Nguyên mẫu đời thực của cậu bé rừng xanh: Không nói được tiếng người, sống như kẻ thiểu năng và chết trong bệnh tật sau 20 năm rời bầy sói
Khác với Mowgli, Dina Sanichar không có cuộc sống tuyệt vời như trong truyện, cậu bị suy nhược tinh thần sau nhiều năm cố tái hòa nhập với xã hội loài người.
Tác phẩm văn học nổi tiếng The Jungle Book ( Cậu bé rừng xanh) của nhà văn Rudyard Kipling đã được sáng tác dựa trên những hồi ức của ông trong khoảng thời gian sống tại Ấn Độ. Cuốn sách viết về một cậu bé có tên là Mowgli, lang thang trong rừng Ấn Độ và được động vật hoang dã nhận nuôi.
Rất nhiều người tin rằng nguyên mẫu Mowgli chính là Dina Sanichar. Giống như Mowgli, Dina Sanichar là một cậu bé hoang dã được nuôi dưỡng bởi những con sói, mặc dù cuộc sống của cậu khác biệt hơn nhiều so với nhân vật hư cấu trong truyện. Khác với Mowgli, Dina Sanichar không có cuộc sống tuyệt vời như vậy, cậu bị suy nhược tinh thần sau nhiều năm tái hòa nhập với xã hội loài người.
Năm 1872, sâu trong khu rừng rậm Uttar Pradesh nằm ở phía bắc Ấn Độ, một nhóm thợ săn đã buộc phải dừng bước và hoang mang với những gì trước mắt. Một bầy sói đang đi cùng nhau trong rừng, theo sau là một đứa trẻ nhỏ đang bò bằng cả chân và tay. Ngay sau đó, những người thợ săn đã diệt những con sói và bắt giữ cậu bé kì lạ này.
Đứa bé khoảng 6 tuổi, được bầy sói nuôi dưỡng theo đúng nghĩa đen. Nó có ngoại hình giống như thú dữ, không nói mà chỉ gầm gừ, rên rỉ. Móng tay và móng chân sắc nhọn, người bốc mùi hôi và gương mặt phủ đầy lông lá.
Những người thợ săn đã đưa đứa bé đến một trại trẻ mồ côi. Tại đây, cậu bé được rửa tội và đặt tên là Dina Sanichar, trong tiếng Urdu có nghĩa là Thứ Bảy.
Sanichar đã phải vật lộn với cuộc sống mới của mình và bị coi là một kẻ ngu ngốc.
Cha Erhardt là người cai quản và chăm sóc trại trẻ mồ côi này. Ông kể lại rằng Sanichar chỉ ăn thịt sống, không thích mặc quần áo và thích gặm xương để mài răng.
Trẻ em thường học nói trong hai năm đầu đời. Một số trẻ biết nói những từ như “ba”, “bà” khi chỉ sáu tháng tuổi và trong vòng một vài năm sẽ bắt đầu hình thành câu từ rõ ràng. Những cột mốc này trùng khớp với sự phát triển về tinh thần, cảm xúc và hành vi. Thế nhưng, bất chấp những nỗ lực của các chuyên gia, “cậu bé sói” không bao giờ biết nói hay viết bằng ngôn ngữ loài người. Thay vào đó, cậu giao tiếp bằng cách gầm gừ, hú hét như những con sói hoang.
Gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng con người, Sanichar không chịu kết bạn với ai, thậm chí sẽ cắn bất kì ai lại gần. Sanichar chỉ kết bạn với một cậu bé. Đó là “con sói của vùng Krondstadt”, một đứa trẻ hoang dã cũng được phát hiện ở cùng bầy sói và được đưa đến trại trẻ mồ côi này. Hai đứa trẻ dường như có một mối liên hệ kì lạ. Chúng hành động giống nhau, gần gũi và ở bên nhau, thậm chí còn dạy nhau những khả năng sinh tồn như uống nước hay bốc thức ăn.
Sau hơn 20 năm tiếp xúc với con người, Dina Sanichar cũng đã học được cách đi bằng hai chân và mặc quần áo. Thế nhưng, Sanichar vẫn tiếp tục ngửi tất cả các loại thức ăn trước khi ăn chúng, và anh ta luôn tránh mọi thứ trừ thịt sống. Lúc này, Sanichar vẫn không nói được tiếng người và sống tách biệt không hòa nhập với bất kì ai.
Thói quen duy nhất Sanichar học được từ con người đó chính là hút thuốc, và không lâu anh trở thành một người nghiện thuốc lá. Năm 1895, anh qua đời vì bệnh lao.
