Nguồn hỗ trợ ba mẹ cùng con phát âm tiếng Anh
Oxford Learner’s Dictionaries, From Text to Speech là nguồn uy tín hỗ trợ ba mẹ hướng dẫn con học phát âm hiệu quả.
Khi con học phát âm, ba mẹ nên luyện tập cùng bé và kiểm tra cách phát âm đúng thông qua sự hỗ trợ của từ điển (từ điển giấy hoặc từ điển online). Đặc biệt ba mẹ không nên tự nghĩ cách phát âm của một từ bởi dễ phát âm theo thói quen đánh vần của người Việt, khiến con quen với cách phát âm sai và khó sửa sau này. Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay từ điển online cung cấp cả file nghe để ba mẹ và con dễ dàng bắt chước phát âm, ngữ điệu của người bản ngữ nên việc đồng hành học tiếng Anh cùng con trở nên dễ dàng hơn.
Theo các chuyên gia ngôn ngữ, ba mẹ nên chọn những từ điển online uy tín, cung cấp đầy đủ thông tin về loại từ, các lớp nghĩa của từ, phát âm và ví dụ về cách dùng từ, đồng thời tận dụng các chức năng của từ điển để đồng hành với con học phát âm hiệu quả.
Với kinh nghiệm đồng hành học tiếng Anh cùng con, chị Nguyễn Thị Hoa – nhà sáng lập của Ms Hoa Junior khuyến khích ba mẹ nên dùng cuốn từ điển Oxford Learner’s Dictionaries được biên soạn bởi trường Đại học Oxford. Đây là nguồn học phát âm uy tín mà chị dùng trong quá trình hướng dẫn hai cô con gái học phát âm. Dưới đây là những chia sẻ của chị Hoa về cách sử dụng và ưu nhược điểm của cuốn từ điển này.
Cách sử dụng:
Bước 1: Truy cập từ điển
Bước 2: Nhập từ vựng mà ba mẹ cần tra vào ô “Search”.
Bước 3:Kích đúp chuột vào biểu tượng loa để nghe phát âm, đồng thời tìm hiểu nghĩa và ví dụ về cách đặt câu với từ vựng. Với từ có nhiều nghĩa, ba mẹ nên tham khảo ba lớp nghĩa đầu tiên vì đó là những lớp nghĩa phổ biến.
Giao diện web của từ điển Oxford Learner’s Dictionaries.
Oxford Learner’s Dictionaries có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, cung cấp các lớp nghĩa khác nhau, phiên âm, file phát âm của từ, đồng thời cũng đưa ra nhiều ví dụ minh họa. Hơn nữa, từ điển còn cung cấp hai cách phát âm theo hai giọng đặc trưng là Anh – Anhvà Anh – Mỹ. Ba mẹ cũng có thể tải từ điển về điện thoại tại đây để tiện sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
Video đang HOT
Giao diện trên điện thoại của từ điển Oxford Learner’s Dictionaries.
Đây là từ điển Anh – Anh, tức toàn bộ phần giải nghĩa, ví dụ minh họa đều được diễn giải bằng tiếng Anh. Đó là điểm cộng đối với những người đã có nền tảng tiếng Anh tương đối tốt, vì việc sử dụng tiếng Anh để giải nghĩa về một từ tiếng Anh khác sẽ giúp cho người học có thể hiểu một cách chính xác nghĩa của từ đó. Tuy nhiên, đây chưa phải sự lựa chọn tối ưu với những ba mẹ không có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt. Trường hợp này Ms Hoa khuyên ba mẹ có thể sử dụng kết hợp cùng những từ điển Anh – Việt như VDict hay Cồ Việt để việc đồng hành học cùng còn trở nên đơn giản hơn.
Bên cạnh đó, Ms Hoa cũng giới thiệu cho ba mẹ tham khảo thêm trang web From Text to Speech – trang hỗ trợ đọc văn bản (câu/đoạn văn) phổ biến và dễ sử dụng.
Giao diện web From Text to Speech.
