Nguyên nhân khiến nách có mùi và cách giải quyết
Mặc áo quá chật, không vệ sinh sạch sẽ là những sai lầm có thể khiến bạn lâm vào cảnh “viêm cánh”.
Theo WebMD , mùi cơ thể hình thành khi mồ hôi của bạn gặp vi khuẩn trên bề mặt da.
Đổ mồ hôi là cách cơ thể điều chỉnh nhiệt độ. Mồ hôi hầu như không có mùi. Những gì bạn ngửi thấy là do vi khuẩn phân hủy protein keratin trên bề mặt da.
Mồ hôi cơ thể có mùi do kết hợp với vi khuẩn. Ảnh: Freepik.
Nguyên nhân nào khiến nách có mùi?
Mùi cơ thể bắt đầu ở tuổi dậy thì do hormone nội tiết tố androgen tăng lên. Khi bạn hoạt động nhiều trong thời tiết nóng, các tuyến mồ hôi sẽ được tiết ra để làm mát cơ thể. Nó thường không có mùi cho đến khi vi khuẩn trú ngụ trên da bắt đầu bị phá vỡ.
Theo WebMD , mùi cơ thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn gặp phải một số tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, gan hoặc thận. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất béo, dầu kết hợp thực phẩm mùi mạnh như hành, tỏi có thể thấm qua lỗ chân lông gây ra mùi hôi.
Cách ngăn ngừa mùi hôi nách
Nếu bạn muốn vùng da dưới cánh tay không có mùi, hãy làm sạch cơ thể mỗi ngày với xà phòng hoặc sữa tắm, đồng thời giặt quần áo thường xuyên rồi phơi chúng dưới ánh nắng để loại bỏ hết vi khuẩn.
Mọi người cũng nên chọn chất liệu áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, ưu tiên những thiết kế rộng rãi để tránh vi khuẩn tích tụ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là yếu tố quyết định mùi hương trên cơ thể. Bạn nên tránh các món ăn có mùi mạnh như tỏi, hành và cà ri. Một lời khuyên nữa là hãy bổ sung đủ 2 lít nước/ngày.
Mùi hôi nách phát triển do cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Ảnh: Santyol.
Thời tiết mùa hè sẽ khiến mồ hôi xuất hiện nhiều hơn. Bạn hãy thoa chất chống mồ hôi vào vùng da dưới tay trước khi đi ngủ.
Giữ vùng da nách luôn khô ráo cũng là cách hạn chế mùi. Vi khuẩn rất khó sản sinh ở những vùng khô trên cơ thể. Do đó, bạn có thể cạo lông nách thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ của chất bẩn và giảm mùi mồ hôi.
Cách trị hôi nách
Điều trị hôi nách phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra mùi cơ thể. Mùi hôi có thể do vệ sinh chưa kỹ hoặc không sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da.
Những người có mùi ở vùng da dưới cánh tay nên sử dụng chất khử mồ hôi sau khi tắm theo hướng dẫn của bác sĩ. Các sản phẩm này thường chứa cồn và tính acid để ức chế vi khuẩn hình thành trên da.
Ngoài ra, bạn cũng nên tẩy tế bào chết cho vùng nách sạch sẽ để kiểm soát mùi. Dùng dụng cụ tắm rửa với xà phòng tạo bọt sẽ là phương pháp giúp loại bỏ da chết nhẹ nhàng và hiệu quả.
Tẩy da chết vùng da dưới cánh tay là việc nên làm để hạn chế mồ hôi. Ảnh: Womenshealth.
Làm thế nào để ngăn đổ nhiều mồ hôi ở vùng nách?
Giữ cơ thể luôn khô ráo, cạo lông thường xuyên... là cách mọi người nên làm.
1. Sử dụng chất chống mồ hôi: Chất khử mùi chỉ có thể hạn chế mùi hương ở vùng da dưới cánh tay của bạn mà không thể ngăn cơ thể tiết ra mồ hôi. Vì vậy, hãy sử dụng chất chống mồ hôi vừa tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, vừa ngăn chặn tuyến mồ hôi phát triển. Ngoài ra, bạn chỉ nên thoa sản phẩm này lên vùng da sạch và khô vào ban đêm để nó phát huy hết tác dụng. Ảnh: doc.
