“Người trong cuộc” nói gì về dạy văn hoá trong các trường cao đẳng nghề
“Qua 2 năm học tập, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng đắn, bởi chỉ còn ít thời gian nữa sau khi hoàn thành chương trình học em có thể xin đi làm…”
Sau 2 năm đã có trong tay 2 tấm bằng
Việc dạy văn hóa Trung học phổ thông trong các trường cao đẳng nghề được nhận định là sẽ rút ngắn con đường gia nhập thị trường lao động, giúp các em sớm có thu nhập.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau từ các bậc phụ huynh xung quanh vấn đề này. Để có góc nhìn đa chiều, ngoài ghi nhận dưới góc độ của các nhà quản lý, chúng tôi đã có sự ghi nhận từ chính những học sinh đang theo học hệ song bằng để biết thêm tâm tư của các em về vấn đề này.
Xuất thân trong một gia đình có nền tảng làm nghệ thuật, bố mẹ cũng đang có một công ty gia đình làm về truyền thông, điều kiện học tập không mấy khó khăn, nhưng với niềm đam mê từ nhỏ với lĩnh vực báo chí, truyền thông nên Trần Hữu Tú (sinh năm 2004 ở Hà Nội) đã quyết tâm theo học hệ song bằng ở trường Cao đẳng Truyền hình (Thường Tín, Hà Nội) thay vì học tiếp ở một trường cấp 3 gần nhà để mong sớm thực hiện được ước mơ thành một diễn viên trong tương lai của mình.
Chia sẻ với chúng tôi, Hữu Tú – sinh viên năm thứ 2 hệ song bằng thể hiện sự cứng cáp tự tin hơn so với độ tuổi sau thời gian được trải nghiệm chương trình vừa học văn hoá vừa học nghề này.
Trần Hữu Tú là học sinh đang theo học hệ song bằng tại Trường Cao đẳng Truyền hình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Giọng hồ hởi, Tú chia sẻ: “Trước khi chọn con đường học này thì em và gia đình cũng đã tìm hiểu rất kỹ và thấy rằng, việc học nghề cùng với việc học văn hoá cùng lúc nó sẽ rút ngắn được thời gian ngồi trên ghế nhà trường, giúp việc tiếp cận với nghề nghiệp sớm hơn thay vì cách học truyền thống như trước đây.
Cơ hội thì không bao giờ đợi mình cả, nhiều lúc nếu không biết nắm bắt đúng thời điểm rất có thể cả cuộc đời mình phải hối hận.
Hơn nữa, việc bổ túc những kiến thức về nghề nghiệp trong cùng thời điểm học văn hoá Trung học phổ thông cũng giúp em nhận thức về xã hội tốt hơn và có thể tự tin bước ra đời sớm hơn, định hướng về công việc trong tương lai cũng rõ ràng hơn.
Ngoài ra, qua thời gian học em cảm thấy khối lượng kiến thức của các môn học văn hoá ở học hệ song bằng này cũng có phần nhẹ nhàng hơn.
Dù gia đình em cũng đã có sẵn nền tảng làm nghệ thuật, từ lúc nhỏ em đã được tiếp cận với các loại hình về diễn xuất. Nhưng có đi học nghề em mới nhận thấy nhiều kỹ năng mình vẫn còn thiếu, cần được trau dồi.
Video đang HOT
Nếu không được đào tạo bài bản thì việc bước vào con đường làm nghệ thuật chuyên nghiệp với em vẫn còn rất xa vời”.
Hiện tại, nhờ những kiến thức được học ở trường Tú đã có thể tự tìm và nhận “show” những dự án nhỏ trong vai trò làm diễn viên, khuôn mặt đại diện quảng cáo.v.v… và có thể kiếm tiền tự trang trải một phần cho cuộc sống.
Tú nhận định rằng: “Qua 2 năm học tập, em thấy quyết định của mình hoàn toàn đúng đắn, bởi chỉ còn ít thời gian nữa sau khi hoàn thành chương trình học tập em sẽ có trong tay tấm bằng nghề và bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Như vậy, em có thể xin đi làm việc để giúp đỡ gia đình và trang trải cuộc sống, chi tiêu của bản thân.
Không những thế, việc được học các môn văn hóa đồng thời với các môn học nghề giúp em có nhận thức chín chắn hơn về xã hội, biết được rằng việc kiếm ra đồng tiền chính đáng từ đôi bàn tay của mình khó khăn đến như thế nào”.
