Nguyên nhân đau đầu khi tập luyện
Ngoài hiện tượng chóng mặt, hạ đường huyết khi tập thể dục thì nhiều người còn cảm thấy đau đầu khi tập luyện. Đây là hiện tượng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có rất nhiều vấn đề khi tập thể hình, chơi thể thao khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng lo sợ, điển hình là hiện tượng đau đầu.
Trong và ngay cả sau khi tập thể dục, nhiều người cảm thấy đau đầu mà trước đó họ chưa từng bị bao giờ. Tâm lý này khiến người tập cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi và dần sinh cảm giác chán nản khi tập luyện khiến họ dễ từ bỏ.
Mô tả cơn đau đầu khi tập luyện
Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tâp thi bi đau khăp vung đâu nưa trên, bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau kiểu giật giật theo nhịp của tim đập, ngồi nghỉ 5 phút đỡ dần nhưng tập lại đau hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái.
Tập thể dục, về cơ bản hoạt động này mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp giải phóng năng lượng và tăng cường lượng máu lưu thông trên não. Tập thể dục giúp kích thích endorphin, giúp tăng cảm giác phấn chấn và minh mẫn hơn.
Tập luyện đều đặn còn tăng chất lượng giấc ngủ và giảm stress – đây là những yếu tố cơ bản cho một trí tuệ sảng khoái và minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Việc đau đầu khi tập thể hình có thể do nhiều nguyên nhân như: tăng lượng máu và ứ trệ máu ở não, tăng CO2 trong máu, tăng acid lactic trong máu, căng cơ ở vùng đầu mặt nhiều, mạch tăng quá nhanh… Trước hết, các bạn cần biết về hai loại đau đầu khi tập luyện:
1/ Đau đầu tiên phát: Thường ít nguy hiểm, nguyên nhân trực tiếp do vận động quá sức. Thường chỉ kéo dài trong 5 phút đến tối đa là 2 ngày.
Video đang HOT
2/ Đau đầu thứ phát: Rất nguy hiểm, bởi do ảnh hưởng của nguyên nhân bệnh lý khác như: xuất huyết, u,… Biểu hiện: giảm thị lực, nhìn mờ, chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, cổ cứng, trạng thái đau kéo dài rất lâu… Đau đầu thứ phát cần được khám và chữa trị khẩn cấp.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu khi tập luyện
Để xác định nguyên nhân gây đau đầu khi tập luyện, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân bệnh lý. Nếu đau do khối u thì cần chụp cộng hưởng từ để phát hiện và điều trị.
Nếu không phải do bệnh lý, bạn hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình? Đôi khi hiện tượng đau đầu chỉ là sự thay đổi đột ngột môi trường, ví dụ bạn đang ở trong nhà nhiều sau đó tham gia các bộ môn hoạt động ngoài trời, hoặc trong quá trình tập bạn không thở đúng cách khiến não không có đủ oxy, lưu thông máu kém cũng gây ra hiện tượng đau đầu.
Đôi khi hiện tượng đau đầu khi tập luyện còn xuất phát từ việc luyện tập gắng sức như tập tạ, nâng đẩy, hít…Cơn đau thường xuất hiện ở vùng não phía sau đầu. Điều này có thể hiểu như sau: khi tập luyện gắng sức quá độ, nhịp tim sẽ rất nhanh, đi cùng với đó là huyết áp tăng. Các mạch máu trong não bị giãn nở hơn mức bình thường và gây áp lực lên màng não, vỏ não, tạo nên các cơn đau đầu.
Cơn đau đầu sẽ giảm bớt khi bạn nghỉ ngơi nhưng vẫn còn đau âm ỉ do não rất nhạy cảm, chúng sẽ kéo đến khi bạn tiếp tục tập luyện ngay sau đó. Nhiều người đau đầu do việc hít thở quá nhanh dẫn đến co thắt mạch máu, gây ra sự phản ứng giãn nở của mạch máu, kéo theo các cơ đau đầu tiền đình. Loại đau đầu này đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội ở một bên đầu và kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thêm vào đó, chứng này thường xuất hiện sau các hoạt động ưa khí và tần suất sẽ cao hơn nữa khi thời tiết nóng.
Ngoài các nguyên nhân trên, chứng đau đầu khi tập luyện còn cộng hưởng khi có các yếu tố sau đây:
- Tư thể cổ không đúng, sai tư thể khiến chèn ép động mạch máu lên não
- Cơ thể bị thiếu nước khi tập luyện khiến máu đặc hơn, lưu thông kém, máu khó lên não khiến cơn đau đầu tăng mạnh.
- Giữ hơi quá lâu khi tập: như ở động tác đẩy ngực, bạn để tạ đi xuống, hít vào và bắt đầu giữ hơi từ điểm thấp nhất của tạ. Khi đẩy tạ lên đến điểm cao nhất mới bắt đầu thở ra. Đây gọi là giữ hơi, khi giữ hơi lâu dễ làm huyết áp tăng đột biến gây đau đầu.
Ngoài ra, môi trường tập luyện cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tập. Đôi khi cơn đau đầu là do bạn đang tập ở một nơi ít oxy, phòng tập đông người, bí bách…
Khi có hiện tượng đau đầu, dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng cho thấy bạn nên tạm dừng tập để khắc phục và điều chỉnh lại tư thế, thói quen tập luyện cho đúng.
Cách khắc phục cơn đau đầu khi tập luyện
Để không bị đau đầu khi luyện tập, bạn cần chú ý những lời khuyên sau:
- Khi tập tạ hay hít xà không nên để đầu ngẩng lên quá cao.
