Nguy cơ gây cháy nổ pin laptop khi làm việc tại nhà
Pin quá nóng, củ sạc không chính hãng hay tiếp điểm không tốt gây đánh lửa điện là những nguyên nhân phổ biến làm laptop bị cháy.
Một bộ sạc ngoài cho pin laptop.
Trong giai đoạn giãn cách do Covid-19, nhiều người phải làm việc, học tập tại nhà nên nhu cầu sử dụng laptop tăng cao. Theo Insurancehub , hàng trăm vụ cháy thiết bị văn phòng mỗi năm xảy ra tại Mỹ gây chết người, thiệt hại hàng chục triệu USD. Gần một nửa trong số này liên quan đến máy tính. Các nghiên cứu cho thấy có ba nguyên nhân chính khiến máy tính xách tay dễ gây nổ hoặc cháy là pin tích hợp quá nóng, linh kiện tích tụ bụi không thể thoát nhiệt gây cháy hay các tiếp điểm đánh lửa từ dây, đầu phích cắm điện.
Trong số đó, phần lớn các vụ cháy laptop đều liên quan đến pin – thành phần quan trọng nhưng cũng là linh kiện nhạy cảm liên quan đến an toàn của thiết bị. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến pin của máy bị quá nóng và phát nổ.
Các máy tính xách tay hiện nay đều sử dụng pin lithium-ion và đều bị nóng lên trong quá trình sạc. Nếu vừa sạc vừa sử dụng, nhiệt độ tăng càng cao. Khi để pin nóng lên nhiệt độ trên 150 độ C, các tế bào pin sẽ không ổn định và giải phóng khí cháy gây nổ. Việc nóng lên của pin khi sạc nằm trong tính toán của nhà sản xuất nên ở điều kiện sử dụng thông thường, laptop gần như không thể bị nổ pin.
Các mẫu laptop sử dụng lâu sẽ tích tụ nhiều bụi khiến việc thoát nhiệt trở nên khó khăn hơn, pin cũng sẽ nóng nhiều hơn khi sạc hoặc sử dụng cường độ cao. Một số người có thói quen đặt laptop trên chăn, nệm để sử dụng cũng khiến máy khó thoát nhiệt và bịt các khe thoát nhiệt của máy. Nếu để thời gian dài, hoàn toàn có thể gây cháy nổ pin. Laptop vì vậy được khuyên sử dụng ở các vị trí thoáng mát, bề mặt phẳng. Ngoài ra, việc vệ sinh thường xuyên cũng rất cần thiết bằng cách dùng máy hút bụi hoặc máy thổi bụi, hoặc mang đến các trung tâm bảo dưỡng để thực hiện.
Pin laptop thông thường có chu kỳ sạc xả tốt nhất sau 500 lần đầu tiên, sau đó sẽ giảm nhanh theo thời gian. Một chu kỳ sạc xả được tính từ khi sạc đầy 100% đến khi dùng hết. Nếu pin thường xuyên bị nóng trong quá trình sử dụng, tuổi thọ của pin cũng nhanh xuống hơn. Dung lượng pin giảm theo thời gian không phải nguyên nhân gây ra cháy nổ nhưng trong một số trường hợp, nó có thể ảnh hưởng đến mạch điều khiển, gián tiếp gây ra hiện tượng quá nóng trên laptop.
Video đang HOT
Một chiếc MacBook Pro thế hệ 2011 bị cháy pin khi đang sử dụng năm 2017.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng có thể vừa sạc pin vừa sử dụng miễn là đáp ứng yêu cầu về điều kiện sử dụng không làm máy quá nóng. Với một số dòng laptop thế hệ mới, vừa dùng vừa sạc thậm chí còn giúp tuổi thọ pin lâu hơn do hạn chế được chu kỳ sạc xả của pin.
Pin laptop cần được thay chính hãng để có chất lượng đảm bảo cũng như sự đồng bộ giữa mạch và cell pin. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng muốn thay pin không chính hãng để tiết kiệm chi phí. Ngoài chất lượng cell, các mạch điều khiển pin “hàng ngoài” cũng có chất lượng kém, việc kiểm soát dòng và nhiệt không tốt rất dễ gây cháy nổ.
Ngoài pin không chính hãng, củ sạc không chính hãng cũng là nguyên nhân đáng kể gây ra hiện tượng cháy nổ. Các mẫu sạc này thường cho dòng điện không ổn định, không có các mạch bảo vệ để cắt giảm chi phí khiến pin bị ảnh hưởng nhiều. Sau một thời gian, pin có thể bị hỏng gây ra cháy nổ hoặc thậm chí chính củ sạc bị hiện tượng này.
Ngay cả với sạc và pin chính hãng, sau một thời gian sử dụng, điểm tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng đánh tia lửa điện. Người dùng không nên sử dụng củ sạc khi dây dẫn không còn nguyên vẹn hoặc đầu cắm có dấu hiệu bị chập chờn.
10 phụ kiện công nghệ hữu ích khi làm việc tại nhà
Những phụ kiện công nghệ này có giá dưới 2 triệu đồng, có thể giúp bạn làm việc, học tập tại nhà tốt hơn.
MOFT X là phụ kiện thích hợp cho những người vừa làm việc với laptop vừa gọi điện hoặc sử dụng smartphone, tablet. Sản phẩm có thiết kế mỏng, dán trực tiếp lên thiết bị nên khá chắc chắn, giúp dựng máy ở nhiều góc khác nhau. Giá của MOFT X khoảng 250.000 đồng cho smartphone, từ 350.000-450.000 đồng cho tablet.
