Nguồn gốc ít người biết về món mì Italy nổi tiếng
Ban đầu, mỳ pasta là món dành riêng cho giới quý tộc ở Italy, sau đó dần trở nên phổ biến và được ăn bằng tay ở thành phố Napoli.
Mì pasta là một món ăn đặc trưng của Italy, tuy nhiên nguồn gốc đầu tiên của nó vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Theo một cuốn sách của nhà thám hiểm Marco Polo vào thế kỷ 13, mì pasta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lập luận này ngay lập tức bị bác bỏ khi xuất hiện một ghi chép của nhà địa lý học Hồi giáo al-Idrisi, món ăn này đã được sản xuất ở Sicily (phía nam bán đảo Italia) vào thế kỷ 12. Khi đó, pasta là món ăn dành cho những người giàu có trong dịp đặc biệt. Ngược lại, với nông dân, có khi cả đời họ chỉ được ăn món này một lần.
Đến thế kỷ 17-18, khi giá thịt và rau tăng, mì pasta dần trở nên phổ biến và được sản xuất đại trà ở Napoli, thành phố lân cận Sicily. Theo ghi chép của đại thi hào người Đức Goethe năm 1787, mì ống có thể mua với giá rẻ ở khắp mọi nơi trong thành phố. Món ăn này được chế biến đơn giản cùng phô mai.
Mì pasta khi đó không được ăn bằng muỗng, nĩa mà phải bốc bằng tay rồi cho vào miệng. Đó chính là nét văn hóa thu hút khách du lịch đến Napoli. Nhiều khách chấp nhận bỏ ra những khoản tiền lớn, thuê người hành khất bên đường ăn thử món mì này để được chiêm ngưỡng phong tục độc đáo. Mì Italy lúc bấy giờ không chỉ là một món ăn mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ.
Người Napoli từng bốc mì bằng tay cho vào miệng để ăn thay vì dùng nĩa như hiện nay. Ảnh: National Geographic.
Trước đây, mì Italy chỉ sử dụng một loại gia vị là phô mai cứng. Đến thế kỷ thứ 19, người ta bắt đầu thêm nước sốt cà chua vào. Cách sản xuất mì Italy thay đổi nhiều trong thế kỷ 20. Thay vì hong khô sợi mì bằng gió và ánh nắng mặt trời, nhiều nhà máy chế biến và sấy khô mì bằng lò điện.
Không còn là món ăn đường phố được bốc bằng tay, mì Italy dần phổ biến trong các bữa cơm gia đình. Chính sự thay đổi này khiến mì Italy quay về với đúng cách ăn truyền thống của mình là dùng muỗng và dĩa từ thế kỷ 14.
Video đang HOT
Ngày nay mì Italy trở thành món ăn nổi tiếng trên khắp thế giới. Ảnh: Bar Bubbles.
Tùy thuộc vào cách sử dụng các loại nước sốt khác nhau, mì Italy có thể chế biến thành nhiều món. Mì sốt cà chua là một trong những món được nhiều người yêu thích và lựa chọn nhất. Tiếp đó là sự kết hợp giữa phô mai và kem tươi để tạo nên món mì Italy sốt kem độc đáo. Một cách chế biến khác là Carbonara, món mỳ sốt kem kết hợp với thịt hun khói.
Du lịch Tugo gửi đến bạn đọc VnExpress mã khuyến mãi 100.000 đồng (TUGO_VNE100K) khi đặt tour du lịch. Mã này không áp dụng chương trình tour kích cầu của Tugo. Mỗi khách chỉ được sử dụng mã một lần và xuất trình mã khi được tư vấn. Voucher không có giá trị quy đổi thành tiền mặt, không giới hạn thời gian áp dụng.
Theo du lịch Tugo
Chảo bò hầm khổng lồ được ninh hơn 40 năm ở Bangkok
Tiệm Wattana Panich ở khu Sukhumvit là địa điểm ẩm thực đặc sắc với một vạc bò hầm chưa hề được nhấc khỏi bếp hơn 40 năm.
Nếu bạn đến Bangkok, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm và thưởng thức món bò hầm rất đặc biệt tại một tiệm ăn có tên Wattana Panich. Không gian quán cũ kỹ, bụi bặm, sực nức mùi thịt bò hầm và đập vào mắt là một vạc lớn chứa đầy những miếng thịt bò đang "chậm rãi lượn lờ sủi bọt" trong làn nước nâu vàng béo ngậy chưa bao giờ cạn suốt hơn 4 thập kỷ qua. Đây có thể nói là một trong những địa điểm ẩm thực đặc sắc nhất Bangkok và Thái Lan.
Chảo bò hầm nổi tiếng của tiệm Wattana Panich được ninh qua hàng chục năm.
Không ai phản đối kết luận Thái Lan là đất nước của ẩm thực đường phố. Ở đô thị nào của đất nước này cũng đầy rẫy những con phố ẩm thực, với vô số nhà hàng, chi chít quầy đồ ăn bày trên vỉa hè hoặc giữa lòng đường nhộn nhịp, đông đúc cùng hàng nghìn món ăn ngon, rẻ và mang đậm bản sắc Thái Lan.
Wattana Panich là một tiệm ăn bản địa nằm trong khu phố Ekkamai ở Bangkok. Người dân địa phương và khách du lịch đổ về đây hằng ngày để nếm súp bò, hầm bò và món mỳ bò - kway teow neua - được chế biến tại gian bếp mở để thực khách có thể chứng kiến mọi thao tác nấu nướng.
Wattana Panich nằm trong một tòa nhà thương mại kiểu Trung Quốc với 2 khối kiến trúc điển hình, ngay sau con ngõ Ekkamai trên đường Sukhumvit (Bangkok). Tiệm ăn cũ kỹ này đã tồn tại gần nửa thế kỷ, trải qua 3 thế hệ trong một gia đình. Chủ quán hiện nay là anh Nattapong Kaweenuntawong, cùng mẹ và vợ.
