Nguy cơ lãng phí hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 ở châu Âu
Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường gây áp lực đối với hãng Pfizer và các hãng khác sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đàm phán lại các hợp đồng, đồng thời cảnh báo về nguy cơ lãng phí hàng triệu liều vaccine không còn cần tới nữa.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/ BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Pháp Brigitte Bourgignon ngày 14/6 cho biết vấn đề này đang được thảo luận tại hội nghị các bộ trưởng y tế EU tại Luxembourg.
Trong giai đoạn dịch bệnh cao trào nhất, Ủy ban châu Âu (EC) và chính phủ các nước EU đã nhất trí mua một lượng lớn vaccine ngừa COVID-19, phần lớn của hãng Pfizer và đối tác BioNTech. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh đang thuyên giảm ở châu Âu và tiến độ tiêm chủng chậm lại, nhiều nước châu Âu đang thúc giục đàm phán lại hợp đồng mua vaccine để giảm nguồn cung, từ đó giảm chi tiêu vào vaccine.
Ba Lan, nước đi đầu trong nỗ lực điều chỉnh hợp đồng mua vaccine, hiện trữ hơn 30 triệu liều vaccine và sẽ phải mua thêm 70 triệu liều theo các thỏa thuận đang có hiệu lực. Trong khi đó, trong số 38 triệu dân ở Ba Lan, khoảng 60% đã tiêm các mũi cơ bản, so với tỉ lệ này ở EU là 70%.
Video đang HOT
Trong một bức thư chung gửi EC đầu tháng này, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cùng với các người đồng cấp Bulgaria, Croatia, Estonia, Hungary, Latvia, Litva và Romania đã kêu gọi giảm lượng vaccine đã đặt hàng. Theo các bộ trưởng, các hợp đồng đặt mua vaccine được nhất trí khi không thể dự báo về tiến triển của dịch bệnh và các hợp đồng này cần được thay đổi do tình hình dịch bệnh đang được cải thiện.
Trong thư, các bộ trưởng nêu rõ: “Chúng ta chứng kiến gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước, cùng với việc bàn giao một lượng vaccine không cần thiết. Có khả năng cao là các liều vaccine cung cấp cho EU cuối cùng có nguy cơ bị vứt bỏ”.
Trong khi đó, hãng Pfizer và Moderna, hai hãng cung cấp vaccine ngừa COVID-19 hàng đầu cho EU, đã nhất trí hoãn một số đợt bàn giao vaccine. Tuy nhiên, các bộ trưởng cho rằng đây chưa phải là một giải pháp đủ và chỉ làm trì hoãn vấn đề.
Moderna thông báo cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho các nước có thu nhập thấp
Ngày 8/10, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ thông báo sẽ cung cấp thêm 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho các nước có thu nhập thấp vào năm 2022, ngoài các liều đã cam kết đối với chương trình COVAX.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Moderna cho biết số lượng vaccine ngừa COVID-19 mà hãng định cung cấp cho các nước có thu nhập thấp là một phần trong số từ 2 - 3 tỷ liều dự kiến sẽ sản xuất vào năm 2022.
Cho đến nay, đã có trên 250 triệu người trên thế giới được tiêm vaccine của Moderna. Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine vẫn là một thách thức đối với nhiều nước.
Trước đó một ngày, Moderna thông báo đầu tư 500 triệu USD để xây dựng nhà máy ở châu Phi, có thể sản xuất 500 triệu liều vaccine theo công nghệ mRNA mỗi năm, trong đó có vaccine ngừa COVID-19. Tháng 5 vừa qua, Moderna cũng cam kết sẽ cung cấp 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX trong khoảng thời gian từ quý IV/2021 đến 2022.
* Cùng ngày, Anh cho biết sẽ tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19 cho những người tham gia thử nghiệm lâm sàng các loại vaccine chưa được phê duyệt để họ có thể được đi du lịch.
Theo Bộ Y tế Anh, những người tham gia thử nghiệm các loại vaccine chưa được phê duyệt, trong đó có của Novavax và Valneva, chưa được phép đi lại tự do. Do đó, bộ này muốn những người được tiêm vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm, đặc biệt là vaccine của Novavax, có mức độ bảo vệ cao trong giai đoạn 3, có thể đi lại dựa trên loại vaccine họ đã tiêm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các nước trên thế giới không công nhận, những người tham gia thử nghiệm vaccine sẽ được tiêm hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech nếu họ có nhu cầu đi du lịch.
Giới chức y tế Anh nêu rõ các biện pháp này nhằm cho phép những người tham gia thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 tại Anh có thể tự do ra nước ngoài. Nếu nhiều nước trên thế giới coi các tình nguyện viên của Anh đã tiêm chủng đầy đủ, biện pháp này sẽ không cần thiết.
Anh sẽ tiêm mũi bổ sung cho các tình nguyện viên bắt đầu vào tuần tới, với 15.000 người đã tiêm thử nghiệm vaccine của Novavax. Khoảng 21.000 người đã tiêm thử nghiệm vaccine chưa được phê duyệt.
* Cũng trong ngày 8/10, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel thông báo sẽ ngừng cung cấp xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí tại các quán bar, nhà hàng kể từ ngày 19/10 và giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 sẽ được áp dụng đại trà kể từ ngày 1/11.
Nhằm đẩy nhanh việc đạt được miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế Luxembourg đang phát động một chiến dịch đặc biệt tại các trường trung học nơi tỷ lệ tiêm chủng đạt khoảng 55% tổng số học sinh. Trong một tuyên bố đưa ra vào tối 7/10, Bộ Giáo dục và Y tế Luxembourg cho biết 45% học sinh sẽ được tiêm trong năm học. Liều thứ nhất sẽ được tiêm trong thời gian từ 18 - 29/10 và liều thứ hai từ 15 - 29/11, với duy nhất loại vaccine của Pfizer/BioNTech.
Ở Luxembourg, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Từ nhiều tháng nay, cơ quan y tế Luxembourg đã theo dõi những bà mẹ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trước và sau khi sinh con. Cho đến nay, không có bất kỳ tác dụng phụ nào được xác định.
Đến nay, Luxembourg đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 65,08% dân số. Mục tiêu mà nước này đặt ra để dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế phòng dịch là từ 80% - 85% tổng số người dân được tiêm phòng đầy đủ.
Mỹ dự kiến tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi trong tháng 6 Nhà Trắng dự kiến chính thức bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi, sớm nhất là vào ngày 21/6 nếu được cơ quan liên bang thông qua trong những tuần tới. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN Phát biểu với báo giới ngày 2/6,...