Người Việt sai lầm khi không ăn mỡ động vật
“Các chất trong mỡ lợn đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Chúng ta phải tận dụng, không nên bỏ hoàn toàn”, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương – khẳng định mỡ động vật, cụ thể là mỡ lợn, là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, tốt cho tế bào thần kinh. Do vậy, việc sử dụng ở mức độ vừa phải, hợp lý sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng xuất huyết não. Mỡ lợn cũng tham gia vào số men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng khẳng định bỏ hoàn toàn mỡ lợn là sai lầm, không tốt cho sức khỏe.
Sai lầm khi bỏ mỡ lợn
Bác sĩ Hưng khuyến cáo người dân không nên bỏ mỡ lợn trong các bữa ăn của gia đình. Đặc biệt, trẻ em hay người trung niên nên sử dụng mỡ lợn hoặc khi ăn thịt nên có chút mỡ để các chức năng không bị suy yếu.
Nếu quá phụ thuộc dầu thực vật mà bỏ mỡ lợn, mỡ động vật, trong thời gian dài, cơ thể sẽ khó hấp thụ, mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu hụt một số vitamin cần thiết và có nguy cơ mắc các bệnh về xương, làm rối loạn nội tiết tố, gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thậm chí, thị giác cũng gặp vấn đề.
TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cũng cho biết chất béo là một trong những nguồn năng lượng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 1 gam chất đạm, tinh bột, đường cung cấp 4 kcal, trong khi 1 g chất béo cung cấp 9 kcal.
Do đó, trẻ bắt đầu ăn dặm cần phải bổ sung 5 ml chất béo/bữa, trẻ một tuổi lượng chất béo cần tăng khoảng 7 ml/bữa. Cha mẹ khi chăm con nên lưu ý phải cho trẻ ăn kết hợp cả dầu và mỡ động vật.
“Nếu không được cung cấp đủ lượng dầu mỡ theo khuyến cáo, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương”, TS Nga cho biết.
Video đang HOT
Về lo ngại mỡ lợi làm tăng cholesterol, TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho hay thực chất, có 2 loại là cholesterol nội sinh và ngoại sinh.
“Cholesterol nội sinh nhiều hơn ngoại sinh. Điều đó có nghĩa dù không ăn mỡ lợn, cơ thể vẫn có cholesterol. Loại nội sinh mới nguy hiểm. Chất béo có trong mỡ lợn rất cần thiết cho bộ não”, TS Từ Ngữ cho hay.
Theo chuyên gia này, hiện nay, người dân có tâm lý ăn mỡ lợn sẽ mắc bệnh. Đây là do quảng cáo quá mức của những sản phầm dầu thực vật.
“Dầu thực vật chỉ nên dùng ăn sống. Khi đun nóng, chúng sẽ sinh ra chất độc hại. Do đó, không nên xào nấu với dầu ăn, đặc biệt tái sử dụng dầu đã qua một lần nấu sẽ càng độc hại. Còn mỡ lợn thì không lo lắng điều này”, TS Từ Ngữ cho biết thêm.
Ăn như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Theo bác sĩ Hưng, bỏ mỡ lợn hay dầu thực vật đều không tốt cho cơ thể. Người dân nên dùng song song, hài hòa và với liều lượng cụ thể của từng loại cho từng độ tuổi để vừa tốt, vừa tránh được bệnh tật.
Với mỡ lợn, những người có độ tuổi ngoài 50, người đang bị rối loạn chuyển hóa chất béo (tăng cholesterol) mới phải kiên. Trẻ em và người bình thường nên ăn hàng ngày với lượng vừa đủ.
Dầu thực vật chỉ nên xào qua, vừa phải, không nên xào nấu quá kỹ. Dùng dầu chiên đi chiên sẽ khiến sản sinh chất có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, bác sĩ Hưng cũng cảnh báo người dân nên quan tâm tới quá trình bảo quản của cả dầu thực vật và mỡ. Chính việc bảo quản thực phẩm tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng tới tác dụng và cả tác hại của dầu ăn hay mỡ động vật.
Theo Zing
Vì sao chiều cao trung bình của người Việt thấp?
Chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thể lực chưa đảm bảo được xem là những yếu tố quyết định làm hạn chế sự phát triển chiều cao của người Việt.
Theo số liệu báo cáo trong Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020, chiều cao trung bình của người Việt Nam đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Con số này được đánh giá là thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực Châu Á và càng xa hơn so với các quốc gia châu Âu.
Trong khi phần lớn trẻ em Việt Nam mới sinh đều có chiều dài tương đương với trẻ em sinh ra tại các quốc gia khác (trên 50cm) nhưng từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần và bị trẻ em thế giới bỏ xa.
