Người Việt tiết kiệm được 27 triệu USD học trực tuyến
Hàng triệu giáo viên và học sinh Việt Nam sử dụng nền tảng Office 365, vốn có tổng trị giá khoảng 27 triệu USD, nhưng được miễn phí bởi Microsoft.
Khoảng 3,5 triệu học sinh và sinh viên Việt Nam đã tham gia học trực tuyến trên nền tảng Office 365 từ tháng giữa tháng 2 đến giữa tháng 5 năm nay, theo thống kê từ Microsoft. Đây cũng là thời điểm trùng với thời gian dịch bệnh do Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, kéo theo nhu cầu học và họp trực tuyến tăng cao.
Việc học và dạy trực tuyến yêu cầu tính năng gọi video với số lượng người dùng lớn, đồng thời tích hợp khả năng chia sẻ, lưu trữ dữ liệu, văn bản. Gói cước cơ bản nhất của Microsoft đáp ứng nhu cầu này có tên “A1″, là phiên bản trực tuyến của bộ Office và Microsoft Teams, vốn được bán cho người dùng doanh nghiệp với giá khoảng 100 USD/người/năm. Với số lượng người dùng khoảng 3,5 triệu như trên, Microsoft cho biết “nếu bán cho khách hàng doanh nghiệp thì có giá trị khoảng 27 triệu USD”, nhưng hãng đã thực hiện “miễn phí với toàn bộ những ai còn ngồi trên ghế nhà trường”.
Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam chia sẻ về việc ứng dụng giải pháp của Microsoft trong học trực tuyến tại Việt Nam.
Điểm khác biệt giữa Office 365 với các ứng dụng họp trực tuyến miễn phí khác, như Zoom, là ứng dụng của Microsoft không chỉ “giúp giáo viên và học sinh nhìn thấy nhau”. Việc học trực tuyến thực chất còn yêu cầu thêm các tác vụ như điểm danh, làm khảo sát, làm bài kiểm tra… Điều này ứng dụng của Microsoft làm rất tốt.
Nhiều trường học tại Việt Nam đánh giá cao nền tảng của Microsoft. Sau khi Microsoft Việt Nam công bố chương trình hỗ trợ và thông tin đến các địa phương, đã có khoảng 2.000 trường học đăng ký sử dụng giải pháp này, thuộc 61 tỉnh thành.
Video đang HOT
Đến tháng 5, khi hầu hết các trường học trở lại hoạt động bình thường, lượng học sinh, sinh viên đăng ký tham gia sử dụng nền tảng học trực tuyến của Microsoft vẫn tăng. Đến cuối tháng 5, số lượng học sinh tham gia nền tảng này lên con số gần 4 triệu.
“Đây không chỉ là chuyện dạy và học trực tuyến, mà còn là dịp để học sinh và sinh viên Việt Nam tiếp nhận chuyển đổi số trong ngành giáo dục”, ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam nhận định. Theo ông Trường, “giáo dục trực tuyến sẽ không thể thay thế cho giáo dục truyền thống, nhưng công cụ của Microsoft sẽ giúp học sinh Việt Nam có thể thích nghi với môi trường số, từ đó tạo nên thế hệ công dân số trong tương lai, đồng thời xây dựng năng lực dự phòng cho ngành giáo dục để ứng phó trong các tình huống cần thiết”.
Ứng dụng dạy-học trực tuyến 'Make in Vietnam' thiếu và yếu
Ứng dụng dạy-học online 'Make in Vietnam' quá thiếu và chưa đủ chất lượng, khiến người dùng Việt phải dùng phần mềm nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin.
Trên địa bàn Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh, thành trên cả nước nói chung, ứng dụng họp trực tuyến Zoom được các trường lựa chọn để dạy và học online, giúp trẻ bù đắp kiến thức trong quá trình nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ảnh chụp màn hình do phụ huynh gửi tới tổng đài 111.
Bên cạnh việc tiện dụng hỗ trợ giáo viên và học sinh cùng học, gần đây, Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) cũng ghi nhận nhiều phản ánh của phụ huynh về việc trong quá trình học online, các con có nhận được tin nhắn từ người lạ dụ dỗ tham gia cuộc thi ảnh, với yêu cầu chụp ảnh mà không mặc quần áo trên người.
Việc này không chỉ cho thấy nguy cơ lớn đối với trẻ bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng, mà còn nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân của trẻ khi tham gia các ứng dụng học trực tuyến miễn phí này...
Zoom bị cấm ở nhiều quốc gia
Hiện, phần mềm họp trực tuyến Zoom đã bị một số chính phủ, trường học, công ty công nghệ cấm sử dụng vì nguy cơ bảo mật.
Theo Techcrunch, ngày 5/4, chính quyền thành phố New York đã ra văn bản cấm các trường học trong khu vực dùng phần mềm này vì lo ngại bảo mật,.
Trước đó, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên áp dụng lệnh cấm hoàn toàn với Zoom. Theo chính phủ nước này, các cơ quan, tổ chức nếu cần tổ chức hội nghị truyền hình từ xa, không nên sử dụng những sản phẩm không được bảo mật như Zoom, thay vào đó, có thể chọn giải pháp tương tự của Google, Microsoft...
Tiếp theo là Đức, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), SpaceX...
Do đó, nhiều quốc gia, tổ chức đã khuyến cáo nên chuyển sang sử dụng các ứng dụng của Microsoft, Google... để có mức độ bảo mật cao hơn.
Thiếu ứng dụng dạy-học trực tuyến "Make in Vietnam"
Chương trình họp trực tuyến Zoom được sự quan tâm lớn từ đầu 2020 khi Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phần mềm này đang bị chỉ trích, thậm chí bị kiện vì hàng loạt vấn đề về quyền riêng tư, như gửi dữ liệu người dùng cho Facebook, quảng cáo sai về tính năng mã hóa đầu cuối, làm lộ thông tin đăng nhập Windows hay cho phép chủ phòng họp ảo theo dõi người tham dự.
Làm việc online, dạy và học online là những xu hướng tất yếu.
Zoom cũng thừa nhận và xin lỗi vì đã không đánh giá đầy đủ tính bảo mật và quyền riêng tư cho ứng dụng họp trực tuyến của mình, đồng thời hứa khắc phục để lấy lại niềm tin từ người dùng. Hiện công ty thông báo ngừng phát triển các tính năng mới trong 90 ngày để xử lý các lỗ hổng và sự cố đã được báo cáo.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp chuyên giải pháp công nghệ như FPT, VNPT... cũng đã có một số ứng dụng phục vụ việc dạy-học trực tuyến. Khách quan để nói, các ứng dụng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng, nhất là khi thói quen sử dụng ứng dụng miễn phí vẫn rất lớn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cũng như xu thế phát triển của thời đại, làm việc online, dạy-học online... sẽ là xu hướng tất yếu. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt cần xây dựng những ứng dụng đủ đáp ứng nhu cầu người dùng và đặc biệt giúp gia tăng tốt hơn vấn đề bảo mật./.
Vân Anh
Singapore dừng dạy học trực tuyến qua Zoom vì sự cố hình ảnh đồi trụy Singapore vừa quyết định dừng sử dụng phần mềm Zoom để dạy học trực tuyến sau khi xảy ra sự cố tin tặc xâm nhập tiết học để phô những hình ảnh đồi trụy cho học sinh xem. CEO Zoom Eric Yuan. (Ảnh: AP) Trong sự cố được gọi là "Zoombombing" (đánh bom Zoom), 2 tin tặc đã xâm nhập vào tiết học...