Nguồn gốc của những thiên hà kỳ quái trong vũ trụ
Phát hiện mới đã giải thích một bí ẩn thiên văn lâu đời và xác định lại hiểu biết của chúng ta về sự hình thành các thiên hà từ thuở sơ khai của vũ trụ.
Sự hợp nhất sau khi các thiên hà va chạm với nhau liệu có tạo ra những thiên hà quái dị nhất trong vũ trụ không? (Ảnh: NASA/ESA).
Dải Ngân Hà, thiên hà mà chúng ta đang trú ngụ, có hình xoắn ốc tương đối phẳng. Trong khi đó, các thiên hà khổng lồ cổ đại phình ra các phía như những quả bóng. Điều này khiến các nhà thiên văn học thấy rất khó hiểu trong nhiều thập kỷ qua.
Mới đây, nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Southampton, Anh, đã giải thích được bí ẩn đó. Họ cho biết hai thiên hà dạng đĩa va chạm vào nhau khiến cho khí – nhiên liệu hình thành các ngôi sao – chìm về phía trung tâm của hai thiên hà, tạo ra hàng nghìn tỷ ngôi sao mới.
Những vụ va chạm này xảy ra khoảng từ 8 đến 12 tỷ năm trước, khi vũ trụ đang trong giai đoạn tiến hóa mạnh mẽ hơn so với ngày nay.
Những phát hiện này đã đưa chúng ta đến gần hơn với việc giải quyết một bí ẩn lâu đời trong thiên văn học, và xác định lại hiểu biết của chúng ta về cách các thiên hà được tạo ra trong vũ trụ sơ khai.
Video đang HOT
Hình ảnh tổng hợp của thiên hà hình elip khổng lồ NGC 1399 (Ảnh: Digitised Sky Survey/NASA Chandra/Very Large Array).
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng đài thiên văn ALMA bao gồm 66 ăng-ten vô tuyến, nằm ở sa mạc Atacama, phía bắc Chile để tiến hành quan sát và kết hợp với dữ liệu lưu trữ từ trước. Đặc biệt, họ đã phân tích hơn 100 thiên hà hiện đang trong quá trình hình thành sao rất mạnh mẽ.
Khí nuôi dưỡng một lỗ đen siêu lớn trong vũ trụ sơ khai (Ảnh: NRAO/AUI/NSF, S. Dagnello).
Đây là bằng chứng thực tế đầu tiên cho thấy các thiên hà kỳ dị hình thành trực tiếp thông qua các giai đoạn cấu tạo nên các ngôi sao lớn nằm ở lõi của các thiên hà xa xôi. Nhiều thập kỷ qua, các nhà thiên văn học luôn dành sự quan tâm tìm hiểu quá trình này.
Các thiên hà hình thành rất nhanh, khí bị hút vào bên trong để nuôi các lỗ đen, gây ra các vụ nổ sao, với tốc độ nhanh gấp 10 đến 100 lần so với tốc độ hình thành Dải Ngân Hà của chúng ta.
Tới đây, nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp những phát hiện này với dữ liệu thu được từ kính viễn vọng không gian James Webb và vệ tinh Euclid để lập biểu đồ quần thể sao trong các thiên hà mà họ nhắm đến, nhằm làm sáng tỏ thêm bí ẩn về sự hình thành các thiên hà khổng lồ.
Điều đó sẽ giúp chúng ta bổ sung kiến thức về sự phát triển của vũ trụ kể từ khi bắt đầu có thời gian.
Nghiên cứu mới hé lộ cách các thiên hà lớn nhất trong vũ trụ được hình thành
Các nhà vật lý thiên văn cuối cùng đã có câu trả lời về cách các thiên hà lớn nhất hình thành.
Lần đầu tiên các nhà khoa học có bằng chứng quan sát chắc chắn cung cấp câu trả lời cho việc các thiên hà lớn nhất trong vũ trụ đã hình thành như thế nào.
Các thiên hà trong vũ trụ ngày nay được chia thành 2 loại chính. Đó là các thiên hà xoắn ốc, giống như Dải Ngân hà của chúng ta, rất giàu khí và liên tục hình thành các ngôi sao trong một đĩa quay. Ngoài ra, còn có các thiên hà hình elip, trông giống như những quả bóng bầu dục.
Các thiên hà hình elip NGC 4038 và NGC 4039 va chạm với nhau. Ảnh: NASA
Các thiên hà elip không tạo ra các ngôi sao mới mà chủ yếu là các ngôi sao hình thành cách đây hơn 10 tỷ năm.
Sự hình thành các thiên hà elip từ lâu đã khó giải thích bằng các mô hình vũ trụ học, mô tả quá trình tiến hóa của vũ trụ từ Vụ nổ lớn đến nay. Một trong những thách thức là sự hình thành các ngôi sao trong thời kỳ mà các thiên hà hình elip hình thành, được cho là xảy ra trong các đĩa quay lớn, tương tự như Dải Ngân hà của chúng ta. Vậy các thiên hà này đã biến đổi hình dạng từ các đĩa phẳng thành các thiên hà elip 3 chiều như thế nào?
Bằng cách phân tích dữ liệu từ Kính thiên văn Alma, các nhà khoa học đã xác định được vị trí ra đời của các thiên hà elip khổng lồ. Theo đó, các thiên hà elip hình thành thông qua các đợt hình thành sao ngắn và dữ dội trong giai đoạn đầu của vũ trụ, trái ngược với việc bắt đầu là một đĩa quay và biến thành hình elip qua thời gian.
Khảo sát đã xem xét sự phân bố bụi ở hơn 100 thiên hà xa xôi mà chúng ta biết là đã hình thành rất nhiều ngôi sao khi vũ trụ có tuổi đời từ 2,2 tỷ năm đến 5,9 tỷ năm. Bụi cho thấy sự hiện diện của khí - vật liệu hình thành các ngôi sao mới và cho phép các nhà khoa học khảo sát các vùng bên trong thiên hà.
Phân tích này chỉ ra rằng hầu hết các thiên hà hình thành sao ban đầu thực sự có hình cầu chứ không phải hình đĩa. Trên thực tế, chúng rất giống với hình dạng của các thiên hà hình elip mà chúng ta thấy ngày nay. Tác động đồng thời của các luồng khí lạnh từ các thiên hà xung quanh cùng với các tương tác và sự hợp nhất của thiên hà có thể đẩy khí và bụi vào các lõi hình thành sao bên trong các thiên hà này. Các mô phỏng cũng cho chúng ta thấy rằng quá trình này phổ biến trong vũ trụ sơ khai, cung cấp một lời giải thích quan trọng cho sự hình thành nhanh chóng của các thiên hà hình elip.
Những phát hiện trên đã thúc đẩy sự hiểu biết của chúng ta về sự hình thành và tiến hóa của thiên hà.
Tại sao các nhà thiên văn học nghĩ rằng ngay cả khi bạn di chuyển với tốc độ ánh sáng, bạn cũng không thể đến rìa của vũ trụ? Vũ trụ bao la với những bí ẩn vượt ngoài tầm hiểu biết của con người, từ hệ Mặt Trời rộng lớn đến các thiên hà xa xôi hàng tỷ năm ánh sáng. Dù tốc độ ánh sáng được xem là nhanh nhất, nhưng trước sự giãn nở không ngừng của vũ trụ, hành trình khám phá dường như vẫn là giấc mơ...