Nguồn cơn dẫn đến cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka
Đây là một trong những đợt biểu tình lớn nhất tại Sri Lanka trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đẩy hàng triệu người dân vào tình cảnh lao đao, khốn cùng suốt nhiều tháng qua.
Ngày 9/7, hàng nghìn người biểu tình tràn ra các con phố ở thủ đô Sri Lanka, xông vào phủ tổng thống, đốt phá dinh thủ tướng nhằm bày tỏ sự giận dữ trước các biện pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế của chính phủ. Trước sự phản đối mạnh mẽ của đám đông người biểu tình, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe của Sri Lanka đã quyết định từ chức.
Đụng độ xảy ra trên đường phố Sri Lanka. Ảnh: Reuters
“Xếp hàng dài chờ đội mỗi ngày”
Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua, sau khi dự trữ ngoại hối của nước này giảm xuống mức thấp kỷ lục. Sự cạn kiệt đồng USD khiến Sri Lanka không có đủ nguồn lực để trả cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu. Thời gian gần đây, chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để ứng phó với cuộc khủng hoảng, trong đó có biện pháp cho phép công nhân tại khu vực công làm việc 4 ngày một tuần để họ có thời gian trồng trọt, làm nông nghiệp. Tuy nhiên, những biện pháp này đạt rất ít hiệu quả trong việc giảm bớt những khó khăn mà nhiều người đang phải đối mặt.
Tại một số thành phố lớn, trong đó có thủ đô Colombo, hàng trăm người phải xếp hàng dài dưới tiết trời nắng nóng để mua nhiên liệu. Cảnh sát và quân đội đã được triển khai đến những khu vực này để đảm bảo an ninh trật tự. Nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không có nhiên liệu chạy tủ lạnh, điều hòa không khí hoặc quạt. Các chuyến tàu giảm tần suất hoạt động, khiến du khách phải chen chúc trong các toa tàu. Một số người thậm chí phải leo lên nóc tàu. Bệnh nhân không thể đến bệnh viện do thiếu nhiên liệu và giá thực phẩm tăng cao. Gạo, một mặt hàng chủ lực ở quốc gia Nam Á, đã dần vắng bóng trên các kệ hàng ở nhiều cửa hàng và siêu thị.
Video đang HOT
Thủ tướng Wickremesinghe đã đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm về những vấn đề mà đất nước đang phải đối mặt trong một bài phát biểu vào tháng vừa qua: “Không dễ để vực dậy một quốc gia có nền kinh tế sụp đổ hoàn toàn, đặc biệt là một quốc gia có dự trữ ngoại hối thấp một cách nguy hiểm. Nếu chính phủ tiền nhiệm thực hiện một số bước đi ngay từ đầu để làm chậm lại sự sụp đổ của nền kinh tế thì chúng tôi sẽ không phải đối mặt với tình huống khó khăn này ngày hôm nay”.
Sri Lanka phụ thuộc chủ yếu vào nước láng giềng Ấn Độ để duy trì hoạt động. Quốc gia này đã nhận 4 tỷ USD hỗ trợ tài chính từ New Delhi, nhưng ông Wickremesinghe cho rằng số tiền này là không đủ và trong thời gian tới, Sri Lanka phải nỗ lực đạt được một thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). “Đây là lựa chọn duy nhất của chúng tôi. Mục đích của chúng tôi là tổ chức các cuộc thảo luận với IMF để nhận được khoản hỗ trợ tín dụng bổ sung”.
Theo nhiều chuyên gia, cuộc biểu tình ngày 9/7 đánh dấu sự bùng nổ của một cơn thịnh nộ đã nhen nhóm trong lòng Sri Lanka suốt nhiều tháng qua. Lệnh giới nhiêm do cảnh sát áp dụng trước đó đã được dỡ bỏ. Một số chính trị gia và Hiệp hội Hiệp hội Luật sư ở Sri Lanka gọi lệnh giới nghiêm là “bất hợp pháp”, nói rằng không có căn cứ để áp đặt lệnh này.
Trong thời gian qua, việc phải xếp hàng chờ đợi dường như đã trở thành một thông lệ mới trong cuộc sống của người dân Sri Lanka. Họ phải chờ hàng giờ đồng hồ chỉ để mua được những hàng hóa cơ bản nhất. “Cuộc sống hàng ngày của chúng tôi giờ dừng ở việc xếp hàng chờ đợi. Nếu muốn mua sữa bột, chúng tôi phải xếp hàng. Nếu muốn mua thuốc, chúng tôi cũng phải xếp hàng”, bà Malkanthi Silva, 53 tuổi cho biết. Theo giới phân tích, tình hình hiện nay tại Sri Lanka là hậu quả của cuộc khủng hoảng kéo dài suốt nhiều năm qua. “30% là không may mắn, 70% là quản lý yếu kém”, Chủ tịch Murtaza Jafferjee của Viện tư vấn chính sách Advocata (trụ sở tại Sri Lanka) nhận định.
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Ông Jafferjee lưu ý, trong một thập kỷ qua, chính phủ Sri Lanka đã vay những khoản tiền khổng lồ từ các tổ chức cho vay nước ngoài và mở rộng dịch vụ công. Trong bối cảnh các khoản vay của chính phủ gia tăng, thì nền kinh tế liên tiếp phải hứng chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng nông nghiệp trong năm 2016, 2017, tiếp theo là cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 2018 và vụ đánh bom đẫm máu trong lễ Phục sinh vào năm 2019.
