Nguyên nhân gì khiến NT2 báo lỗ trong quý 3/2020?
Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 lỗ gần 6 tỷ đồng trong quý 3, là quý lỗ đầu tiên sau khoản lỗ từ năm 2013.
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 1.153 tỷ đồng, giảm 34% so cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận gộp giảm mạnh 62% về còn 68 tỷ đồng.
NT2 cho biết nhà máy điện Nhơn Trạch 2 dừng máy để trung tu mở rộng định kỳ tại 75.000 giờ vận hành tương đương đầu tiên (EOH) trong tháng 9/2020. Việc này khiến doanh thu sản xuất điện bị sụt giảm trong khi các chi phí cố định như khấu hao, lãi vay… không biến động nhiều.
Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm 94% còn 3 tỷ đồng do cùng kỳ công ty lãi lớn từ đánh giá lại số dư các khoản vay có gốc ngoại tệ với giá trị 49,6 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 44% lên 48,5 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái gần 21 tỷ đồng.
Những nguyên nhân trên khiến NT2 nhận khoản lỗ gần 6 tỷ đồng trong quý 3, quý lỗ đầu tiên kể từ quý 3/2013.
Video đang HOT
Luỹ kế 9 tháng, NT2 có doanh thu đạt 4.752 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ 2019. Lãi ròng giảm 23% về còn 422 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra, NT2 thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận.
Tổng tài sản tính đến 30/9 giảm 10% so đầu năm, ghi nhận ở mức 6.835 tỷ đồng. Tiền mặt, tiền gửi và các khoản tương đương tiền giảm 43% còn 372,5 tỷ đồng.
Nợ vay ngắn hạn là 1.334 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với đầu kỳ. Nợ vay dài hạn sau khi hạch toán hết từ quý 2, đến quý 3 vẫn chưa phát sinh khoản mới nào. Phải trả người bán ngắn hạn tăng mạnh, gấp gần 4 lần đầu kỳ lên 751 tỷ đồng chủ yếu liên quan đến giao dịch với Tổng công ty khí Việt Nam. Trong khi đó, phải trả ngắn hạn khác giảm 86% còn 48 tỷ đồng do công ty đã thanh toán cổ tức phải trả.
Trong năm 2021-2022, VNDirect ước tính tăng trưởng kép LNST của NT2 là 3,1%, nhờ: 1) hiệu suất hoạt động cao (77%) trong năm 2021-2022 do tình hình thiếu điện ở khu vực miền Nam trở nên nghiêm trọng hơn so với năm 2021, và 2) chi phí lãi vay giảm 70% do dự kiến NT2 sẽ trả hết nợ trong nửa đầu năm 2021.
Trong năm 2022-2025, kỳ vọng tăng trưởng kép LNST của NT2 giảm 3,7%, do: 1) đại tu năm 2023 sau 100.000 EOH (Số giờ vận hành tương đương), và 2) thuế suất tăng từ 5% năm 2023 lên 10% trong năm 2024 vì chính sách ưu đãi thuế sẽ hết hiệu lực trong 2024 (10%) và 2026 (20%).
Lãi suất có thể giảm tiếp nếu có thêm diễn biến bất lợi
Mức lãi suất liên ngân hàng siêu thấp đã kéo dài hơn 4 tháng nay...
Lãi suất có thể giảm tiếp nếu có thêm diễn biến bất lợi
Tuần qua, thị trường mở vẫn không có giao dịch mới, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,175%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,225%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Mức lãi suất liên ngân hàng siêu thấp đã kéo dài hơn 4 tháng nay, trong đó, lãi suất liên ngân hàng qua đêm thường xuyên dao động trong vùng 0,1-0,2%/năm.
Trên thị trường tổ chức kinh tế và dân cư, sau bước giảm mạnh tuần đầu tháng 10 (khoảng 0,2-0,4%/năm ở các ngân hàng thương mại lớn) do ảnh hưởng bởi quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi không có nhiều thay đổi trong tuần qua, giữ ở mức 3-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5,0%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát và thị trường đã bước vào quý cuối năm thường là quý cao điểm kinh doanh nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn khá khiêm tốn, tiền đồng dư thừa trong hệ thống các ngân hàng. Điều này khiến lãi suất được dự báo vẫn sẽ đi ngang ở vùng thấp trong thời gian tới hoặc có thể giảm thêm từ 0,1%-0,3%/năm nếu có các diễn biến bất lợi của dịch bệnh trong nước và thế giới.
Công ty Chứng khoán VNDirect thì dự đoán lãi suất cả huy động và cho vay có thể giảm 0,25-0,5%/năm trong quý IV, tương đương giảm thêm cỡ khoảng 0,05-0,1%/năm từ nay đến năm 2020. VNDirect cũng lưu ý rằng lãi suất huy động ngắn hạn có thể giảm nhiều hơn so với lãi suất dài hạn.
Về diễn biến tăng trưởng tín dụng từ đầu năm, trong báo cáo cập nhật mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS) tin rằng tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ đạt xấp xỉ 10%.
Có phần kém lạc quan hơn, VNDirect kỳ vọng tín dụng cả năm sẽ tăng 9%.
Được biết, tăng trưởng tín dụng lũy kế từ đầu năm nay đến hết tháng 9 ở mức 6,09%, thấp hơn nhiều mức 9,4% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, mức tăng trưởng tín dụng của cả năm 2019 là 13,65%.
VNDirect cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 trong bối cảnh áp lực lạm phát năm tới ở mức thấp.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ ít thay đổi lãi suất điều hành chủ chốt so với mặt bằng hiện tại. Thay vào đó, cơ quan này có thể hỗ trợ thị trường tiền tệ thông qua thị trường mở, gia tăng dự trữ ngoại hối, nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại hoặc lùi thời hạn áp dụng các tiêu chuẩn an toàn tài chính cao hơn đối với các ngân hàng thương mại.
Một số ước lượng cho thấy trong tháng 9 vừa qua, trong bối cảnh tỷ giá thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm 1 tỷ USD cho dự trữ ngoại hối, nâng mức dự trữ ngoại hối lên 93 tỷ USD (cuối năm 2019, dự trữ ngoại hối vào khoảng 80 tỷ USD). Dự kiến cuối năm nay, Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, Việt Nam cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 6 tháng nhập khẩu, với mục tiêu cụ thể trong vòng 12-18 tháng tới là mốc 150 tỷ USD.
Bên cạnh yếu tố dự trữ - dự phòng, việc mua vào USD đồng nghĩa với bơm VND ra thị trường, là một trong những cách để hỗ trợ dòng vốn cho nền kinh tế, lãi suất theo đó có thêm điều kiện để duy trì ở mức thấp, thậm chí tiếp tục giảm.
VNDIRECT dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 7,1% năm 2021 dựa trên 3 kỳ vọng Khối Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT vừa phát hành Báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô với kỳ vọng kinh tế phục hồi nhanh hơn trong quý IV/2020 Tăng trưởng quý III thấp hơn kỳ vọng do làn sóng COVID-19 thứ hai Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý III/2020 tăng 2,6% so với cùng kỳ, mức tăng...