Nguồn nước bớt “căng”, Cục Trồng trọt dự kiến hoàn thành gieo cấy vụ lúa quan trọng nhất năm trong tháng 2
Ông Nguyễn Hồng Khanh – Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi ( Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, năm nay, nguồn nước tốt nên trưa ngày 4/1, mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội ghi nhận ở mức hơn 2m.
Đây là mực nước khá cao, thuận lợi cho các tỉnh phía Bắc lấy nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2021-2022.
20% diện tích lấy đủ nước đợt 1
Trong 3 ngày (4 – 6/1), mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội duy trì từ 1,7m trở lên để các địa phương lấy nước đợt 1 gieo cấy vụ đông xuân 2021-2022.
Để đảm bảo mực nước phục vụ đổ ải đợt 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phát điện gia tăng trước thời điểm bắt đầu lấy nước từ 2 – 3 ngày.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Hồng Khanh – Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, nguồn nước năm nay tốt hơn dự báo ban đầu.
Dù vậy, theo ông Khanh, năm nay vẫn là một năm nguồn nước không được dồi dào, các hồ thủy điện vẫn thiếu hụt.
Đến cuối năm 2021, các hồ đã tích được gần 90% dung tích hữu ích thiết kế, riêng hồ Hòa Bình vẫn còn thiếu hụt gần 4m so với mực nước dâng bình thường.
Người dân tỉnh Nam Định tích cực lấy nước, phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2021-2022. Ảnh: K.L
Lịch lấy nước gieo cấy vụ đông xuân 2021-2022
Video đang HOT
Đợt 1: 3 ngày (từ 0 giờ ngày 4/1 đến 24 giờ ngày 6/1), mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội duy trì mức nước từ 1,7m trở lên.
Đợt 2: 8 ngày (từ 0 giờ ngày 15/1 đến 24 giờ ngày 22/2), mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội duy trì mức nước từ 1,9m trở lên.
Đợt 3: 5 ngày (từ 0 giờ ngày 13/2 đến 24 giờ ngày 17/2), mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội duy trì mức nước từ 1,8m trở lên.
Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường thực hiện giải pháp thích ứng với tình trạng thiếu hụt nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2021-2022.
Tuy nhiên, EVN đã cân đối các nguồn phát khác, tiết kiệm nước ở các hồ như: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang… Vì vậy, nguồn nước tích lại ở các hồ thủy điện đã khá hơn.
Dù chỉ có 3 ngày lấy nước đợt 1, nhưng qua kiểm tra một số địa phương vùng ven biển đã chủ động lấy nước từ 1-2 ngày trước.
Cùng với việc lấy đủ nước cho khoảng 20% diện tích gieo cấy, trong đợt 1, Bộ NNPTNT đặt trọng tâm vào việc thau chua, rửa mặn đối với các tỉnh ven biển và cải thiện chất lượng nước ở hệ thống thủy lợi vùng giữa, phục vụ lần 2 lấy nước vào ruộng…
Hoàn thành gieo cấy trong tháng 2
Theo kế hoạch cấp nước vụ đông xuân 2021-2022, tổng số ngày xả nước tăng cường đã giảm đi 2 ngày so với vụ đông xuân năm trước. Dự kiến, trong đợt 1, các hồ thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang sẽ xả trên 553 triệu m3.
Theo ông Nguyễn Quốc Chính – Phó Trưởng ban Kỹ thuật – Sản xuất (EVN), với xu hướng biến đổi khí hậu theo hướng cực đoan thì tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ ngày càng trầm trọng. Cộng thêm tình trạng hạ thấp lòng dẫn sông Hồng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc tích nước cũng như cấp nước cho các nhu cầu kinh tế – xã hội khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Trong các năm gần đây, tổng lượng nước phải xả ngày càng tăng qua từng năm trong khi diện tích cần đổ ải lại giảm đáng kể…
“Với tình hình như hiện tại, nếu không thực hiện các giải pháp ngắn hạn và lâu dài, thì trong vài năm tới, khi các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà chạy tối đa cũng không đáp ứng được mực nước yêu cầu của sông Hồng phía hạ du theo quy trình để phục vụ đổ ải” – ông Chính nói.
Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, khung thời vụ gieo cấy ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc sẽ tập trung vào trà Xuân muộn.
“Đối với một số diện tích đặc thù, nhỏ lẻ có thể gieo cấy ở các trà Xuân sớm, còn hơn 90% diện tích Xuân muộn hoàn thành cơ bản trong tháng 2/2022″ – ông Cường nhấn mạnh.
Nhằm tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ và khu vực trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa các ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở các cửa lấy nước, hệ thống kênh trục chính; chuẩn bị đầy đủ phương tiện để sẵn sàng lấy nước.
Theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến nguồn nước, ngay khi nguồn nước cho phép, tổ chức vận hành công trình thủy lợi lấy nước để thau rửa hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; trữ nước vào hệ thống kênh trục, ao, đầm, các vùng trũng và đưa nước lên ruộng để phục vụ làm đất và gieo cấy; thực hiện gia cố bờ vùng, bờ thửa tránh rò rỉ, thất thoát, lãng phí nước; ưu tiên cấp trước nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước.
Bố trí lực lượng thường trực tại công trình thủy lợi đầu mối trong thời gian công trình vận hành lấy nước, bảo đảm việc lấy nước hiệu quả và an toàn.
Khẩn trương vận hành công trình thủy lợi để tiêu nước, tránh ngập úng
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 8, một số khu vực có mưa to đến rất to nên các địa phương đã phải vận hành công trình thủy lợi để tiêu nước.
