Người Việt chịu cảnh ô tô chất lượng thấp, giá cao
Dù Việt Nam đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, nhưng do quy chuẩn sơ sài, nên người mua vẫn phải chịu cảnh xe giá cao, chất lượng thấp.
Khách hàng xem xe Camry 2.5 Q lắp ráp.
Xe nhập – đắt “xắt” ra miếng
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 10 dòng xe bán chạy nhất tại Việt Nam nửa đầu năm 2015 chỉ có mẫu xe Ranger của hãng Ford là xe nhập khẩu. Còn lại đều là những dòng xe lắp ráp trong nước như: Toyota Vios, Fortuner, Innova, Morning… Tuy nhiên, khi tham khảo tại các showroom hãng xe lớn tại Hà Nội, nhiều khách hàng sắp mua xe lại chuộng xe nhập hơn. Có mặt tại Toyota Hoàn Kiếm, anh Thành Lương (Cao Bằng) cho biết, anh đến để đặt mua chiếc Toyota Camry 2.5Q 2015 giá gần 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, anh này thông tin, mua xe chỉ vì giá rẻ hơn, nếu đủ tiền sẽ mua Camry 2015 nhập khẩu.
“Vấn đề quản lý nhiên liệu ở các cây xăng quá kém, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. Có những cây xăng pha Ethanol (giá 10 ngàn đồng/lít) tỷ lệ 10- 20% thậm chí đến 50% Ethanol/lít xăng. Tạp chất pha vào xăng quá nhiều khiến phương tiện nhanh hỏng, phải bảo dưỡng nhiều lần lại thêm 1 khoản chi phí mà người dân phải gồng gánh”, ông Nguyễn Tô An, Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Video đang HOT
Tại showroom chuyên bán xe nhập, có địa chỉ 88 Lê Văn Lương, nhân viên ở đây cho biết, mỗi tháng riêng dòng Camry XLE 2.5L, showroom bán được 5 chiếc. Anh Nguyễn Minh Long, một khách hàng đang đi tham khảo dòng xe Camry cho biết, sau khi so sánh thông tin giữa hàng nội địa và hàng ngoại, anh chọn Camry XLE giá 1,84 tỷ đồng bởi xe “cứng cáp” hơn so với xe lắp ráp trong nước. Là người đi xe hơn 10 năm, anh Long cho rằng, chưa cần so sánh các tính năng, xe nhập khẩu đi chắc xe hơn, tay lái không bị lạng khi đi tốc độ trên dưới 100km/h, ngay tiếng sập cửa cũng chắc chắn hơn.
Những người có suy nghĩ như anh Lương không phải là thiểu số, không phải vì “sính ngoại”, mà bởi những ưu thế mà xe nhập mang lại. Đơn cử, nếu chỉ so sánh về tính năng an toàn của bản Camry cao nhất 2.5Q 2015 lắp ráp trong nước với mẫu xe Camry LE 2.5 (bản thấp nhất ở thị trường Mỹ) cũng có thể thấy ngay nhiều khác biệt. Đầu tiên là túi khí, trong khi Camry Việt chỉ trang bị 7 túi khí, Camry LE là 10 túi khí. Một số tính năng khác như: SST- dừng thông minh, giảm áp suất lốp, ECB- kiểm soát phanh điện tử… đều chỉ có trên mẫu xe nhập khẩu. Cắt giảm những tính năng an toàn tiên tiến, Camry 2.5Q “bù đắp” cho khách hàng những phụ kiện “đồ chơi” như: sạc điện không dây, lẫy chuyển số trên tay lái, điều hòa 3 vùng…
Cắt giảm tính năng khi về thị trường Việt Nam
Kể cả khi khách hàng Việt Nam đã chấp nhận trả một khoản tiền gấp 3 lần để có một chiếc xe ô tô tương tự ở Mỹ, châu Âu… thì vẫn phải chấp nhận một thực tế, xe về Việt Nam đã được đặt hàng để cắt giảm nhiều tính năng. Một chuyên gia tại Cục Đăng kiểm nhận xét, Việt Nam đã có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (QCVN 09) do Bộ GTVT ban hành năm 2011. Tuy nhiên, những quy định an toàn bắt buộc về túi khí, hệ thống phanh… còn sơ sài. Ví dụ, như trong hạng mục an toàn, Bộ quy chuẩn chỉ bắt buộc trang bị phanh ABS trên xe khách giường nằm, không có quy định về túi khí cho ô tô… Vì vậy, các hãng xe chỉ cung cấp cho khách hàng những tiện ích bề nổi mà không cần phải trang bị thêm những tính năng an toàn nâng cao.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Tô An, Trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, không chỉ bị cắt giảm hệ thống an toàn, xe về thị trường Việt Nam còn bị cắt giảm nhiều thiết bị như: cảm biến nhiên liệu, cân bằng điện tử… Theo ông Tô An, ngoài lý do giảm chi phí, vấn đề nhiên liệu bẩn rất nhức nhối. Trong khi các hãng xe châu Âu, Mỹ đã sử dụng tiêu chuẩn khí thải EURO6 trở lên, thì Việt Nam vẫn đang ở mức EURO2. “Đầu vào nhiên liệu bẩn khiến cho các nhà nhập khẩu phải có điều chỉnh, thay thế cảm biến, nếu không rất dễ gặp sự cố với nhiên liệu”, ông Tô An khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Chi nhánh Audi Hà Nội khẳng định, nhiên liệu không đảm bảo là nguyên nhân chính để hãng không nhập xe chạy dầu Diesel vào Việt Nam. Đại diện hãng xe Đức cho biết, hàng năm hãng đều có 1-2 cuộc điều tra độc lập, thuê một công ty nước ngoài lấy mẫu xăng phân tích. Để đảm bảo xăng phù hợp với động cơ, ông Dũng thông tin, xe Audi nhập khẩu về Việt Nam cũng phải địa phương hóa về nhiên liệu, giảm xóc, điều hòa, các hệ thống chịu nhiệt… để phù hợp với điều kiện nhiệt đới.