Cách sử dụng:
Bước 1: Truy cập trang web
Bước 2: Nhập nội dung cần đọc vào “Box” (màu xanh)
Bước 3: Chọn đặc điểm giọng của đoạn âm thanh sẽ được phát ra, bao gồm các nội dung sau:
Select language (Chọn giọng): US English (Anh – Mỹ) hoặc British English (Anh – Anh)
Select voice (Chọn người đọc)
Select speed (Chọn tốc độ đọc): Very fast (Rất nhanh), Fast (Nhanh), Medium (Trung bình), Slow (Chậm)
Bước 4: Chọn “Create Audio File”
Sau đó trang web sẽ cung cấp cho ba mẹ file mp3 của đoạn văn bản ba mẹ chọn ban đầu. Ba mẹ có thể nghe trực tiếp trên web hoặc tải về để nghe nhiều lần sau này, bằng cách chọn “Download audio file”. Trang web này cung cấp giọng đọc tự nhiên thay vì máy đọc. Bên cạnh đó, các giọng đọc có sự nhấn giọng, ngừng nghỉ (tùy theo dấu câu) và ngữ điệu tốt cũng sẽ hữu ích cho ba mẹ khi đồng hành cùng con trẻ.
Tiến sĩ Stanford: 'Học tiếng Anh bằng trải nghiệm thực tế'
Anh Nguyễn Chí Hiếu là tiến sĩ Kinh tế học tại Đại học Stanford, thủ khoa MBA tại Đại học Oxford, thủ khoa ngành Kinh tế và Khoa học Chính trị tại Học viện Kinh tế - Chính trị London (LSE).
Ngoài ra, anh còn lọt top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới (năm 2006), hiện là nhà đồng sáng lập và CEO của Tổ chức Giáo dục IEG Global.
Trải nghiệm của anh đối với tiếng Anh là như thế nào?
Là học sinh chuyên Anh, đạt giải quốc gia năm lớp 11, mình đã nghĩ rằng... mình giỏi tiếng Anh; đến khi đi học nước ngoài, mình... không nghe được thầy cô giáo nói gì mấy. Xem tivi, truyền hình cũng không nghe được nhiều. Phần diễn đạt mình cũng lóng ngóng.
Mình nhận ra, tiếng Anh mình học mang tính hàn lâm, học thuật ngôn ngữ học, hơn là vận dụng vào thực tế. Nó mang tính chất "tiếp nhận", "thu vào" hơn là "sản xuất", "phát ra". Thế là, mình "ép" bản thân làm quen lại từ đầu với tiếng Anh thực tế qua trao đổi, giao tiếp, trò chuyện với bạn bè, trò chuyện với host để nhờ họ chỉnh sửa từng chút.
TS Nguyễn Chí Hiếu (bìa phải) tại Chương trình EISENHOWER FELLOWSHIP. - (ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Tiếng Anh giúp mình đạt được toàn bộ những suất học bổng nhiều năm qua. Chính việc học và sử dụng tiếng Anh thực thụ để đọc, nghiên cứu, viết lách, trao đổi, trình bày trong nhiều ngữ cảnh đã giúp mình tích lũy được kiến thức nền đa lĩnh vực và năng lực linh hoạt để "chống đỡ" những cơ hội rất thách thức.
Thứ hai là công việc. Mình may mắn được trải nghiệm nhiều môi trường: tài chính ngân hàng, nghiên cứu kinh tế, chính sách, học thuật, kinh doanh khởi nghiệp, giờ là giáo dục. Tiếng Anh giúp mình tiếp cận, nghiên cứu, phân tích và đúc kết kiến thức từ nhiều nguồn và nhiều người, để học hỏi và cải thiện bản thân.
Với Việt Nam, nỗi niềm lớn nhất của anh là gì?
Mình có phần "sốc nặng" khi ở nhiều môi trường giáo dục phổ thông, đại học, các trung tâm thì kiểu dạy và học tiếng Anh vẫn không khác gì... thời xưa của mình. Vẫn là những bài tập từ vựng, ngữ pháp, nhấn trọng âm nặng ngôn ngữ học nhưng thiếu gắn liền thực tế. Nhiều bạn sau 12-16 năm học tiếng Anh các cấp, dù làm bài điểm cao, vẫn gặp khó khăn, trở ngại khi dùng tiếng Anh vào những ngữ cảnh thực tế, hoặc nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình.
