Nguy cơ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Israel và Hezbollah
Các nhà phân tích cho rằng Israel đang đe dọa tiến hành chiến tranh tổng lực với nhóm Hezbollah của Liban, kịch bản có thể gây ra hậu qủa tàn khốc cho cả hai bên.
Khói bốc lên sau một cuộc tấn công tên lửa từ miền nam Liban xuống Cao nguyên Golan ngày 16/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang Al Jazeera, kể từ tháng 10/2023, lực lượng Hezbollah đã liên tục giao chiến với Israel trong các cuộc xung đột cấp thấp nhằm ngăn cản cuộc chiến của Israel ở Gaza, cuộc chiến đã khiến ít nhất 36.000 người thiệt mạng.
Dân thường đã được sơ tán khỏi các ngôi làng ở cả hai bên biên giới. Israel đã nhắm mục tiêu vào các ngôi làng của người Liban bằng phốt pho trắng, trong khi Hezbollah đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở quân sự của Israel bằng thiết bị bay không người lái, tên lửa dẫn đường và các loại vũ khí khác.
Mồi lửa châm ngòi căng thẳng
Khói lửa bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống thị trấn Ghazieh, Liban ngày 19/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện nay, các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” đang không ngừng leo thang giữa Israel và Hezbollah. Đặc biệt, căng thẳng đã bùng lên trong tuần qua, cả hai bên liên tục tấn công đáp trả lẫn nhau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Hezbollah là nhóm Shia đầu tiên xuất hiện để đối đầu với cuộc chiếm đóng kéo dài 18 năm của Israel ở miền Nam Liban, bắt đầu từ năm 1982.
Các chuyên gia an ninh khu vực và Israel cho rằng Hezbollah đã gây ra mối đe dọa quân sự lớn nhất đối với Israel với sự hậu thuẫn được cho là từ Iran. Năm 2006, Hezbollah đã chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Israel và các cuộc giao tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn kể từ đó.
Sau khi chấm dứt chiếm đóng Liban, mối quan hệ giữa Israel và Hezbollah vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Năm 2006, Hezbollah đã phục kích binh lính Israel, giết chết 3 người và bắt cóc 2 người.
Israel đáp trả bằng cách phát động chiến tranh với Liban, lan đến thủ đô Beirut. Tại đây, Tel Aviv đã áp dụng “Học thuyết Dahiya” -đặt theo tên một khu phố ở Beirut do Hezbollah kiểm soát – bao gồm việc nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Cuộc chiến kéo dài 34 ngày, khiến 1.901 người Liban, 165 người Israel thiệt mạng và 900.000 người phải sơ tán. Tuy nhiên, Hezbollah không bị tiêu diệt. Nhóm này đã tích lũy được nhiều vũ khí tinh vi và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn.
Diễn biến sau xung đột ở Gaza
Kể từ khi Israel phát động cuộc chiến ở Gaza sau cuộc tấn công do Hamas dẫn đầu vào miền Nam Israel ngày 7/10/2023, Hezbollah đã tiến hành cuộc xung đột cấp thấp với Israel.
Video đang HOT
Các cuộc giao tranh đều diễn ra theo “quy tắc”, trong đó cả hai bên đều cố gắng tránh thương vong đáng kể cho dân thường. Tuy nhiên, Israel đã dần tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Liban khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Trong diễn biến mới nhất, hôm 5/6, Hezbollah đã phóng 2 thiết bị bay không người lái tự sát vào một ngôi làng của Israel khiến 2 người thiệt mạng và 11 người bị thương. Lính cứu hỏa Israel cũng đã nhanh chóng dập tắt gần 100 đám cháy bùng phát do các cuộc tấn công của Hezbollah.
Đám cháy rừng bùng phát ở miền Bắc Israel sau các vụ tấn công bằng rocket từ Liban ngày 3/6/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngay sau đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố Tel Aviv đã chuẩn bị cho một chiến dịch rất căng thẳng ở biên giới với Liban.
Đến thăm một số khu vực bị cháy ở phía bắc, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben Gvir cũng cho hay: “Không thể chấp nhận được trong khi một khu vực ở đất nước chúng ta bị nhắm mục tiêu còn Liban vẫn bình yên. Chúng ta phải thiêu rụi tất cả các tiền đồn của Hezbollah. Phải phá hủy chúng!”.
Trước những cảnh báo đanh thép của Israel, ông Imad Salamey, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Mỹ gốc Liban, không tin rằng Israel sẽtiến hành chiến dịch tấn công Liban. Theo ông, Israel đang phải đối mặt với những thách thức lớn trên nhiều mặt trận, bao gồm các mối đe dọa an ninh khu vực và động lực chính trị nội bộ.
“Một cuộc tấn công tiềm tàng có thể khiến Israel gặp phải làn sóng chỉ trích gay gắt từ công đồng quốc tế và căng thẳng trong quan hệ với các đồng minh chủ chốt, đặc biệt là Mỹ. Điều này sẽ làm phức tạp thêm sự ủng hộ dành cho Tel Aviv”, ông Salamey giải thích.
