Nguy cơ Việt Nam vẫn bị Mỹ giám sát về tiền tệ
Giới chuyên gia cho rằng bên cạnh việc xuất siêu lớn sang Mỹ, việc Ngân hàng Nhà nước mua ròng một lớn lớn ngoại tệ có thẻ khiến Mỹ tiếp tục “để mắt” tới việc giám sát tiền tệ của Việt Nam.
Việt Nam nằm trong 10 nước bị Mỹ liệt vào danh sách giám sát tiền tệ – Ảnh: Internet
Như Một Thế Giới đã đưa tin, ngày 14.1.2020, Bộ Tài chính Mỹ đã phát hành báo cáo “Kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá hối đoái của các đối tác thương mại chính”, trong đó thì Việt Nam là 1 trong 10 nước có mặt trong danh sách theo dõi về vấn đề thao túng tiền tệ.
Các tiêu chí được phía Mỹ đưa ra khi đưa vào danh sách giám sát tiền tệ là: Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỉ USD; thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Việt Nam không thao túng tiền tệ
Với việc Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách giám sát nói trên, Vụ Chính sách tiền tệ cho biết trong thời gian tới Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”, Vụ Chính sách tiền tệ nhấn mạnh.
Trong khi đó, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói một trong những ưu tiên của Việt Nam năm 2020 là tiếp tục làm việc với các đối tác thương mại lớn để chứng minh Việt Nam không thao túng tiền tệ.
“Ngân hàng Nhà nước không bao giờ dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh với đối tác thương mại, không can thiệp có chủ đích vào chính sách tiền tệ để tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Việt Nam không thao túng tiền tệ”, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định.
Rủi ro bị giám sát vẫn còn
Video đang HOT
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng – TS.Nguyễn Trí Hiếu cho biết trong số 3 tiêu chí mà Mỹ xem xét đưa vào diện giám sát đối với các quốc gia là thặng dư thương mại song phương, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ, Việt Nam vượt tiêu chí về thặng dư thương mại song phương (thặng dư thương mại hàng hóa song phương của Việt Nam với Mỹ ở mức 47 tỉ USD, trong khi tiêu chí của Mỹ là ít nhất 20 tỉ USD). Mặc dù Việt Nam chưa bị gọi là thao túng tiền tệ, nhưng Mỹ vẫn đặt vào tầm ngắm để theo dõi.
Tuy nhiên, theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, Việt Nam không hề có can thiệp ngoại tệ nên không thể nằm trong nhóm quốc gia thao túng tiền tệ. Các quốc gia trong danh sách đó đều có thặng dư cán cân thương mại với Mỹ ở mức cao. Các số liệu về kinh tế cho thấy Việt Nam không hề “lợi dụng Mỹ”.
Đơn cử cho thấy trong năm 2019 và những năm trước nữa, Việt Nam không hề tăng tỷ giá để tạo sự cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Mỹ. Dù Việt Nam xuất siêu vào Mỹ nhưng giá trị xuất siêu của Việt Nam với Mỹ quá nhỏ nếu so sánh với quy mô xuất siêu của các nước khác.
Trong khi đó, theo đánh giá phân tích từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), xét theo đánh giá của Mỹ trong vòng 4 quý tính đến tháng 6.2019, Việt Nam mới chỉ vi phạm tiêu chí đầu tiên là có thặng dư thương mại với Mỹ. Còn thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam mới chỉ đạt 1,7% GDP, trong khi mua ròng ngoại tệ cũng mới chỉ đạt 0,8% GDP (chưa vi phạm tiêu chí 2% GDP).
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng đánh giá việc mua vào ngoại tệ của Việt Nam là có cơ sở hợp lý khi nhằm mục đích tăng dự trữ ngoại hối – vốn được đánh giá còn ở mức thấp. Ngoài ra, sự can thiệp của NHNN cũng mang tính 2 chiều, có mua và có bán và việc bán ra USD là nhằm mục đích chống lại đà giảm giá của VND trong nửa cuối năm 2018.
Tuy vậy cần nhấn mạnh là các đánh giá trong báo cáo tháng 1.2020 của Bộ Tài chính Mỹ dựa trên dữ liệu của 4 quý tính đến tháng 6.2019. Theo ước tính của BVSC, kể từ tháng 6.2019 đến nay, NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ (ước tính hơn 10 tỉ USD) và đã vượt mốc 2% GDP. Do đó, rủi ro Việt Nam bị phía Mỹ “để mắt” tới vẫn chưa thể được loại bỏ hoàn toàn trong thời gian tới.
“Mặc dù vậy, sau báo cáo phát hành vào tháng 1.2020, báo cáo tiếp theo của Bộ Tài chính Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ được phát hành trong khoảng thời gian 6 tháng tới. Trong khoảng thời gian này, các số liệu sẽ còn tiếp tục thay đổi và cũng là cơ hội đê phía Việt Nam tăng cường đối thoại với Mỹ nhằm giảm bớt rủi ro Việt Nam bị Mỹ dán mác thao túng tiền tệ”, nhóm phân tích BVSC khuyến nghị.
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
VietinBank xử lý "bóng đen" nợ xấu
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020. Theo báo cáo của Ngân hàng này, kết thúc năm, VietinBank đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, năm qua, Nhà băng này cũng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là yêu cầu phải có những biện pháp mạnh để xử lý triệt để nợ xấu trong thời gian sớm nhất.