MOFT X Laptop Stand hỗ trợ nâng laptop lên góc nghiêng 15 hoặc 25 độ, tạo cảm giác thoải mái khi gõ phím trong thời gian dài. Sản phẩm được dán bên dưới với độ mỏng 3 mm, nặng 89 g nên không ảnh hưởng lớn đến độ dày của máy. Tuy nhiên, người dùng laptop có khe tản nhiệt bên dưới nên chú ý khi mua sản phẩm. Giá bán của MOFT X Laptop Stand khoảng 290.000-420.000 đồng, tùy phiên bản không hoặc có lỗ thoát nhiệt.
Xiaomi Mi Wi-Fi Range Extender AC1200 là phụ kiện giúp tăng vùng phủ sóng Wi-Fi trong nhà. Thiết bị hỗ trợ quản lý bằng smartphone, tiếp sóng 2 băng tần (2,4 GHz và 5 GHz), tương thích nhiều loại router để mở rộng khu vực phủ sóng, loại bỏ "vùng chết" tín hiệu Wi-Fi rất yếu. Tuy nhiên, tín hiệu từ bộ mở rộng Wi-Fi sẽ không mạnh bằng tín hiệu gốc. Giá bán của thiết bị khoảng 350.000-400.000 đồng.
TP-Link Archer T3U Plus sẽ bổ sung kết nối Wi-Fi cho máy tính để bàn. Khi làm việc tại nhà, đường truyền Internet có thể chập chờn. Trong tình huống này, người dùng thường phát Wi-Fi bằng smartphone để tiếp tục công việc. USB Wi-Fi cho máy tính để bàn là thiết bị cần thiết trong trường hợp trên. Mẫu TP-Link T3U Plus hỗ trợ thu sóng ở 2 băng tần 2,4 GHz và 5 GHz, tốc độ tối đa 867 Mbps với giá 370.000-400.000 đồng.
Belkin INC001 sẽ chuyển cổng USB-C trên laptop, tablet sang Ethernet 1.000 Mbps để cắm mạng dây, phòng trường hợp Wi-Fi chập chờn hoặc router bị lỗi nhưng chưa thể khắc phục. Thiết bị của Belkin có đèn báo tín hiệu, tính năng plug-and-play (cắm và sử dụng ngay, không cần cài driver) và cổng USB-C Power Delivery 60 W. Giá của phụ kiện này khoảng 700.000-800.000 đồng
Ổ cắm thông minh Xiaomi Smart Socket 2 có kết nối Wi-Fi cho phép bật tắt, đặt lịch hoạt động, hẹn giờ và theo dõi mức điện tiêu thụ bằng ứng dụng trên smartphone. Phía trên ổ cắm là 2 cổng USB-A để sạc pin hoặc cấp nguồn cho nhiều thiết bị hơn. Ổ cắm có giá khoảng 300.000 đồng, người dùng cần có adapter chuyển từ 3 chấu sang 2 chấu để sử dụng tại Việt Nam.
Phụ kiện tim đồ Apple AirTag đang được bán chính hãng với giá 750.000 đồng. Người dùng có thể móc thiết bị lên balo hoặc túi xách, cho vào ví để định vị, tránh mất đồ. AirTag có hình tròn, đường kính 32 mm và nặng 11 g, hỗ trợ chuẩn kháng nước/bụi IP67, kết nối với iPhone bằng Bluetooth Low Energy (Bluetooth LE).
Loa bluetooth Divoom DiToo có công suất 10 W, kiểu dáng mô phỏng máy tính cổ với nút điều khiển giống bàn phím cơ. Thiết bị có màn hình LED 256 điểm ảnh, 16 triệu màu, kết nối với smartphone để hiện giờ, biểu tượng cảm xúc, ảnh động hoặc thông báo. Loa cũng hỗ trợ phát nhạc qua thẻ nhớ microSD, sạc bằng cổng USB-C, tích hợp một số game để giải trí. Giá của Divoom DiToo khoảng 1,5 triệu đồng.
SanDisk iXpand Flash Drive là phụ kiện dành cho người dùng iPhone có bộ nhớ hạn hẹp nhưng nhu cầu lưu trữ cao. Một đầu thiết bị là cổng Lightning để sao lưu ảnh, danh bạ từ iPhone hoặc hình ảnh trên mạng xã hội, đầu kia là cổng USB-A để kết nối với máy tính. Ứng dụng của SanDisk cho phép quản lý file lưu trong thiết bị. Giá bán của iXpand Flash Drive khoảng 800.000 đồng cho tùy chọn bộ nhớ 64
Đồng hồ ZMI NZBT01 có hình tròn, chức năng chính là đồng hồ báo thức nhưng có kết nối Bluetooth để phát nhạc từ smartphone. Thiết bị có màn hình số lớn, cảm biến điều chỉnh độ sáng dựa trên môi trường xung quanh và 30 chuông báo thức khác nhau. Với công suất 5 W, người dùng có thể bật một số bản nhạc êm dịu để thư giãn trước khi ngủ. Thiết bị có thời lượng pin 3 ngày, sạc bằng cổng kết nối phía sau với giá khoảng 550.000 đồng.
Loạt phụ kiện laptop hỗ trợ làm việc tại nhà Giá đỡ laptop, bàn nâng hạ độ cao, màn hình và bàn phím, chuột rời là những phụ kiện không thể thiếu khi làm việc tại nhà bằng laptop. Giá đỡ máy tính Làm việc liên tục 8 tiếng mỗi ngày với laptop tại nhà, nhiều bạn ngồi trong tư thế không thoải mái, dễ bị mỏi cổ, lưng do phải cúi quá...