Một bầu không khí đẫm màu thời gian được tạo ra từ những vết ố vàng trên tường và sàn nhà, hay những món đồ cũ kỹ treo khắp nơi song không gì cũ và hấp dẫn bằng cái vạc thần kỳ nấu món bò hầm, thứ giúp Wattana Panich được gắn hình cái bát Shell Shuan Shim - một sự tôn vinh dành cho những món ăn thượng hạng tại Thái Lan giống như ngôi sao của Michelin hay chữ Z của Zagat vậy.
Miếng bò hầm ở đây rất giàu hương vị, béo ngậy và tan trong miệng nhưng thứ nước hầm còn tuyệt diệu hơn. Chính thứ nước dùng này đã khiến những ai từng nếm món bò hầm hay kway teow neua đều phải háo hức tìm đến thưởng thức nhiều lần. Đó là thứ nước hầm có tuổi đời hơn 40 năm.
Thông thường ở nơi khác, đầu bếp sẽ làm nồi nước hầm theo cách thức phổ biến là ninh một nồi lớn gồm xương, rau củ và những nguyên liệu cần thiết từ tối hôm trước đến sáng hôm sau nhằm có được một thứ nước dùng ưng ý. Mỗi ngày, họ lại phải làm một nồi hầm như thế.. Nhưng tiệm Wattana Panich thì khác, bởi vạc hầm của họ chưa hề được nhấc khỏi bếp kể từ khi nổi lửa vào những năm 1970, do 3 thế hệ đầu bếp của tiệm chăm sóc, nâng niu như một "bảo vật gia truyền". Hương vị thơm ngon nhất của nguyên liệu tiết ra, thấm đẫm và hòa trộn vào nhau giúp món ăn trở nên đặc biệt và không thể lẫn với bất cứ tiệm bò hầm, kway teow neua nào khác. Phong cách chế biến món hầm theo kiểu chậm rãi và lâu dài này có lịch sử xa xưa và được gọi bằng thuật ngữ "hầm kiểu thợ săn" và "hầm vĩnh viễn".
Món bò hầm đặc trưng của quán.
Nguyên tắc cơ bản là càng hầm lâu thì món hầm càng ngon. Nồi hầm sôi liu riu liên tục để buộc các hương vị, độ ngon được tách tối đa ra khỏi nguyên liệu, đem đến một hương vị sâu sắc và dày dặn và rồi ngấm sâu vào miếng thịt, hòa tan vào nước dùng. Phương pháp hầm này vốn phổ biến ở ẩm thực Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha, Mỹ...
Kiểu hầm của tiệm Wattana Panich được biến thể theo kỹ thuật của người Trung Quốc. Khi tiệm đóng cửa buổi tối thì bếp được tắt, nước dùng trong vạc sẽ được lọc để loại bỏ rau và thịt vụn thừa, rồi cho vào hộp chứa và bảo quản trong kho mát nhằm tránh hư hỏng, chứ không làm mới. Sáng hôm sau, đầu bếp sẽ trút nước hầm cũ vào lại vạc, cho thêm nước hầm xương mới, các thảo mộc quế, hồi, thảo quả cùng một số gia vị bí truyền... và 25 kg thịt bò tươi cắt hình vuông, được nấu trong vòng 9 tiếng để đảm bảo thịt mềm hoàn hảo trước khi phục vụ. Vạc hầm lại sôi lịch xịch, khiến chất ngọt tiết ra từ thịt tươi trộn với nước hầm cũ, để tạo ra một hương vị đáng kinh ngạc. Bọt và nước béo từ vạc hầm trào ra xung quanh, tạo thành một lớp bọt thể rắn đóng lưu cữu trên mặt bếp, như một ấn chứng thời gian của hơn 4 thập kỷ đã được cô đọng nơi đây.
Thành phẩm là món hầm với hương vị đậm đà, được phục vụ với thịt bò tan chảy trong miệng. Bạn có thể lựa chọn món thịt bò hầm hoặc súp thịt bò ăn kèm với kway teow neua, hoặc dùng với cơm. Cả hai món đều sử dụng nước dùng "càng già tuổi lại càng ngon này".
Wattana Panich cũng đã chế biến một phiên bản thơm của món hầm thịt dê, mà nhiều người nhận xét thậm chí còn mềm hơn thịt bò. Điều tuyệt vời hơn cả là thứ bò hầm "thần thánh" lâu đời, được gắn logo Shell Shuan Shim này lại có giá rất dễ chịu. Chỉ 70.000 đồng cho một tô bò hầm, và 140.000 đồng cho tô dê hầm. Thế nên, nếu đến Bangkok, bạn nên ghé thăm Wattana Panich để thưởng thức món kway teow neua có thứ nước dùng "tứ thập" độc nhất vô nhị ở Thái Lan này.
Thông tin quán:
Tiệm ăn Wattana Panich
Mở cửa: hằng ngày từ 10h đến 21h
Địa chỉ: 336 - 338 Ekkamai Rd (Soi Sukhumvit 63), Bangkok.
Theo Ngoisao,net
Ăn 'Sướng', ăn 'Nhàn' ở con ngõ thường gây nhầm lẫn giữa phố cổ Ngõ Trung Yên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dài chỉ chừng 200 m, nằm luồn lách nối hai con phố rất nhỏ, nhà cửa chen chúc, thế mà đủ cả phở Sướng, ngan Nhàn... Hà Nội chứa trong lòng bao điều bí mật và bất ngờ, với những con ngõ đầy ắp đồ ăn ngon hút hồn những tín đồ ẩm thực. Nào...