Đây là trở ngại rất lớn. Khi học cao hơn, hoặc tiếp xúc môi trường học thuật quốc tế, hay trong bối cảnh toàn cầu hóa - khi kỹ năng giao tiếp luôn được các nhà tuyển dụng tìm kiếm - các bạn sẽ "choáng" về khoảng cách lớn giữa cách học, điểm số trên lớp và nhu cầu thực tế.
Anh đã làm gì để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam cải thiện việc học tiếng Anh?
Trong 10 năm qua, dạy học sinh ở nhiều môi trường, độ tuổi và đặc điểm, khi tư vấn, thiết kế chương trình và phương pháp dạy học, mình thường tìm cách cân bằng giữa hướng dạy và học tiếng Anh truyền thống với hướng tiếng Anh là công cụ, để các bạn có thể sử dụng tiếng Anh truy cầu kiến thức ở nhiều lĩnh vực, tư duy trong nhiều ngữ cảnh.
TS Nguyễn Chí Hiếu trong một buổi chia sẻ phương pháp giảng dạy - (ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP)
Với mình, tới lớp vài buổi một tuần, giao tiếp "sơ sơ", lâu lâu đọc vài bài hoặc viết vài câu tiếng Anh, chẳng qua chỉ là "rửa mắt". Bạn cần "tắm mình" trong sinh ngữ mọi lúc mọi nơi thì mới sử dụng thuần thục và linh hoạt được. Mình luôn đưa những bài tập, trải nghiệm, môi trường thực tế để học sinh trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh biện một cách "ngẫu hứng", không kiểm soát quá chặt chẽ, để "phơi nhiễm" với tiếng Anh nhiều hơn.
Tiếp theo là phương pháp. Chúng ta cần "tiết chế" các phương pháp quá "truyền thống" và cân bằng với những phương pháp thực tiễn hơn. Mình thường tìm hiểu và khuyến khích các bạn sử dụng một số nền tảng, sản phẩm công nghệ được chứng thực chất lượng, như ứng dụng điện thoại giúp chỉnh sửa phát âm chẳng hạn, để hỗ trợ việc học. Theo mình đây là giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến giúp người học sử dụng được tiếng Anh thực thụ, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.
Người hướng dẫn, đồng hành là yếu tố "chốt hạ" - nếu có thể sát sao và liên tục hỗ trợ thì sẽ đảm bảo sự phát triển về gần như tất cả năng lực, không riêng tiếng Anh. Ngày nay, "người" đó không nhất thiết là thầy cô, mà có thể là bạn bè, đồng nghiệp, hoặc các nền tảng công nghệ thông minh.
Quan trọng nhất, là động lực của từng cá nhân. Chẳng ai có thể xây dựng, duy trì và phát triển động lực này cho bạn ngoại trừ chính bạn.
Một trong những giải pháp công nghệ giáo dục tiên tiến hiện nay chính là ELSA Speak - ứng dụng học nói tiếng Anh có Trí tuệ nhân tạo chỉnh sửa phát âm chuẩn xác đến từng âm tiết. Ứng dụng có hơn 6.000 bài học, 22 nhóm kỹ năng phát âm, hơn 100 chủ đề thực tiễn; hiện có hơn 13 triệu người dùng từ hơn 100 quốc gia.
Cách vẽ sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ từ vựng hiệu quả Học từ vựng bằng sơ đồ tư duy giúp Ms Mia Nguyễn đạt điểm tuyệt đối 9.0 IELTS Reading. Ảnh minh họa Đối với người học tiếng Anh nói chung và người thi IELTS nói riêng, việc học từ vựng luôn là trở ngại lớn do khối lượng từ vựng đa dạng và yêu cầu sự luyện tập, sử dụng thường xuyên thông...