Theo Tiền phong
Nhiều chủ xe ô tô tại Quảng Ninh không được bồi thường
Do đa số chủ xe ô tô không mua bảo hiểm vật chất xe hoặc thiếu điều khoản bảo hiểm thủy kích, ngập lụt nên khi bị thiệt hại do lũ lụt vừa qua, rất nhiều chủ xe ô tô tại Quảng Ninh không được bảo hiểm bồi thường.
Theo thống kê sơ bộ, trận mưa lũ vừa qua tại Quảng Ninh được đánh giá có cường độ và diện bao phủ lớn nhất trong hơn 50 năm qua tại đây, làm 17 người thiệt mạng, 15 người bị thương; khoảng trên 3.000 hộ dân, trường học, bệnh xá ngập lụt; hàng trăm ngôi nhà sập đổ; tài sản, hoa màu của người dân mất trắng; hạ tầng kinh tế, giao thông hư hỏng... ước thiệt hại lên tới 1.500 tỷ đồng, trong đó riêng ngành than mất hơn 500 tỷ.
Bảo hiểm Bảo Việt cho biết sơ bộ ghi nhận tổn thất của khách hàng tại Quảng Ninh có tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm Bảo Việt là trên 4 tỷ đồng, trong đó hàng trăm xe cơ giới bị thiệt hại do ngập nước với thiệt hại rất lớn - nhưng số lượng xe tham gia bảo hiểm với điều khoản thủy kích rất ít.
Nhiều ô tô bị thiệt hại nhưng không được bồi thường do không mua bảo hiểm hoặc không chọn điều khoản bảo hiểm thủy kích, ngập nước.
Qua giám định sơ bộ, trong số những xe tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm Bảo Việt thì có 10 xe bị hư hỏng máy do thủy kích, số còn lại chỉ bị hư hỏng do nước vào trong xe hoặc không mua bảo hiểm thủy kích. Ước tổng thiệt hại xe cơ giới được Bảo hiểm Bảo Việt giám định và ghi nhận thiệt hại là 400 triệu đồng. Hiện tại còn nhiều xe có thiệt hại nhỏ nhưng chưa thông báo hoặc giám định đầy đủ.
Trong khi đó, Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI cho hay, đợt mưa lũ và ngập úng vừa qua tại khu vực phía Bắc đã gây thiệt hại cho 37 xe ô tô của khách hàng PTI, trong đó tại tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nhất, tổn thất 34 xe và tại Hải Phòng có 3 khách hàng bị tổn thất. Tổng giá trị tổn thất vào khoảng hơn 1 tỉ đồng.
Đến ngày 5/8, khoảng 27 xe bị tổn thất nhẹ đã được sửa xong và bàn giao xe cho khách hàng. 10 xe bị ngập nặng, bị thủy kích làm vỡ động cơ đang được xúc tiến sửa chữa tại các gara liên kết của PTI.
Lãnh đạo PTI cho biết, ngay từ khi có thông tin về mưa bão và hiện tượng úng ngập diễn ra ở Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, Tổng đài hỗ trợ của PTI đã thường xuyên nhắn tin thông báo cho khách hàng về tình hình thời tiết, đặc biệt là tư vấn cho khách hàng các biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời để hạn chế tổn thất khi xe bị ngập nước.
Về phần mình, Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) cho biết, trong đợt lũ lịch sử vừa qua, ước tính con số bồi thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của BIC là khoảng hơn 800 triệu đồng. Số xe ô tô bị thiệt hại là 13 xe. Nguyên nhân tổn thất chủ yếu là do thủy kích, bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như hỏng nội thất xe, điện xe...
Theo VmMedia
Nhiều chủ xe ô tô tại Quảng Ninh không được bồi thường Do đa số chủ xe ô tô không mua bảo hiểm vật chất xe hoặc thiếu điều khoản bảo hiểm thủy kích, ngập lụt nên khi bị thiệt hại do lũ lụt vừa qua, rất nhiều chủ xe ô tô tại Quảng Ninh không được bảo hiểm bồi thường. Theo thống kê sơ bộ, trận mưa lũ vừa qua tại Quảng Ninh được...