Nguy cơ thu hẹp quy mô vì chủ đầu tư… cạn vốn
Gặp vướng mắc về nguồn vốn do không được hoàn đủ thuế giá trị gia tăng (VAT) như phương án tài chính nên dự án nút giao ngã tư Dầu Giây (H.Thống Nhất) không chỉ bị chậm tiến độ mà còn đứng trước nguy cơ bị thu hẹp quy mô.
Thi công hạng mục hệ thống mương thoát nước dọc tuyến quốc lộ 20 đoạn kết nối với quốc lộ 1 (bên phải tuyến theo hướng Bắc – Nam) dự án nút giao ngã tư Dầu Giây
* Gặp khó vì… hết vốn
Dự án xây dựng, mở rộng nút giao ngã tư Dầu Giây được khởi công vào đầu tháng 2-2017, theo dự kiến ban đầu sẽ hoàn thành vào tháng 3-2018. Tuy nhiên, đến nay, dù đã quá hạn gần 2 năm, việc thi công dự án này vẫn đang rất ngổn ngang và chưa hẹn ngày hoàn thành.
Theo Công ty CP BT 20 – Cửu Long, chủ đầu tư dự án nút giao ngã tư Dầu Giây, nguyên nhân khiến dự án này liên tục bị “trễ hẹn” hoàn thành là do trước đây gặp vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Đến nay, khi những khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng đã được tháo gỡ thì đơn vị này lại gặp khó về nguồn vốn.
Để thi công hạng mục nút giao ngã tư Dầu Giây và mở rộng đoạn km0 300 đến km1 887 quốc lộ 20, Nhà nước phải thực hiện thu hồi hơn 9 ngàn m2 đất của 174 hộ dân. UBND H.Thống Nhất, đơn vị được giao thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ cho dự án đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho tất cả các hộ dân.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chủ đầu tư dự án mới chỉ chuyển cho UBND H.Thống Nhất hơn 81 tỷ đồng để chi trả cho 78 hộ dân. Các hộ dân có đất bị thu hồi để phục vụ mở rộng quốc lộ 1 (phía trái tuyến theo hướng Bắc – Nam) hiện chủ đầu tư vẫn chưa chuyển kinh phí để địa phương thực hiện chi trả. “Kinh phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án còn gần 50 tỷ đồng. Mặc dù huyện đã phê duyệt xong phương án bồi thường nhưng chủ đầu tư chưa bố trí được kinh phí để chi trả” – ông Nguyễn Đình Cương, Phó chủ tịch UBND H.Thống Nhất cho biết.
Lý giải về việc chậm chuyển kinh phí cho địa phương thực hiện chi trả cho các hộ dân có đất bị thu hồi để phục vụ xây dựng dự án, ông Hoàng Văn Mậu, Phó tổng giám đốc Công ty CP BT 20 – Cửu Long cho biết, tổng vốn đầu tư cho dự án nút giao ngã tư Dầu Giây là gần 300 tỷ đồng. Theo phương án tài chính ban đầu, toàn bộ số vốn này được lấy từ nguồn hoàn thuế VAT của dự án khôi phục, cải tạo quốc lộ 20.
Video đang HOT
Song hiện nay do Bộ Tài chính vẫn chưa chấp nhận phương án hoàn thuế cho chủ đầu tư dẫn đến việc thiếu vốn để chi trả tiền giải phóng mặt bằng. Cụ thể, hiện nay, chủ đầu tư vẫn bị thiếu hơn 300 tỷ đồng từ nguồn hoàn thuế VAT theo như phương án tài chính ban đầu. “Không chỉ bị thiếu nguồn vốn từ hoàn thuế, do quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài, giá đất tăng cao nên chi phí bồi thường cũng tăng từ 22 tỷ đồng theo phương án ban đầu lên hơn 130 tỷ đồng như hiện nay. Điều này khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn” – ông Hoàng Văn Mậu cho hay.
* Nguy cơ bị thu hẹp quy mô
Dự án nút giao ngã tư Dầu Giây gồm có các hạng mục chính là xây dựng cầu vượt Dầu Giây dọc theo quốc lộ 1, mặt cắt ngang cầu 16m với 4 làn xe cơ giới. Phần nút giao được mở rộng cả trên quốc lộ 1 và quốc lộ 20; mở rộng một đoạn quốc lộ 20 dài khoảng 1,5km từ nút giao Dầu Giây về hướng TP.Đà Lạt… Theo phương án ban đầu, đối với hạng mục cầu vượt Dầu Giây và mở rộng quốc lộ 1 cả hai bên cầu vượt được thiết kế có 8 làn xe (cầu vượt Dầu Giây có 4 làn xe, 2 tuyến hai bên cầu mỗi tuyến có 2 làn xe).
Do hết vốn nên chủ đầu tư chưa thể chuyển tiền để chi trả cho người dân có đất bị thu hồi phía bên trái tuyến của dự án (hướng Bắc – Nam).
