên gia khí hậu cho biết hiện tượng El Nino sẽ mạnh lên trong những tháng tới và nếu kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra thì có thể đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức cao chưa từng có.
Tuy không có mưa nhưng người dân Tokyo (Nhật Bản) vẫn sử dụng ô vì mục đích che nắng. Ảnh: AFP
Một người dân tại Bangkok (Thái Lan) cũng sử dụng ô che nắng. Ảnh: AP
Nữ sinh sử dụng quạt cầm tay làm mát tại Banda Aceh ở Indonesia. Ảnh: AFP
Thời tiết oi nóng khiến người lao động tại bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) khó tiếp tục làm việc. Họ tạm nghỉ dưới bóng râm. Trong tuần này, các bác sĩ tại đây đã khuyên người trên 60 tuổi ở nhà trong các đợt nắng nóng gay gắt. Ảnh: AFP
Trẻ em "giải nhiệt" trên sông Buriganga tại Bangladesh. Bangladesh là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. 1/5 diện tích quốc gia này có nguy cơ bị ngập vĩnh viễn do nước biển dâng. Ảnh: AFP
Một người đàn ông tại Lalitpur, bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) vẩy nước lên mặt để làm mát. Ảnh: AP
Trong bức ảnh chụp ngày 30/5 là một người phụ nữ phun nước lên mái nhà để giảm nóng bức tại Hà Nội. Ảnh: AFP
Các cổ động viên môn cricket dùng khăn dài che đầu tráng nắng nóng khi theo dõi một trận đấu ở Lucknow, India. Ảnh: AP
Trẻ em thích thú chơi tại đài phun nước ở Quảng trường Gwanghwamun, Seoul khi cảnh báo sóng nhiệt được ban hành khắp thủ đô Hàn Quốc hôm 18/6. Ảnh: Yonhap
Vài ngày qua, đã có 96 người thiệt mạng ở hai bang đông dân nhất của Ấn Độ trong bối cảnh nhiều khu vực tại nước này đang "quay cuồng" vì đợt nắng nóng oi ả. Những trường hợp tử vong xảy ra ở bang miền Bắc Uttar Pradesh và miền Đông Bihar, nơi chính quyền cảnh báo cư dân trên 60 tuổi và người mắc nhiều bệnh khác nhau nên ở trong nhà vào ban ngày.
Ngày 18/6, quận Ballia tại bang Uttar Pradesh ghi nhận mức nhiệt 43 độ C, vượt mức trung bình đến 5 độ C. Thêm vào đó, độ ẩm 25% còn tăng thêm hiệu ứng của sự nóng bức.
Độ ẩm, cùng với nhiệt độ khắc nghiệt, khiến cơ thể gặp khó khăn trong tự hạ nhiệt. Các bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như say nắng và kiệt sức vì nóng, có các triệu chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tim và các vấn đề về thận, tiểu đường hoặc thai phụ.
Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nắng nóng kỷ lục Nhiệt độ kỷ lục lên tới 45C đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia bao gồm Bangladesh, Việt Nam, Singapore và Trung Quốc. Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước ở một số khu vực. Ảnh: Reuters Các khu vực của châu Á đã bị ảnh hưởng bởi nắng nóng gay gắt trong những tuần gần đây. Một liên minh quốc...