Nguy cơ bị Trung Quốc trả đũa: Duterte hỏi Mỹ có bảo vệ hay không
Tân Tổng thống Philippines đã đặt ra câu hỏi về sự đảm bảo của Mỹ đối với việc có hỗ trợ Manila trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Tờ Global News ngày 22/6 đưa tin cho biết, Tổng thống vừa đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte hôm qua tiết lộ ông đã có cuộc gặp gỡ hồi cuối tuần qua với Đại sứ Mỹ tại nước này, Philip Goldberg.
Trong cuộc gặp gỡ này, tân Tổng thống Philippines đã đặt ra câu hỏi về sự đảm bảo của Mỹ đối với việc có hỗ trợ Manila trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông như hiệp ước đã ký kết hay không.
Tổng thống vừa đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte và Đại sứ Mỹ tại nước này, Philip Goldberg.
“Tôi đã nói với ông Goldberg rằng: Các bạn có đứng về phía chúng tôi hay không?… Đáp lại, Đại sứ Mỹ nói: “Chỉ khi các bạn bị tấn công”", ông Duterte cho biết trong bài phát biểu trước các giám đốc điều hành các doanh nghiệp tại Trung tâm Hội nghị SMX ngày 21/6.
Theo Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ năm 1951 giữa Mỹ và Philippines, mỗi nước sẽ “hành động để đối phó với mối đe dọa chung” khi một nước bị tấn công.
Video đang HOT
Lâu nay đã có nhiều câu hỏi từ phía Philippines về việc liệu Mỹ có giúp nước này trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên, Mỹ không đưa ra lập trường chính thức đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.
Ông Duterte nói rằng ông đã yêu cầu sự xác nhận lại hiệp định từ Đại sứ Goldberg với mong muốn Mỹ “tuyên bố công khai và chính thức sự đoàn kết và quyết tâm của họ trong việc bảo vệ Philippines trước các cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài”.
Một cam kết như vậy sẽ đồng nghĩa với việc “khiến cho không một kẻ thù tiềm năng nào có thể ảo tưởng rằng một trong số chúng tôi (Mỹ và Philippines) đứng đơn độc trong Thái Bình Dương”.
Ông Duterte nói thêm rằng ông đã sẵn sàng đòi lại Biển Tây Philippines (Việt Nam gọi là Biển Đông) một khi Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague ra phán quyết ủng hộ Manila.
Tuy nhiên, tân Tổng thống Philippines thừa nhận rằng thỏa thuận này hơi mơ hồ.
“Luật biển cho phép các quốc gia có quyền độc quyền đối với khu vực 200 hải lý. Nếu chúng ta sử dụng đặc quyền này, đó sẽ là một cuộc tấn công chống lại Trung Quốc hay một hành vi phạm tội chống lại Trung Quốc?”, ông nói.
Ông Duterte nhắc lại những tuyên bố trước đây của mình rằng Philippines sẽ không chiến tranh với Trung Quốc vì bãi cạn Scarborough và sẽ chờ đợi phán quyết của Tòa Trọng tài, dự kiến sẽ được ban hành vào ngày 7/7, trước khi quyết định các động thái tiếp theo.
Trong một hội nghị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) gần đây, học giả Gregory B. Poling, Giám đốc dự án Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, cảnh báo Philippines sẽ đối mặt với các hành động “trả đũa” của Trung Quốc trên cả đất liền và trên biển để chứng tỏ không tuân thủ phán quyết đồng thời nhằm trừng phạt Philippines vì đã đâm đơn kiện nếu phán quyết có lợi cho Manila.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Duterte đã đặt câu hỏi về sự trung thành của Mỹ đối với Philippines trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông gia tăng căng thẳng trước các hành động bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông Duterte cũng từng bày tỏ tin tưởng rằng ông không tin người Mỹ sẽ hy sinh để bảo vệ Philippines một khi xảy ra xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Phán quyết vụ kiện Biển Đông vào ngày 7.7
Báo The Manila Times loan tin Tòa trọng tài thường trực LHQ (PCA) sẽ ra phán quyết cho vụ kiện của Philippines về tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông vào ngày 7.7.
Trụ sở toà Trọng tài thường trực LHQ (PCA) tại The Hague, Hà Lan. EPA
Tờ báo dẫn lời một quan chức ngoại giao kỳ cựu và là chuyên gia về chính sách đối ngoại cho biết Bộ Ngoại giao Philippines đã và đang gấp rút tổ chức "những cuộc họp chạy đua với thời gian" để khẩn cấp thảo luận những bước đi tiếp theo sau khi có phán quyết.
"Kể cả trước khi có phán quyết, chúng ta cần có các kịch bản ứng phó cho trường hợp chúng ta thắng, trường hợp thất bại và cả thắng một phần bại một phần", cựu Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Philippines Lauro Baja phát biểu.
Manila khởi kiện lên tòa án ở The Hague hồi tháng 1.2013 sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon của Philippines khoảng 140 hải lý về phía tây. Bắc Kinh không tham gia vụ kiện và tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của PCA.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Biển Đông: Trung Quốc sẵn sàng trả giá cho sự thách thức Thậm chí trước khi có phán quyết, Trung Quốc đã bị mất mát khi từ chối hợp tác với toà án trọng tài của Liên Hợp Quốc về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như chấp nhận đánh mất uy tín vì tin rằng, trong khía cạnh lãnh thổ, nguồn lực, họ sẽ không mất gì. Ảnh minh hoạ Bất...