- Không để nhịp tim tăng nhanh đột biến và vượt quá mức mình có thể cảm nhận được là an toàn.
- Uống đủ nước, ngay cả khi bạn không tập luyện, không ra mồ hôi cũng cần bổ sung nước. Người trưởng thành cần uống 2l nước mỗi ngày trong điều kiện bình thường, không hoạt động nặng. Tuyệt đối không chờ đến khi khát nước mới uống nước.
- Cân nhắc các hình thức tập luyện nếu như cơ thể đang gặp vấn đề, ví dụ như người bị huyết áp thấp, bị bệnh tim mạch…thì không nên tập các bài tập mạnh.
- Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều ôxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu ôxy.
- Nếu bạn đau đầu thường xuyên, không bao gồm các nguyên nhân khách quan như môi trường… thì cần đến gặp bác sĩ để được chấn đoán và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng sớm, phòng trường hợp có bất thường trong não.
Những lưu ý về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ trong mùa hè
Nhiều phụ huynh lo lắng về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ khi quay lại trường học trong điều kiện thời tiết nóng bức như hiện nay.
Hào hứng quay lại trường học, đa số trẻ rất vui mừng khi gặp lại thầy cô cùng bạn bè. Tuy nhiên, sau thời gian dài nghỉ dịch các bé đã quen với nếp sinh hoạt, ăn uống tại nhà. Trẻ sẽ phải thay đổi giờ giấc ăn uống cũng như tập làm quen với chế độ dinh dưỡng tại trường. Một số phụ huynh lo ngại, việc quay lại trường sau thời gian dài nghỉ dịch, nhất là vào mùa hè nóng bức, trẻ khó thích nghi với lịch sinh hoạt cũng như thực đơn tại trường, dễ biếng ăn và thiếu dinh dưỡng.
(Ảnh minh họa)
Việc trẻ chưa thể thích nghi ngay với chế độ sinh hoạt và thực đơn tại nhà trường là điều khó tránh. Đặc biệt hiện nay, thời tiết khá nóng bức, việc tham gia các hoạt động ngoài trời khiến trẻ mất nhiệt, ra mồ hôi nhiều hơn. Cảm giác nóng bức, mệt mỏi sẽ càng khiến trẻ biếng ăn. Về vấn đề này, bác sỹ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, cần xác định lại nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ. Nếu trẻ biếng ăn do liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn hoặc liên quan đến một số bệnh khác, cần cho trẻ đi khám và giải quyết tận gốc. Nếu liên quan đến chế độ dinh dưỡng, phải điều chỉnh cho phù hợp.
"Chúng ta phải để ý những loại thức ăn phù hợp trong mùa hè. Đó là những loại thức ăn dễ tiêu, giúp trẻ giảm biếng ăn như sữa chua. Với những thức ăn này, cần cho trẻ dùng trước giờ đi ngủ. Ngoài ra cần bổ sung rau xanh, hoa quả"- BS Trương Hồng Sơn cho biết.
Bên cạnh việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong mùa hè, các phụ huynh cũng tìm hiểu thực đơn, chế độ dinh dưỡng của con tại nhà trường để kịp thời bổ sung các món ăn phụ nhiều dinh dưỡng như sữa chua, váng sữa, phô mai hoặc sáng tạo các món salat kết hợp rau củ với trứng, tôm để tăng cường chất xơ, khoáng chất, vitamin thiết yếu. Cùng những băn khoăn về dinh dưỡng, thiếu nước là một trong những hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ trong mùa hè.
Mùa hè, cơ thể trẻ em dễ thiếu nước. Thời tiết nóng, lượng mồ hôi ra nhiều hơn, đòi hỏi nhu cầu uống nước tăng lên. Đặc biệt, khi trẻ chạy chơi, vận động ngoài trời quá trình tiêu hao lượng nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu nước cho trẻ rất quan trọng. Thông thường trẻ mải chơi, không có thói quen uống nước, lúc nào rất khát mới uống và như vậy là đã bị chậm. Việc tạo thói quen uống nước hàng ngày cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài ra việc lựa chọn đồ uống phù hợp với sức khỏe của trẻ cũng rất quan trọng.
"Hãy tạo cho trẻ thói quen sau 1 tiếng, trẻ phải uống nước 1 lần. Để nhận biết trẻ uống đủ nước hay không có thể quan sát màu nước tiểu, màu nước vàng rất nhạt là trẻ đã uống đủ còn màu nước tiểu sẫm màu, cần bổ sung nước cho trẻ. Nếu trẻ đang thừa cân béo phì nên hạn chế sử dụng các loại nước có nhiều đường. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể làm các loại nước hoa quả cho trẻ"- BS Trương Hồng Sơn cho biết.
Đối với trẻ em, dù là mùa đông hay mùa hè thì việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho con đều rất quan trọng. Tuy nhiên với mùa hè, phụ huynh cần lưu tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc bổ sung nước cho trẻ cũng rất quan trọng, vì hiện tượng thiếu nước diễn ra thường xuyên hơn trong mùa hè. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung nước hiệu quả sẽ giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh trong mùa hè./.
Ăn mận mùa hè: Cực tốt và cực hại, biết mà tránh khi ăn kẻo "rước họa" vào thân Mận là loại quả mùa hè rất tốt cho sức khỏe đã được chứng minh qua các nghiên cứu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mận có thể gây hại cho cơ thể. Healthline, trang tin sức khỏe nổi tiếng đã tổng hợp lại 5 tác dụng nổi bật của quả mận đối với sức khỏe: 1. Cải thiện tình trạng táo bón Quả...