Hiện các khu vực chưa xảy ra tình trạng ngập lụt úng.
Đập Bara Đô Lương là công trình đầu mối của hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An đang trong quá trình nâng cấp đã tạm dừng thi công và chuẩn bị nguyên vật liệu để sẵn sàng xử lý các sự cố khi mùa mưa lũ đến. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, lúc cao nhất - ngày 11/10 đã vận hành tổng cộng 100 trạm bơm/410 máy bơm, mở 345 cống tiêu. Khu vực Bắc Trung Bộ lúc cao nhất - đêm 14/10 đã vận hành tổng cộng 2 trạm bơm tiêu/8 máy bơm, mở 18 cống tiêu và 2 âu.
Tổng cục Thủy lợi cho biết, tại khu vực Bắc Bộ, dung tích hồ chứa thủy lợi trung bình toàn vùng đạt 80% dung tích thiết kế, tăng khoảng 4,3% so với tuần trước. Cụ thể, Điện Biên 62% dung tích thiết kế, Sơn La 52%, Hoà Bình 87%, Yên Bái 76%, Phú Thọ 95%, Tuyên Quang 93%, Cao Bằng 24%, Lạng Sơn 60%, Bắc Kạn 89%, Thái Nguyên 89%, Bắc Giang 66%, Quảng Ninh 83%, Vĩnh Phúc 70%, Hà Nội 76%, Ninh Bình 98%.
Tại khu vực Bắc Trung Bộ, dung tích hồ chứa thủy lợi trung bình toàn vùng 61%, tăng khoảng 3% so với tuần trước. Cụ thể, Thanh Hóa 64% dung tích thiết kế, Nghệ An 91%, Hà Tĩnh 62%, Quảng Bình 72%, Quảng Trị 60%, Thừa Thiên Huế 31%. Các hồ thủy điện dung tích hiện có phổ biến từ 40-82% dung tích thiết kế. Toàn vùng xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, tương đương 2020 và thấp hơn cùng kỳ năm 2016, 2017, 2018, 2019 khoảng từ 2-15%.
Tại khu vực Nam Trung Bộ, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 52% dung tích thiết kế, tăng khoảng 5% so với tuần trước. Cụ thể, Đà Nẵng 65% dung tích thiết kế, Quảng Nam 69%, Quảng Ngãi 57%, Bình Định 24%, Phú Yên 29%, Khánh Hòa 52%, Ninh Thuận 36%, Bình Thuận 78%. Tổng dung tích các hồ chứa thủy điện tăng khoảng 234 triệu m3.
Tại khu vực Tây Nguyên, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 82% dung tích thiết kế, tăng 4% so với tuần trước. Cụ thể, Kon Tum 81% dung tích thiết kế, Gia Lai 77%, Đắk Lắk 81%, Đắk Nông 95%, Lâm Đồng 98%. Tổng dung tích các hồ chứa thủy điện tích tăng khoảng 44 triệu m3.
Mưa lớn xảy ra trong tình trạng nhiều hồ chứa đã đầy nước sau nhiều đợt mưa liên tiếp, nguy cơ đến an toàn công trình, đặc biệt ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Trước tình hình đó, ngày 15/10, Tổng cục Thủy lợi đã có công điện về việc khẩn trương tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống ngập lụt, úng, đề phòng ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực Trung Bộ.
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi điện Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; các Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 3, 4, 5; Ban Quản lý dự án các tỉnh, thành phố đang quản lý các dự án sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới hồ chứa.
Theo đó, Tổng cục Thủy lợi đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện nội dung của công điện số 1853/CĐ-TCTL-QLCT ngày 12/10/2021 của Tổng cục Thủy lợi về việc phòng, chống ngập lụt, úng và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi đề phòng mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 8 và dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đồng thời, khẩn trương thực hiện kiểm tra, cập nhật danh mục công trình thủy lợi trọng điểm cần lưu ý về an toàn và phương án ứng phó sự cố; bố trí đủ lực lượng thường trực, vật tư, phương tiện để kịp thời xử lý khi có tình huống mất an toàn xảy ra; không được tích nước nếu hồ không đảm bảo an toàn.
Đối với các hồ chứa có cửa van, khẩn trương hạ thấp mực nước hồ xuống mức chủ động đón lũ, hạn chế xả lũ với lưu lượng lớn trong thời gian mưa lớn làm gia tăng ngập lụt vùng hạ du; thực hiện nghiêm túc việc cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ và khi có nguy cơ xảy ra sự cố công trình.
Các hồ chứa đang có mức trữ thấp, cần xem xét, tổ chức tích nước hợp lý theo đúng quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn công trình và tích được lượng nước cao nhất phục vụ sản xuất, dân sinh cho mùa khô tới.
Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với vùng áp thấp có khả năng xuất hiện trên dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Trung Trung Bộ nên từ đêm nay (15/10) đến ngày 18/10 ở khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra mưa to đến rất to.
Cụ thể: Nghệ An có tổng lượng mưa từ 100-200mm/đợt, cục bộ có nơi trên 200mm/đợt; các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế từ 300-600mm/đợt, cục bộ có nơi trên 600mm/đợt; thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam từ 100-300mm/đợt, cục bộ có nơi trên 300mm/đợt.
"Cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu, ngành chức năng khuyến cáo "nóng" điều gì? Ngay sau khi "cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu đề nghị hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam, ngành chức năng đã có ngay khuyến cáo. Tại sao "cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới ST25 gửi đơn kêu cứu? Gia đình ông Hồ Quang Cua -...