Nguy cơ chị em phải đối mặt khi ngồi lâu trước máy tính
Ngồi lâu trước máy tính nhiều hơn bảy giờ mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tương tự như hội chứng khô mắt.
Có thể bạn cũng nhận thức được rằng việc cắm cúi vào màn hình máy tính cả ngày sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với đôi mắt. Nhưng không chỉ thế, mới đây một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Associatrion) còn chỉ ra: ngồi lâu trước máy tính nhiều hơn bảy giờ mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tương tự như hội chứng khô mắt.
Khi phân tích nồng độ MUC5AC – một loại protein được tìm thấy trong lớp chất nhầy mắt có nhiệm vụ duy trì độ ẩm của mắt, các nhà khoa học đã thấy rằng, chỉ số này là thấp nhất ở các nhân viên văn phòng, những người thường xuyên làm việc hàng giờ trước máy tính và không ít hơn 7 giờ mỗi ngày. Mức protein cũng tụt sâu ở những người được xác định là bị chứng mỏi mắt hoặc khô mắt.
Tại sao lại có điều này? Đó là bởi vì khi mọi người nhìn lâu vào ánh sáng, họ có xu hướng chớp mắt ít hơn bình thường, do đó nước mắt trên bề mặt của mắt bắt đầu bốc hơi, mà không được thay thế bằng nước mắt mới. “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong thời gian dài, tốc độ chớp mắt của chúng ta sẽ giảm 10 lần,” Lisa Park, tiến sĩ y khoa, giáo sư nhãn khoa lâm sàng tại Đại học New York, cho biết.
Ngồi lâu trước máy tính nhiều hơn bảy giờ mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tương tự như hội chứng khô mắt. Ảnh minh họa
Mặc dù chủ yếu chỉ gây ra sự khó chịu cho mắt, chứng khô mắt đôi khi có thể dẫn đến sự gián đoạn trong tầm nhìn. Trường hợp xấu nhất là: “Khi đôi mắt bị khô, bạn thực sự dễ gặp vấn đề với các mô trên bề mặt trước của mắt, bởi vì chúng sẽ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn”, giáo sư Park cho biết.
Video đang HOT
Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn còn có nguy cơ bị trầy xước bề mặt màng mắt nếu đôi mắt quá khô, và điều này có khả năng tạo ra nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
May mắn thay, có một số cách để tránh khô mắt tại môi trường công sở mà không ảnh hưởng lắm đến công việc của bạn. Đầu tiên, mỗi 15-20 phút, hãy thay đổi điểm nhìn từ màn hình máy tính sang cửa sổ của bạn, hoặc nhìn vào đồng hồ, hoặc chỉ tập trung vào một cái gì đó ở phía xa. “Điều này nhắc nhở bạn chớp mắt một chút,” Park nói.
Và khi bắt đầu cảm thấy đôi mắt bị khô, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên thấy khó chịu và ngứa mắt, hãy bổ sung độ ẩm bằng nước mắt nhân tạo 4 lần một ngày.
Cuối cùng, nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy dùng nước dưỡng mắt hoặc nước mắt nhân tạo ngay trước khi gỡ bỏ chúng vào ban đêm, nhờ đó tránh gây xước cho màng mắt.
Theo Trí Thức Trẻ
Những phát hiện sốc về dầu cá
Trước đây, dầu cá được biết đến là một loại dược chữa các bệnh như vẩy nến, khô mắt, tốt cho tim mạch và não bộ... Tuy nhiên, theo kết quả công bố của nhiều cuộc nghiên cứu gần đây, những tác dụng được biết đến trước đó của dầu cá đã bị loại bỏ.
Ảnh minh họa: Internet
Bất kỳ một sản phẩm nào, dù là thực phẩm hay thuốc đều có tác dụng hai mặt, dầu cá- loại thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh cũng không ngoại lệ.
Những công bố bất ngờ về dầu cá
Cá không có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và đột tử. Đây là công bố của bài báo tổng hợp 20 nghiên cứu được đăng trên tạp chí American Medical Association .
Tạp chí điện tử BMJ đã xem xét những thông tin từ 38 bài nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2-4 món cá mỗi tuần giảm 6% nguy cơ đột quỵ so với những người ăn 1-2 món, và ăn 5 món cá mỗi tuần sẽ làm giảm 12% nguy cơ đột quỵ. Nhưng những kết quả này lấy từ những người tình nguyện ngẫu nhiên sử dụng dầu cá không cho thấy dầu có tác dụng lớn nào đến việc ngăn ngừa đột quỵ.
Một bài phê bình các nghiên cứu trên đăng trên Cochrane Collaboration kết luận rằng, viên dầu cá không có khả năng điều trị giảm trí nhớ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ dầu cá giúp chống trầm cảm, nhưng một bản phân tích vào năm 2011 của các chuyên gia thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã chỉ ra omega-3 không có tác dụng này.
Các tác dụng phụ từ dầu cá
Khi sử dụng các thực phẩm chức năng, chúng ta thường có thói quen không xem tác dụng phụ vì cứ nghĩ rằng đây là những chất có ích cho sức khỏe. Thực tế, dầu cá cũng có những tác dụng phụ, vì vậy, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là những tác dụng phụ của dầu cá được nêu từ tạp chí Mayo Clinic.
- Bổ sung dầu cá có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, táo bón. Nên sử dụng dầu cá kèm theo trong bữa ăn với liều lượng từ thấp và tăng dần.
- Vài trường hợp hiếm hoi dầu cá gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm nặng. Cảm giác bồn chồn và khó chịu như kiến bò trên da cũng được tìm thấy ở một số người dùng.
- Các tác dụng phụ khác bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, đau đầu, rối loạn soma, tăng nguy cơ ung thư ruột kết, viêm mũi họng, hen suyễn, giảm hoạt động thể chất, tăng sự thèm ăn và tăng huyết áp.
- Omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, những người dùng thuốc, thảo dược có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Axit béo omega-3 có thể làm tăng mức độ lipoprotein cholesterol là chất làm tăng nhịp tim, tăng nguy cơ chảy máu và giảm huyết áp.
- Dầu cá lưu trữ trong thời gian dài có thể bị thiếu hụt vitamin E và tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A hoặc D. Vì vậy cần thận trọng khi dùng với số lượng lớn.
- Theo Tri thức trẻ, bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, viêm ruột, gan, ung thư ruột kết cũng nên thận trọng khi sử dụng do những tác dụng phụ của dầu cá.
Theo SKGD
Dầu cá: "Thần dược" vẫn chứa độc tố và tác dụng phụ Mặc dù khoa học chứng minh dầu cá có khả năng giúp phòng bệnh nhưng thực tế nó vẫn có chứa độc tố và những tác dụng phụ không mong muốn. Mọi người thường sử dụng dầu cá vì tin rằng nó có thể ngừa triệu chứng đau tim, đột quỵ, trầm cảm, rối loạn tâm thần, khô mắt, các bệnh thoái hóa...