Toan tính của Israel
Tại Israel, nhiều tiếng nói đã yêu cầu chính phủ tấn công Hezbollah.
Bà Dahlia Scheindlin, nhà bình luận và phân tích chính trị người Israel, cho rằng Tel Aviv lo ngại Hezbollah sẽ tấn công các tiền đồn quân sự và cộng đồng của Israel, tương tự động thái của Hamas ngày 7/10/2023. Bà cho biết nhiều người không tin tuyên bố Hezbollah sẽ ngừng tấn công Israel nếu lệnh ngừng bắn ở Gaza đạt được.
Trái lại, nhà phân tích này cho rằng nhiều người Israel tin việc đối phó với Hezbollah là cần thiết để những người dân sơ tán có thể trở về an toàn ở phía bắc.
“Tôi không nghĩ rằng có đủ tiếng nói ở Israel chỉ ra hậu quả tàn khốc của các cuộc tấn công mà Hezbollah nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Israel”, bà Scheindlin cho hay.
Thông điệp của Hezbollah
Thủ lĩnh Phong trào Hezbollah Hassan Nasrallah trong bài phát biểu trên truyền hình tại một địa điểm không xác định ở Liban ngày 11/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Michael Young, nhà phân tích và biên tập viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Carnegie Trung Đông ở Beirut, các cuộc tấn công gần đây của Hezbollah nhằm mục đích cảnh báo Israel rằng lực lượng này có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng.
“Đây đều là những thông điệp gửi đến Israel. ‘Đừng nghĩ rằng Israel sẽ chiến thắng trong cuộc chiến nào, hay cuộc chiến nào sẽ thúc đẩy lời kêu gọi của Israel tạo ra nhiều đòn bẩy hơn’. Theo tôi, mỗi bên đều đang chuẩn bị cho một cuộc đàm phán”, ông Young nói với Al Jazeera.
Ông dự đoán cuộc giao tranh sẽ leo thang khi cả hai bên đều cố gắng tạo đòn bẩy cho các cuộc đàm phán, điều mà ông tin rằng Hezbollah mong muốn thực hiện để chấm dứt giao tranh.
“Hezbollah đã nói rõ ràng ngày giao tranh ở Gaza kết thúc sẽ là ngày giao tranh ở miền nam Liban chấm dứt. Hezbollah không muốn tình hình ở biên giới Liban trở nên u ám và họ không muốn không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Bởi điều đó có nghĩa là Israel có thể tiếp tục tấn công và ám sát các chiến binh của họ”, ông Young cho hay.
Liệu Liban có bị lôi kéo vào cuộc chiến toàn diện với Israel?
Trong nhiều tuần qua, quân đội Israel và các tay súng của lực lượng Hezbollah đã giao tranh quyết liệt ở biên giới Liban - Israel.
Cuộc đụng độ đã gây thương vong cho cả những người dân thường Liban. Tuy nhiên, các chính trị gia và chuyên gia Liban tin rằng Beirut chưa sẵn sàng bước vào cuộc chiến kéo dài với Israel.
Người biểu tình ném đá vào binh sĩ quân đội Liban trong cuộc biểu tình thể hiện tinh thần đoàn kết với người dân Palestine ở Gaza. Ảnh: AP
"Beirut chưa sẵn sàng đối phó với xung đột leo thang"
Tiến sĩ Ohannes Geukjian, Phó Giáo sư nghiên cứu chính trị và giải quyết xung đột tại Đại học Mỹ ở Beirut, nhận định bất chấp việc quân đội Israel thường xuyên pháo kích vào các khu vực đông dân cư ở miền nam Liban, gần biên giới Israel, nước này vẫn chưa sẵn sàng bị lôi kéo vào một cuộc chiến toàn diện với nước láng giềng.
Theo ông Geukjian, khu vực phía nam Liban chưa được chuẩn bị để tiếp tục tham gia vào các hoạt động thù địch với Israel. Hơn nữa, Beirut hoàn toàn chưa sẵn sàng đối phó với diễn biến như vậy. Lập trường của một số đảng phái ở Liban và chính phủ lâm thời hiện tại không ủng hộ chiến tranh với Israel. Trong bối cảnh đang đối mặt với khủng hoàng tài chính và kinh tế nghiêm trọng, đất nước này không thể đối phó với hậu quả của một cuộc chiến khác.
"Liban đang trên bờ vực sụp đổ và chính phủ lâm thời khó có đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của người dân. Hơn nữa, chúng tôi không ở năm 2006, khi các quốc gia vùng Vịnh vẫn còn tài trợ cho việc tái thiết các khu vực bị tàn phá và cơ sở hạ tầng của đất nước", ông Geukjian giải thích.