Tuy nhiên, do chưa có giải pháp hoàn thuế VAT nên chủ đầu tư đang đứng trước nguy cơ phải thu hẹp quy mô dự án.
Ông Hoàng Văn Mậu cho hay, hiện nay, do đã… cạn vốn nên chủ đầu tư đang tính toán để thu hẹp quy mô dự án bằng cách giảm số làn xe so với thiết kế ban đầu. “Riêng việc mở rộng quốc lộ 1 phía bên trái tuyến hiện chúng tôi chưa có kinh phí để chi trả tiền giải phóng mặt bằng nên việc thi công cũng không thể tiến hành. Chỉ khi có nguồn vốn được bố trí từ việc hoàn thuế VAT chúng tôi mới có thể thi công được. Chưa có vốn thì đành chịu” – ông Hoàng Văn Mậu cho biết.
Cũng theo ông Mậu, hiện nay, doanh nghiệp đang tiến hành làm việc với Cục Quản lý đường bộ 4 để thống nhất về phương án điều tiết giao thông qua nút giao ngã tư Dầu Giây khi giảm số làn đường của dự án. Khi đơn vị này chấp thuận phương án, chủ đầu tư mới có thể tiếp tục thi công dự án.
Do đó không chỉ đối mặt với việc chậm tiến độ kéo dài, việc giảm số làn đường do chủ đầu tư… cạn vốn còn khiến cho mục tiêu ban đầu là giải quyết “điểm đen” về ùn tắc giao thông trên quốc lộ 1 của dự án nút giao ngã tư Dầu Giây khó trở thành hiện thực.
Phạm Tùng
Theo Đongnai
Cổ phần hóa doanh nghiệp: Chậm tiến độ, phát sinh thua lỗ
Thông tin tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 10/12 về "Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018; kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa DN Nhà nước (DNNN) năm 2019" do Bộ Tài chính tổ chức cho thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN có xu hướng tăng, tuy nhiên mức tăng vẫn rất khiêm tốn. Thậm chí, nhiều DN sau cổ phần hóa (CPH) vẫn hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Tổng Công ty May 10 là một trong những DN thành công trong cổ phần hóa. Ảnh: Thanh Hải
Sản xuất, kinh doanh tăng khiêm tốn
Theo số liệu tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018 của 505 DNNN, tổng tài sản của các DNNN là 2.937.871 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 39% tổng tài sản. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.690.431 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản; các công ty TNHH MTV độc lập còn lại chiếm 8% tổng tài sản.
Tiến độ CPH, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại chậm, không đạt được theo kế hoạch đã đề ra. DNNN chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần; chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến
Vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1.368.867 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 1.218.898 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2017, chiếm 89% tổng vốn chủ sở hữu. Tổng doanh thu của các DNNN tăng 9% so với thực hiện năm 2017.
Về tình hình tài chính của các DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, báo cáo tổng hợp từ 350 DN cổ phần cho thấy, khối DN này có xu hướng tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có một số DN sau CPH hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Cụ thể, năm 2018, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các DN cổ phần là 777.315 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Về nguồn vốn, tổng số nợ phải trả của các DN cổ phần theo báo cáo hợp nhất là 397.154 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 65% tổng số nợ phải trả. Khối tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con cổ phần có tổng số nợ phải trả theo số liệu báo cáo hợp nhất là 351.733 tỷ đồng, chiếm 88,6% tổng số nợ phải trả của các DN cổ phần.
Rà soát toàn bộ quỹ đất
Về kết quả CPH DNNN năm 2019, theo báo cáo của Bộ Tài chính, vẫn quá chậm. Năm 2019 mới có 9 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Trong đó, chỉ có 3 DN thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 phê duyệt Danh mục DNNN hoàn thành CPH theo từng năm giai đoạn 2017 -2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, giai đoạn 2016 - 2019, cả nước đã có 168 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 443.056 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn Nhà nước là 206.694 tỷ đồng. Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến nhận định, trong 168 DN đã CPH chỉ có 36 DN CPH thuộc danh mục 128 DN CPH theo quy định (đạt 28% kế hoạch), số DN còn phải thực hiện CPH theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 DN.
Về thoái vốn, năm 2019 đã có 13 DN thuộc danh mục ban hành thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 - 2019, thoái vốn Nhà nước tại 92 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.704 tỷ đồng, thu về 8.964 tỷ đồng, mới đạt 7,8% kế hoạch.
Bên cạnh đó, nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường. Đồng thời, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau CPH theo thông lệ và chuẩn mực của các DN trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này.
Để tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đại diện Bộ Tài chính cho biết, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN và DN có vốn Nhà nước về CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DN. Các DNNN thuộc diện CPH khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Từ đó, trình UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN CPH theo đúng quy định.
Nha Trang
Theo Kinhtedothi.vn
Dự án gang thép Thái Nguyên khiến loạt quan chức bị xem xét kỷ luật đang bên vực phá sản Tài chính của Tisco lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn, nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn đến phá sản đang hiện hữu. Những sai phạm tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II khiến tình hình tài chính của Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã TIS) rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn, nợ trên...