Giao dịch tại một chi nhánh của VietinBank
Nợ xấu " phồng to" và tăng lên mức kỷ lục
Liên tiếp trong 6 quý của năm 2018 - 2019 và 2 quý gần đây, các Báo cáo tài chính mà VietinBank công bố cho thấy nợ xấu liên tục duy trì mức tăng chóng mặt lên tới hàng nghìn tỉ đồng chỉ sau một quý.
Cụ thể theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I và quý II/2018 được VietinBank công bố trên website www.vietinbank.vn, tổng nợ xấu của Ngân hàng này tăng mạnh từ 9.011 tỉ đồng thời điểm cuối năm 2017 lên 10.295,5 tỉ đồng vào cuối quý I/2018 và tiếp tục leo thang lên đỉnh mới 11.227,7 tỉ đồng vào thời điểm ngày 30/6/2018.
Nợ xấu của VietinBank ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý III và quý IV/2018 tiếp tục tăng lên 12.127,1 tỉ đồng và chạm mốc 13.517,5 tỉ đồng vào thời điểm cuối năm 2018. Như vậy, chỉ trong vòng vỏn vẹn một năm, tổng số nợ xấu của Vietinbank tăng thêm tới hơn 4.506,5 tỉ đồng và tương đương mức tăng tới trên 50% so với thời điểm đầu năm.
Bước sang năm 2019, tổng số dư nợ xấu của VietinBank thực sự phồng to và tăng lên mức kỷ lục 15.962,2 tỉ đồng trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 mà Ngân hàng này công bố. Dù có mức giảm nhẹ trong các tháng sau, con số nợ xấu mà VietinBank công bố tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 lại tiếp tục tăng thêm hơn 1.056,3 tỉ đồng so với thời điểm giữa năm 2019.
Điều đáng lo ngại là nhóm nợ "xấu nhất" của VietinBank được Ngân hàng Nhà nước phân loại là nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn luôn chiếm con số lớn nhất và lấn át hai nhóm nợ còn lại có rủi ro thấp hơn là nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ. Thực tế tại thời điểm ngày 31/3/2019, nợ có khả năng mất vốn ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019 của VietinBank tăng lên tới hơn 10.488 tỉ đồng và chiếm tới 65,7% tổng số nợ xấu tại ngân hàng (15.962,2 tỉ đồng).
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 mà VietinBank công bố ghi nhận dư nợ có khả năng mất vốn tại Ngân hàng này cũng tiếp tục tăng thêm 1.483,3 tỉ đồng so với con số được cập nhật trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019, lên mức 8.831 tỉ đồng. Theo đó, so với con số tổng nợ xấu tại Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 là 14.065,7 tỉ đồng, dư nợ có khả năng mất vốn tại VietinBank tại thời điểm ngày chốt báo cáo là 30/9/2019 vẫn chiếm đến 62,7%.
Cần xử lý triệt để nợ xấu trong thời gian sớm nhất
Theo báo cáo của Chủ tịch HĐQT VietinBank tại hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2020, kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank năm 2019 đã hoàn thành vượt các mục tiêu đề ra. Tăng trưởng tín dụng tăng 7,2% so với cuối năm 2018; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đạt ở mức cao, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 43% so với năm 2018, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,2%, giảm đáng kể so với cuối năm 2018 (1,59%), tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 128%, tăng mạnh so với tỷ lệ 93% của năm 2018...
Năm 2019, VietinBank triển khai quyết liệt và có kết quả các nội dung, mục tiêu, lộ trình, giải pháp của Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch kinh doanh trung hạn 2018 - 2020. VietinBank thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính, sang cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển hiệu quả, trên cơ sở nền tảng ngân hàng hiện đại và đa dịch vụ; cơ cấu khách hàng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng của các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao...
Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của VietinBank giai đoạn 2016 - 2020, cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh doanh trung hạn giai đoạn 2018 - 2020. VietinBank đặt kế hoạch năm 2020 quy mô tổng tài sản tăng trưởng khoảng 6%-8%; tín dụng tăng trưởng khoảng 8%-10%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%...
Được biết, Chính phủ đã có chủ trương cho VietinBank giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2017 và 2018 để tăng vốn điều lệ, tuy nhiên để triển khai đề án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu có hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu VietinBank cần đánh giá lại quá trình tăng trưởng năm 2019, 2020 để làm việc tiếp với cơ quan chức năng xây dựng lộ trình tăng vốn tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết của VietinBank, Thống đốc Lê Minh Hưng đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ trọng tâm của VietinBank thời gian tới, đó là Ngân hàng cần có lộ trình biện pháp mạnh để trong thời gian sớm nhất xử lý triệt để nợ xấu, đây phải được coi là nội dung ưu tiên của Hội đồng quản trị trong quá trình tái cơ cấu lại VietinBank...
Nhiều chuyên gia đồng thuận với nhận định này, đồng thời nhấn mạnh đến việc VietinBank cần tập trung triển khai quyết liệt có kết quả các mục tiêu, giải pháp trong Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, chú trọng hơn nữa việc triển khai thực hiện tốt công tác quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động của hệ thống, nỗ lực nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ, thực hiện có kết quả các nội dung, mục tiêu, lộ trình của phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020... Đồng thời, VietinBank cần tập trung quản lý tốt tài sản, kiểm soát các khoản tài chính rủi ro, tích cực thoái vốn để nâng cao chất lượng hoạt động đẩy tiến trình xử lý nợ xấu.
Hà Thu
Theo Tapchitaichinh.vn
BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất về quy mô tài sản Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV năm 2019 đạt 10.768 tỷ đồng, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 0,61% và 15,2%... Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Ngân hàng Thương mại...