Năm 2019, Tổng thống Rajapaksa đã cắt giảm thuế trong nỗ lực kích thích nền kinh tế. “Họ đã chẩn đoán sai vấn đề và cảm thấy rằng họ phải đưa ra một biện pháp kích thích tài chính thông qua việc cắt giảm thuế”, nhà phân tích Jafferjee nhấn mạnh.
Vào năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch của Sri Lanka phải ngừng hoạt động khi quốc gia này đóng cửa biên giới và áp đặt các lệnh phong tỏa và giới nghiêm. Ảnh hưởng của đại dịch, chi tiêu chính phủ ở mức cao cùng quyết định cắt giảm thuế đã khiến ngân sách chính phủ bị thâm hụt nghiêm trọng.
Ông Shanta Devarajan, Giáo sư nghiên cứu về phát triển quốc tế tại Đại học Georgetown và là cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho rằng, việc cắt giảm thuế và tình hình kinh tế bất ổn ở Sri Lanka đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của nước này, khiến các cơ quan xếp hạng phải hạ xếp hạng tín nhiệm của Sri Lanka. Điều đó đồng nghĩa với việc Sri Lanka mất quyền tiếp cận với các thị trường nước ngoài.
Cảnh sát Sri Lanka sử dụng hơi cay và vòi rồng để ngăn đoàn người biểu tình tại dinh Tổng thống ngày 8/7. Ảnh: Reuters
Sri Lanka đã phải sử dụng một lượng lớn ngoại hối dự trữ để trả nợ công, dẫn tới giảm dự trữ ngoại tệ từ 6,9 tỷ USD năm 2018 xuống còn 2,2 tỷ USD trong năm nay, theo báo cáo của IMF. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác. Vào tháng 2/2022, Sri Lanka đã áp dụng các biện pháp cắt giảm điện năng để đối phó với cuộc khủng hoảng nhiên liệu khiến giá cả tăng vọt, ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Chính phủ nước này cũng thả nổi đồng nội tệ, khiến đồng rupee của Sri Lanka lao dốc thảm hại so với đồng USD. Ông Jafferjee đã mô tả các động thái của chính phủ Sri Lanka là một “chuỗi sai lầm nối tiếp sai lầm”.
Lạm phát tại Sri Lanka đã tăng vọt lên mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và dự kiến sẽ tăng lên đến 70% trong những tháng tới, khiến khó khăn với người dân nước này ngày càng thêm chất chồng. Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.
Nhà phân tích chính trị Kusal Perera nhận định “Đây là một tình huống nguy hiểm. Nếu quá trình chuyển tiếp trong chính phủ không được thực hiện thì việc tổng thống và thủ tướng từ chức sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực có thể nguy hiểm. Chủ tịch quốc hội có thể chỉ định một chính phủ đa đảng mới nhưng liệu những người biểu tình có chấp nhận chính phủ này hay không”.
Chưa kể, bất ổn chính trị có thể làm suy yếu các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiền tệ Quốc tế khi nước này tìm kiếm khoản cứu trợ 3 tỷ USD, tái cơ cấu một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng cạn kiệt dự trữ đồng USD./.
Sri Lanka áp đặt lệnh giới nghiêm ngăn chặn tình trạng bạo lực
Ngày 9/5, cảnh sát Sri Lanka đã áp đặt lệnh giới nghiêm vô thời hạn tại thủ đô Colombo của nước này sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa những người ủng hộ chính phủ và nhóm người yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và người ủng hộ Chính phủ bên ngoài văn phòng Tổng thống ở Colombo, Sri Lanka, ngày 9/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức địa phương cho biết vụ đụng độ trên đã khiến ít nhất 20 người bị thương. Bạo lực đã bùng phát tại Sri Lanka kể từ ngày 9/4 khi liên tiếp xảy ra các vụ đụng độ bên ngoài văn phòng tổng thống. Nhiều người ủng hộ chính phủ đã vượt qua rào chắn của cảnh sát để đập phá lều trại và các vật dụng khác do những người biểu tình chống chính phủ dựng lên. Cảnh sát đã buộc phải bắn đạn hơi cay và phun vòi rồng vào đám đông biểu tình.
Cảnh sát Sri Lanka được triển khai nhằm đảm bảo an ninh trong bối cảnh người biểu tình tập trung phản đối tình trạng khủng hoảng kinh tế tại thủ đô Colombo, ngày 4/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 6/5, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ hai trong vòng 5 tuần qua, trao nhiều quyền hạn cho các lực lượng an ninh để đối phó với làn sóng biểu tình chống chính phủ đang dâng cao khiến đất nước rơi vào tình trạng đình trệ.
Hiện Sri Lanka đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Bộ Tài chính Sri Lanka tuần trước thông báo do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giá dầu tăng cao cùng với chính sách thuế do chính phủ của Tổng thống Rajapaksa thúc đẩy, Sri Lanka hiện chỉ còn chưa đầy 50 triệu USD dự trữ ngoại tệ có thể sử dụng.
Tổng thống Sri Lanka phải rời khỏi nơi cư trú khi hàng nghìn người biểu tình bao vây dinh thự Ngày 9/7, hàng nghìn người biểu tình đã phá rào xung quanh dinh thự của Tổng thống Sri Lanka, xông vào toà nhà. Ảnh: Twitter Theo đài Sputnik (Nga), các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đám đông người biểu tình đã bao vây dinh thự của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. Một số người trong đó còn cố...