Nguy cơ cháy nổ, giật điện khi trẻ vừa học online vừa sạc điện thoại
Các tiết học online kéo dài đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều dung lượng pin khiến các em phải vừa học, vừa sạc dẫn đến nguy cơ gây cháy nổ.
Học online 3 tiếng mỗi ngày nên điện thoại, máy tính bảng nhanh hết pin, em học sinh lớp 4 trú tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) thường xuyên vừa sạc vừa sử dụng.
“Không quan tâm lắm đến dung lượng pin. Bình thường cháu cũng toàn tự sạc thôi, năm nay cháu cũng lớn rồi nên cháu cũng toàn tự sử dụng. Mẹ không phải hỗ trợ những vấn đề đấy”, chị Nguyễn Hồng Nhung, phụ huynh học sinh cho biết.
Còn với em Đào Thiên Phúc, học sinh trường THCS Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, trung bình mỗi ngày em học trực tuyến qua máy tính từ 5-6 tiếng. Em Phúc cho biết: “Em vừa sạc vừa học thì em thấy bình thường thôi ạ”.
Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện trang bị cho con máy tính để học. Do đó, khi sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay thì phụ huynh cần lưu ý.
“Khi dùng các thiết bị mà không được kiểm định, vừa dùng vừa sạc sẽ dẫn đến nguy cơ cháy nổ, rò điện và giật. Nó có thể gây nguy hại đến tính mạng. Cần mua loại chính hãng, loại có kiểm định của cơ quan chức năng”, PGS.TS Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Điện tử – Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa cho biết.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, nguyên nhân khi phát nổ các thiết bị điện thoại di động có thể do dây hoặc do pin không tương thích, không đảm bảo chất lượng. Do đó, để tránh xảy ra những tai nạn hy hữu nên sạc pin vào giờ giải lao, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng điện thoại học online khi đang sạc pin.
Liên tiếp học sinh tử vong khi tự học online, phụ huynh vừa đi làm vừa lo
Các công ty, doanh nghiệp tại TPHCM... đã hoạt động trở lại, trong khi đó học sinh vẫn chưa được đến trường. Điều này khiến không ít bố mẹ vừa đi làm vừa nơm nớp lo lắng con ở nhà tự học online một mình.
Học sinh nhiều tỉnh thành vẫn đang tiếp tục học online, thậm chí tại TPHCM được dự kiến kéo dài đến hết học kỳ I. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Bất lực để con ở nhà một mình
Hôm nay, ngày đầu tiên chị Nguyễn Thị Luận (quê Thái Bình, công nhân Khu chế xuất Tân Thuận) quay trở lại làm việc sau khoảng 3 tháng nghỉ do dịch bệnh.
Chưa kịp vui mừng vì có thể đi làm kiếm được tiền trang trải cho cuộc sống, chị Luận đã canh cánh nỗi lo ai trông con.
Chị kể, hai vợ chồng chị từ Thái Bình vào TPHCM lập nghiệp đã hơn chục năm nay, gia đình ở xa vậy nên mọi thứ đều do 2 vợ chồng tự thân vận động. Mấy nay, chị trăn trở mãi vẫn chưa biết để con ở nhà tự học online như thế nào.
"Tôi có 2 con, đứa lớn gửi ông bà ở quê nuôi, đứa nhỏ lớp 4 thì sống cùng bố mẹ. Chồng tôi đi làm từ tuần trước, còn tôi thì hôm nay bắt đầu công việc. Để con ở nhà tự học thì tôi lo học thì ít mà chơi điện thoại, xem phim thì nhiều. Với lại, cũng lo lắng con ở nhà một mình có an toàn hay không", chị Luận chia sẻ.
Cả gia đình chị Luận hiện đang thuê trọ tại một căn phòng trên đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng (quận 7). Dãy trọ này là dành cho những công nhân nghèo, mọi người đều đi làm hết vì thế chị Luận cũng khó có thể nhờ vả, bám víu vào ai.
"Mấy tháng giãn cách, gia đình tôi gần như kiệt quệ, phải lên mạng xã hội xin cứu trợ. Nên dù không an tâm nhưng bố mẹ cũng đành chịu, phải đi kiếm sống thôi", người mẹ trẻ than thở.
Chung cảnh ngộ, chị Thu Thy - nhân viên một văn phòng tư vấn du học trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) chia sẻ khi quay trở lại với công việc, 2 đứa con của chị phải ở nhà tự trông nhau và bảo ban nhau học tập. Đứa lớn năm nay lớp 5, đứa nhỏ lớp 3 nên đều có lịch học online. Cơm nước được bố mẹ nấu sẵn để trong tủ lạnh để các con ăn trưa.
Trong khi đó, anh Thành Chung (giảng viên một trường đại học ở Phú Nhuận) cũng đang phải tìm kiếm người giúp việc để trông đứa con mới 1 tuổi cho bố mẹ đi làm. Anh Chung cho biết đã nhờ qua trung tâm giới thiệu việc làm nhưng 2 tuần nay vẫn chưa tìm được người đến giúp.
"Hết dịch, chi phí giới thiệu việc làm cũng tăng từ 1 triệu lên 2 triệu. Thế nhưng tôi cũng đợi 2 tuần rồi chưa tìm được người. Trung tâm có giới thiệu 2 người nhưng khi nghe nói trông bé 1 tuổi thì họ khước từ", anh Chung cho hay.
Cẩn trọng khi để con tự học online
Đầu năm học này, một học sinh 9 tuổi ở Hà Nội đã tử vong do dùng kéo chọc vào ổ điện khi đang học trực tuyến, hay mới đây một học sinh lớp 5 ở Nghệ An cũng không qua khỏi khi vừa học vừa sạc điện thoại dẫn đến điện thoại phát nổ... Sau những sự việc thương tâm này, vấn đề về việc giữ an toàn cho trẻ khi học trực tuyến, để trẻ tự học một mình cần được quan tâm hơn.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), phụ huynh cần ghi nhớ một số lưu ý về an toàn điện khi trẻ học tập, sinh hoạt tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.
Đặc biệt, với những trẻ nhỏ tuổi, phụ huynh cần giáo dục một số nguyên tắc như không nên chạm vào dây điện đứt rời hoặc dây điện bị hở. Các con không được đưa ngón tay hoặc que đâm, chọc vào các ổ cắm điện và tuyệt đối không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt.
Ngoài ra, trẻ không nên sử dụng bất kỳ thiết bị điện hoặc rút phích cắm điện khi không được người lớn cho phép. Không được lấy dây điện, thiết bị điện làm đồ chơi.
Trường hợp các thiết bị chạy điện rơi vào chỗ có nước thì không được chạm tay vào mà phải báo ngay cho người lớn. Nếu các vật dụng khác rơi vào phải thiết bị điện thì cũng không nên tự tìm cách lấy ra.
Học sinh tử vong vì điện thoại phát nổ khi học online: Trách nhiệm của ai? "Một phần trách nhiệm của giáo viên, của nhà trường khi không có những cảnh báo, khuyến cáo đối với các học sinh. Tuy nhiên những trách nhiệm đó chưa đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự". Vụ việc một học sinh lớp 5 tử vong do điện thoại phát nổ khi học online đang khiến cho các bậc phụ...