Nguy hại khôn lường nếu lạm dụng trà atisô
Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người sử dụng trà atisô thay cho nước lọc uống hàng ngày. Việc này không khiến gan mát, tốt cho gan mà còn gây nguy hiểm cho gan.
Atisô đúng là vị thuốc rất tốt để nhuận gan, lợi mật và để phục hồi nhu mô gan nên được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là ở đối tượng hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu…
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng nên dùng atisô hỗ trợ chức năng biến dưỡng chất béo nhằm giảm bớt gánh nặng cho lá gan, trái thận và khung ruột.
Nhưng không nên vì thế mà tự đầu độc bằng lượng atisô quá cao. Bởi cũng vì tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột mà atisô nếu lạm dụng vì dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Cứ co vào dãn ra thì vết loét khó lành đồng thời đầy hơi trướng bụng.
Có hai điểm bất lợi thấy rõ khi chúng ta uống hơn 1 lít nước trà atisô trong ngày.
- Chất chát trong trà khiến khung ruột co thắt rồi đến lúc thành co cứng.
Video đang HOT
- Ẩm khách vì quá yêu trà sau đó sẽ trở thành nạn nhân của chứng táo bón; lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế khi tương tranh với các khoáng tố khác. Người yêu trà vì thế tuy thừa sắt nhưng lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Đây lại là những nhân tố cần thiết cho hệ miễn dịch, biến dưỡng, thần kinh giao cảm.
Lạm dụng nước trà atisô vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, atisô có tác dụng thông mật, lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesterol trong máu nên thường được sử dụng để chữa các bệnh do rối loạn chức năng của gan như: vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch…
Tuy nhiên, nếu lạm dụng atisô sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atiso quá nhiều.
Mặt khác, atisô còn có tính lạnh nên những người có cơ địa “tỳ vị hư hàn” ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh thì dùng atiso lại thêm hại.
Bên cạnh đó, khi uống quá nhiều mà cơ thể không hấp thu hết thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa.Do vậy, cứ tưởng uống nhiều là tốt cho gan nhưng thực ra lại là hại.
Về khía cạnh dinh dưỡng, bác sĩ Vũ Thị Thanh, Phó phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng (BV Bạch Mai) cho biết: “Trong trà atiso có chứa nhiều sắt nhưng lại thiếu các khoáng chất khác như kẽm, crom… Vì vậy, lạm dụng atiso có thể dẫn đến chán ăn, ăn không thấy ngon miệng”.
Theo Trí Thức Trẻ
Râu ngô giúp hạ mỡ máu
Ngô hay còn gọi là ngọc mễ, thuộc 5 loại ngũ cốc cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong hạt ngô chứa nhiều protein, lipid, đường cùng các loại vitamin và khoáng chất. Protein có trong ngô 30%, globulin và albumin thông thường có hàm lượng tương đối cao.
Râu ngô cũng là vị thuốc mà Đông y cho rằng có vị ngọt nhạt, tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp rất tốt. Trên lâm sàng, người ta sử dụng râu ngô để chữa viêm thận không những hiệu quả rõ rệt mà còn làm giảm hoặc tiêu albumin trong nước tiểu. Ngoài ra, ngô còn có tác dụng cầm máu, kiện tỳ, cầm tiêu chảy, lợi mật, đồng thời còn làm giảm cholesterol trong máu, làm mềm thành động mạch.
Nhờ vậy mà ngô được coi là thức ăn giúp phục hồi sức khỏe lý tưởng cho những người bị phù nề, xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh gan nhiễm mỡ, chứng béo phì ở người già và trung niên.
Dưới đây là cách trị bệnh từ ngô tiêu biểu nhất:
Trị chứng tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành: dùng bột ngô 30 - 60g, cho nước vừa lượng, quấy đều thành bột loãng, đem nấu chín, cho thêm dầu vừng (dầu mè), hành, gừng, tra muối vừa miệng đem ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 2 - 3 tháng là một liệu trình.
Chữa phù nề và tiểu tiện kém do viêm thận mạn: ngô 30g, râu ngô 15g, cho nước vào sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần sử dụng trong vài tháng liền.
Theo Suckhoevadoisong
Nghiện rượu dễ bị viêm màng não do phế cầu Những người dễ bị viêm màng não do phế cầu là: người nghiện rượu, bệnh nhân đái tháo đường, viêm tai giữa, viêm xoang, chấn thương sọ não. Ảnh minh họa: Internet Bệnh gây suy hô hấp, phù não nặng, áp-xe não, viêm phổi, viêm thận, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài, tử vong cao. Phế cầu gây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch, bảo vệ xương khớp

Mệt mỏi khi làm việc: Khi nào là do kiệt sức vì nóng?

5 không khi uống bia

Hội chứng mệt mỏi dùng thuốc gì?

Lá gan của người đàn ông chết não cứu cháu bé 21 tháng tuổi

Bài tập cho người xơ vữa động mạch

5 loại đồ uống tốt cho tim mạch trong mùa hè

Khoảng trống y khoa về một hội chứng quen thuộc

Cô gái 28 tuổi ở Vũng Tàu không qua khỏi vì sốt xuất huyết

5 thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

4 nhóm người thèm hồng xiêm đến mấy cũng không nên ăn

5 cách uống nước mía để tránh bị tiểu đường
Có thể bạn quan tâm

BTC concert nhóm nhạc quốc tế giảm giá vé nhân dịp 30/4, tưởng được ủng hộ ai ngờ nhận về phản ứng ngược
Nhạc quốc tế
23:13:56 20/04/2025
RHYDER bị phát tán thông tin nghiêm trọng, công ty cảnh báo khẩn
Nhạc việt
23:10:24 20/04/2025
Nữ diễn viên đòi nợ 24 tỷ đồng: "Tôi đồng ý cả việc họ trả tôi 100 triệu một lần, trả 5 năm, 10 năm cũng được"
Sao việt
22:37:24 20/04/2025
Sốc: Nam diễn viên nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 31, lộ lời trăng trối gây xót xa
Sao châu á
22:34:25 20/04/2025
Bức ảnh con trai 8 tháng tuổi của Justin Bieber khiến MXH bùng nổ
Sao âu mỹ
21:49:44 20/04/2025
Messi gây sốc với tuyên bố về World Cup 2026
Sao thể thao
21:23:31 20/04/2025
Phim Hàn đỉnh nóc được chờ đợi nhất hiện tại: Nữ chính đẹp không tỳ vết, nam chính nghe tên ai cũng nể
Phim châu á
20:20:30 20/04/2025
Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
Tin nổi bật
20:16:23 20/04/2025
LHQ kêu gọi Mỹ và Houthi 'kiềm chế tối đa'
Thế giới
20:13:54 20/04/2025
Android 16 có tính năng chống trộm mới
Đồ 2-tek
19:44:07 20/04/2025