2. Giữ cơ thể luôn khô ráo: Sau khi tắm, hãy đợi vài phút trước khi mặc quần áo. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn tắm nước nóng hoặc sống ở nơi có khí hậu ẩm. Giữ cơ thể khô ráo và thoáng mát trước khi mặc quần áo là cách đơn giản nhất bạn có thể làm để ngăn mồ hôi dưới cánh tay. Ảnh: ratpack.
3. Cạo lông nách: Cơ thể đổ mồ hôi là sự xuất hiện tự nhiên giúp giữ nhiệt độ trong tầm kiểm soát. Đây là hình thức cân bằng nhiệt ở trong và ngoài cơ thể làm cho bạn cảm giác mát hơn. Cạo lông nách là cách giảm mồ hôi tiết ra quá nhiều. Bạn nên chọn dụng cụ cạo lông nhẹ nhàng để tránh gây ra vết thương. Ảnh: fashiongonerogue.
4. Tránh thức ăn gây mồ hôi: Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi ở vùng da dưới cánh tay. Nếu cảm thấy cơ thể mình đổ mồ hôi quá nhiều, bạn nên giảm hoặc loại bỏ những thực phẩm như đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, hành, tỏi và các món ăn chứa hàm lượng chất béo cao. Ảnh: hop culture, Pinterest.
5. Bổ sung thực phẩm làm giảm mồ hôi: Khi bạn tìm cách giảm mồ hôi thông qua chế độ ăn uống, điều quan trọng là phải tập trung vào các loại thực phẩm không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chuối, trà xanh, khoai lang, yến mạch, rau và trái cây chứa hàm lượng nước cao như dưa hấu, nho, bông cải xanh giúp làm dịu các tuyến mồ hôi trong cơ thể. Ảnh: bbcgoodfood, treehugger.
6. Uống đủ nước: Uống 2 lít nước mỗi ngày và ăn thực phẩm có hàm lượng nước cao giúp cơ thể mát mẻ, ngăn tiết mồ hôi dưới cánh tay. Ảnh: spiritselfhealth.
7. Mặc quần áo rộng, thoáng khí: Mặc quần áo chật, đặc biệt là phom dáng ôm sát dưới cánh tay, có thể gây ra vết bẩn trên áo của bạn. Những thiết kế này khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Thay vào đó, hãy thử chất liệu vải thoáng khí và mặc quần áo rộng rãi để ngăn đổ mồ hôi và làm ố quần áo. Ảnh: Pinterest, loveemmarie.
8. Hạn chế caffeine: Caffeine kích thích hệ thần kinh, tăng tiết mồ hôi. Nó cũng làm cho huyết áp và nhịp tim của bạn tăng cao, đẩy tuyến mồ hôi phát triển mạnh hơn. Bạn nên giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn lượng caffeine vào cơ thể. Ảnh: amarujala.
9. Ngừng hút thuốc: Chất nicotine bạn hấp thụ khi hút thuốc giống như caffein, làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến tim đập nhanh hơn và kích thích các tuyến mồ hôi. Hút thuốc có liên quan đến một loạt các vấn đề vệ sinh, sức khỏe như hôi miệng, răng ố vàng và ung thư. Vì vậy, nếu muốn giảm lượng mồ hôi dư thừa và cải thiện sức khỏe của mình, hãy bỏ hút thuốc. Ảnh: flourishsurgicalarts.
Ăn gì để "cơ thể luôn tỏa hương" mà không cần dùng nước hoa Mỗi người đều có mùi hương trên cơ thể khác nhau. Mùi tiết ra từ tuyến mồ hôi mà nhiều khi bản thân mỗi người sẽ không hề hay biết. Nếu như ăn nhiều hành, tỏi, các gia vị nặng mùi, khi đi vào cơ thể, tiêu hóa qua dạ dày sẽ tạo ra khí lưu huỳnh gây mùi hôi thì ngược lại....