Kỳ lạ thay, Dina Sanichar không phải là đứa trẻ sói duy nhất xuất hiện ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ 19. Năm 1892, một nhà truyền giáo đã tìm thấy một đứa trẻ hoang dã ở vùng Jalpaiguri. Năm sau, một đứa trẻ ăn ếch sống được phát hiện ở Batzipur gần Dalsingarai. Năm 1898, một đứa trẻ hoang dã được phát hiện tại Sultanpur, sau 14 năm sống cùng loài người, cậu vẫn không thể hòa nhập với xã hội mới này.
Trong nhiều năm sau đó đã có thêm rất nhiều báo cáo về những đứa trẻ hoang dã như vậy. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chỉ là trò lừa đảo dàn dựng để thu hút sự chú ý của dư luận. Điển hình là một vụ việc nổi tiếng liên quan đến hai cô gái tên Amala 3 tuổi và Kamala 8 tuổi được tìm thấy ở Bengal, Ấn Độ vào năm 1920 khi đang ở giữa một bầy sói. Người đàn ông tìm thấy hai đứa trẻ là Joseph Singh đã mô tả những đứa trẻ thường hú lên khi nhìn thấy mặt trăng, đi bằng cả tay chân và chỉ ăn thịt sống. Ông đã cố dạy họ cách đi lại và nói chuyện. Các nhà nghiên cứu đã bị cuốn hút bởi câu chuyện này và đã viết sách về họ. Tuy nhiên, sau đó một cuộc điều tra đã khiến sự thật được phơi bày. Các cô bé này bị khuyết tật phát triển và bị dị tật bẩm sinh. Hai cô bé không hề được nuôi dưỡng bởi đàn sói mà mọi chuyện đều do Singh sắp đặt để lừa bịp thiên hạ.
Và câu chuyện về Dina Sanichar chỉ là một chiêu trò lừa đảo hay đã thực sự được bầy sói nuôi dưỡng? Dina Sanichar là ai và chuyện gì đã xảy ra trong quá khứ của cậu? Tất cả vẫn hoàn toàn là bí ẩn. Thế nhưng, có một sự thật có thể nhìn thấy rõ rằng đa số những đứa trẻ hoang dã được tìm thấy ở Ấn Độ đều khó thích nghi được với xã hội loài người, cuối cùng đều có kết cục bi thảm và cô độc.
Giải mã mặt nạ mỏ chim quái dị của bác sĩ thế kỷ 16
Chiếc mặt nạ hình mỏ chim được các bác sĩ sử dụng trong thời gian đại dịch hạch bùng phát hồi thế kỷ 16. Với mặt nạ trên, các sĩ tin rằng sẽ không lây nhiễm bệnh tật khi khám và điều trị cho bệnh nhân.
Vào thế kỷ 16, đại dịch Cái chết Đen hay còn gọi đại dịch hạch bùng phát ở châu Âu. Khi ấy, các bác sĩ sử dụng mặt nạ mỏ chim mỗi khi đi ra ngoài khám và điều trị cho người bệnh.
Chiếc mặt nạ có hình thù quái dị này ra đời xuất phát thuyết âm khí (miasma theory). Theo giả thuyết này, bệnh dịch hạch lây lan qua không khí và việc hít thở của con người.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ đã sáng chế ra mặt nạ mỏ chim đặc biệt. Chiếc mặt nạ này có thiết kế có 2 mắt ở vị trí mắt người và một số lỗ nhỏ ở phần mỏ để người dùng có thể hít thở bình thường.
Bên trong chiếc mỏ được nhét đầy các dược liệu, thảo mộc như bạc hà, hoa khô (hoa hồng, cẩm chướng), long não...
Các bác sĩ tin rằng, khi đeo mặt nạ mỏ chim thì hương thơm của những nguyên liệu trên sẽ giúp họ không nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay thi thể người tử vong vì dịch hạch.
Ngoài mặt nạ mỏ chim, bác sĩ khi ấy còn mặc áo choàng dài che kín từ đầu tới chân.
Bác sĩ cũng đeo bao tay và cầm một cây gậy baton bằng gỗ. Bác sĩ cầm gậy gỗ này để khám bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
Dầu và sáp cũng được bôi lên người bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn khi đi khám bệnh.
Với vẻ ngoài như vậy, mỗi khi các bác sĩ xuống đường, đặc biệt là buổi tối, nhiều người dân cảm thấy họ giống như "sứ giả của thần chết".
Theo đó, không ít người hoảng sợ khi nhìn thấy bác sĩ đeo mặt nạ mỏ chim kỳ dị đi trên đường phố.
Mời độc giả xem video: Ghi hình, xử lý người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Nguồn: VTC Now.
Chuyên cơ, hầm trú ẩn cho giới siêu giàu trốn Covid-19 Giống như hàng trăm nghìn người khác, giới siêu giàu đang chuẩn bị mọi phương án để tự bảo vệ mình trước đại dịch Covid-19.