Tuy nhiên, ông Amal Abou Zeid, cựu thành viên Quốc hội Liban, cựu cố vấn của cựu Tổng thống Liban Michel Aoun về các vấn đề Liban - Nga, cho rằng người dân Liban sẽ cùng nhau chung tay chống lại bất kỳ hành động thù địch nào từ phía Israel, nhưng chắc chắn sẽ không bước vào cuộc chiến, ngay cả khi phải sống trong hoàn cảnh tài chính và xã hội khó khăn.
"Liban đang sống trong hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội, tài chính. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi có thể trụ vững nếu xảy ra một cuộc tấn công vào Liban. Tuy nhiên, người dân Liban sẽ cùng nhau chống lại bất kỳ hành động gây hấn hoặc thù địch nào từ phía Israel. Chúng tôi sẽ không bắt đầu chiến tranh. Nhưng nếu chúng tôi bị tấn công, toàn bộ người dân Liban, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, sẽ đứng sau Liban và đứng sau quân đội Liban trong cuộc kháng chiến và bảo vệ đất nước", ông nói.
Các chính trị gia Liban có thể ngăn chặn xung đột leo thang?
Binh sĩ Israel được triển khai tại Dải Gaza ngày 7/11/2023. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN
Trước những sự kiện gần đây, vào tháng trước, một số đảng phái ở Liban đã viết đơn phản đối khả năng Liban vướng vào xung đột khu vực. Người dân cũng gửi thư trực tuyến kêu gọi chính phủ không bị lôi kéo vào cuộc chiến. Bức thư đã thu thập được 9.333 chữ ký. Tuy nhiên, cuộc pháo kích của Israel vào biên giới phía nam Liban đã gây nhiều thương vong. Cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế đang diễn ra ở Liban cũng đặt ra câu hỏi liệu các chính trị gia nước này có thể ngăn chặn chiến tranh leo thang hơn nữa hay không?
Theo ông Geukijan, các đảng phái ở Liban và một số lượng lớn chính trị gia không thể ngăn chặn xung đột leo thang. Điều này xảy ra do tình trạng bất ổn của chính phủ và ảnh hưởng chính trị yếu kém.
Pause
Unmute
Loaded: 8.53%
Remaining Time -10:43
"Quyết định chiến tranh là đặc quyền của Hezbollah và Iran. Tuy nhiên, Hezbollah cũng không ủng hộ tình trạng leo thang vì họ chưa sẵn sàng giải quyết những tác động của chiến tranh. Hiện một cuộc chiến tranh hạn chế đã xảy ra dọc biên giới Israel nhằm giảm bớt áp lực quân sự của Tel Aviv ở Gaza. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là Mỹ đã gửi thông điệp rõ ràng tới tất cả các bên, bao gồm cả Israel, không leo thang vì điều đó sẽ khiến xung đột lan ra toàn khu vực", ông giải thích.
Người dân Liban ủng hộ hoà bình
Khói bốc lên từ điểm kiểm soát quân sự của Israel tại Al Manara sau khi trúng rocket của lực lượng Hezbollah ở Liban ngày 19/10/2023. THX/TTXVN
Bối cảnh chính trị và xã hội của Liban được định hình phức tạp bởi các yếu tố tôn giáo. Điều này có nghĩa là các nhóm tôn giáo khác nhau trong nước không chỉ duy trì những niềm tin khác nhau, mà còn khác nhau về mong muốn chính trị. Do đó, điều này đặt ra thêm nhiều thách thức cho xã hội Liban.
Tuy nhiên, cựu nhà lập pháp Liban Amal Abou Zeid nhấn mạnh bất kể đảng phái tôn giáo hay chính trị nào, tất cả người dân Liban đều thống nhất ủng hộ người dân Palestine và khát vọng đối với một Nhà nước Palestine độc lập.
"Dù tôi là người theo đạo Thiên chúa hay người theo đạo Hồi thì cũng như vậy. Tất cả chúng tôi đều ủng hộ người Palestine. Chúng tôi có gần 400.000 người Palestine, người tị nạn ở Liban. Và chúng tôi ủng hộ quyền trở về quê hương của người Palestine, về đất nước của họ, nơi họ đã sống trước năm 1948. Vì vậy, tôi tin rằng điều tốt nhất cần làm là những nỗ lực chính trị, ngoại giao từ tất cả các quốc gia liên quan. Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu, gây áp lực lên tất cả các bên để đạt được khả năng này, rằng chúng ta đang đạt được hoặc có một nhà nước Palestine độc lập thực sự để giúp toàn khu vực này được sống trong hòa bình trong nhiều năm tới", chính trị gia Zeid cho hay.
Lực lượng Hezbollah tiến hành loạt tấn công nhằm quân đội Israel Lực lượng Hezbollah tại Liban tuyên bố đã tiến hành nhiều vụ tấn công nhằm vào một số vị trí của quân đội Israel ngày 1/6 sau khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào đêm trước đó. Lực lượng an ninh và cứu hộ Israel làm nhiệm vụ tại khu vực bị trúng rocket từ Liban ở Kiryat Shmona, miền Bắc...