Từ 3 tuổi trở lên, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần với trẻ em thế giới - Ảnh: Linh Trang
Trong vòng 26 năm, từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm được 3 cm. Người Việt Nam hiện lùn thứ 4 thế giới, chỉ xếp trên Indonesia, Philippines và Bolivia (theo số liệu thống kê của Tạp chí Dân số thế giới năm 2019).
Lý giải nguyên do chiều cao của người Việt thấp, Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết: "Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở trẻ em dẫn tới thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn hạn chế. Trong đó, có trên 50% là do dinh dưỡng và rèn luyện thể lực chưa được đảm bảo. Những yếu tố còn lại là gen, tâm lý, sức khỏe,..."
Cụ thể, nhiều phụ huynh thiếu hụt kiến thức về bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn cho trẻ, nhất là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời, tiền dậy thì và dậy thì - những giai đoạn quyết định rất lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thiếu đạm, các vi chất, canxi, kẽm, sắt,... là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng về chiều cao. "Hiện nay, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi là 13%, thiếu máu là 27,8% và thiếu kẽm có tỷ lệ lên tới 69,4%", ông Hưng nhấn mạnh
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao với 23,8% năm 2017, tức là cứ 4 trẻ lại có 1 trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi. Tính chung cả nước, mỗi năm, tỷ lệ này chỉ giảm được khoảng 1%. Thông thường, một trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi lúc 2 hoặc 3 tuổi sẽ có chiều cao khi trưởng thành rất thấp, thậm chí dưới 1m60 với nam, dưới 1m50 với nữ.
"Sự ảnh hưởng của thiên tai như bão lũ, hạn hán dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm, "đói theo mùa" tại một số vùng cũng là nguyên nhân khiến trẻ em ở một số địa phương chưa được đảm bảo tốt về vấn đề dinh dưỡng", Tiến sĩ Hưng cho biết thêm.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phát triển chiều cao của người Việt - Ảnh: Linh Trang
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sự thiếu hụt trong vận động thể lực cũng là nguyên do khiến phát triển chiều cao của người Việt còn nhiều hạn chế. Theo các chuyên gia y tế, đối với trẻ nhỏ, cần tối thiểu 3 tiếng một ngày để trẻ vận động, chạy nhảy còn đối với trẻ lớn (từ giai đoạn tiền dậy thì) cần ít nhất 1 tiếng.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ trẻ ở lứa tuổi dậy thì (từ 12 đến 18 tuổi) và tiền dậy thì ít vận động thể lực, tập trung vào các trò chơi điện tử, điện thoại thông minh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến "giai đoạn vàng" trong phát triển chiều cao. Việc trẻ bị cuốn vào "guồng" học tập, thi cử hay các giờ thể dục ở nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu cũng là nguyên nhân hạn chế các hoạt động thể lực của nhiều em ở lứa tuổi này. .
Để có thể cải thiện chiều cao cho con, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, các bà mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng trong cả giai đoạn mang thai và cho con bú. Sau sinh, cần cho con bú mẹ 6 tháng đầu và cung cấp cho con đủ các chất tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin,... khi bắt đầu ăn dặm. Phụ huynh cũng nên tiếp tục cho con sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa sau giai đoạn cai sữa mẹ để bổ sung canxi, vitamin; sử dụng thêm các sản phẩm vi chất dinh dưỡng để cung cấp đủ chất cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được chăm sóc y tế tốt, tiêm phòng đầy đủ, có những giấc ngủ đều đặn và đúng giờ. 21h tối là khoảng thời gian đi ngủ thích hợp giúp kích thích hoocmon tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Vấn đề thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của trẻ và đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cũng rất cần được phụ huynh lưu tâm.
Tăng cường hoạt động thể lực lá yếu tố quan trọng giúp cải thiện chiều cao cho trẻ - Ảnh minh họa: readysetgrowmag.com
"Đặc biệt, cần chú trọng tăng cường hoạt động thể lực cho con ở cả gia đình và trường học, nhất là với những trẻ lứa tuổi dậy thì, tiền dậy thì. Trong những năm đầu đời, nếu thấy trẻ có dấu hiệu của suy dinh dưỡng thấp còi, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để được tư vấn, can thiệp dinh dưỡng sớm nhất", Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng nhấn mạnh.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Những bộ phận cực độc của vịt, gà, lợn thèm mấy cũng không ăn kẻo rước bệnh vào người Gà, vịt, lợn là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, có nhiều bộ phận của những con vật này mà chúng ta không nên ăn. Gan động vật là bộ phận chứa nhiều chất độc - Ảnh: Minh họa - Phao câu gà, vịt Phao câu gà, vịt là nơi tập trung vi khuẩn...