Được biết, cho dù là học hệ song bằng nhưng Tú cũng đã gặt hái không ít thành quả. Ngoài việc phát triển được tư duy bản thân để trưởng thành hơn thì trong hai học kỳ liên tiếp của năm học đầu tiên Tú đều đạt học bổng loại giỏi của nhà trường.
Khó khăn khi thay đổi tư duy của phụ huynh
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Phạm Thanh Huyền – Trưởng khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình cho biết:
“Xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và giúp học sinh tiết kiệm thời gian, tăng cơ hội việc làm.
Học đồng thời với chương trình trung cấp nghề 2 năm, các em sẽ được học thêm các môn văn hóa và tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia để nhận Bằng tốt nghiệp cấp 3.
Với tấm bằng này, cơ hội để liên thông lên đại học của các em rộng mở hơn, định hướng tương lai của các em cũng rõ ràng hơn”.
Cô Phạm Thanh Huyền – Trưởng khoa Báo chí, Trường Cao đẳng Truyền hình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Cô Huyền cho biết thêm: “Từ lúc áp dụng mô hình đào tạo hệ song bằng thì chúng tôi tiếp nhận được các học sinh vừa tốt nghiệp Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) là chủ yếu.
Bởi với lứa tuổi của các em, việc học này nó phụ thuộc vào điều kiện đi lại của các học sinh và gia đình cũng muốn bám sát để theo dõi.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp ở xa, khi được biết được thông tin nhà trường có tuyển sinh loại hình này thì nhiều phụ huynh cũng mạnh dạn hưởng ứng.
Qua thời gian áp dụng chương trình này vào dạy học, chúng tôi nhận thấy nhiều học sinh sau khi theo học ở trường thể hiện được sự chững chạc hơn qua quá trình giáo dục một cách bài bản.
Đặc biệt, với một số bạn có niềm đam mê từ trước thì việc các bạn nhận thức được hình thức học này sẽ rút ngắn thời gian hiện thực hóa ước mơ khiến các bạn rất hồ hởi.
Nhiều bạn trong quá trình học tập còn đúc rút và vận dụng được các kỹ năng được học đi xin việc làm thêm theo đúng chuyên môn được học.
Những trường hợp như vậy mang đến cho chúng tôi nhiều khích lệ và có nhiều động lực để tiếp tục thực hiện một loại hình giáo dục mới.
Tuy nhiên, đa số phụ huynh vẫn chưa nhận thức hết được lợi ích của chương trình này, mà nặng về tâm lý cho các con vào đây theo học chỉ mong con có được tấm bằng cấp 3 sau đó mới tính đến việc theo học nghề gì thì học.
Các học sinh theo học chương trình này đa số độ tuổi còn quá nhỏ, nhận thức về xã hội và nghề nghiệp của các em đều nghe theo định hướng của các phụ huynh.
Những trường hợp như vậy, thông qua thời gian tiếp xúc chúng tôi phải vận động và định hướng cho họ hiểu khá vất vả và mất thời gian.
Với sự nỗ lực ấy, chúng tôi cũng đã giúp các bậc làm cha làm mẹ hiểu ra và đến hiện tại đa số phụ huynh cũng đồng tình, vui vẻ cho con học hệ song bằng ở trường”.
Tuyển sinh vào lớp 10: Những lựa chọn phù hợp
Kỳ thi vào lớp 10 THPT ở nhiều tỉnh thành đã bắt đầu khởi động với thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, các môn thi...
Tuy nhiên, làm sao để công tác phân luồng thực chất và đúng với sở thích, nguyện vọng của các em và gia đình thì vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa từ không chỉ ngành Giáo dục.
Thi lên THPT hay học nghề là lựa chọn khó khăn với nhiều học sinh.
Nhiều lối rẽ
Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, kỳ thi vào lớp 10 năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục thi 4 môn sau 1 năm "đứt đoạn" vì Covid-19. Hiện, Sở GDĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tất cả các trường THPT hoàn thành hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Tại TP HCM, dự kiến tới tháng 4, Sở GDĐT TP sẽ công bố chỉ tiêu của khoảng 100 trường THPT công lập để học sinh (HS) đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên vào lớp 10 thường và 4 nguyện vọng ưu tiên vào các trường, lớp chuyên. Đây là căn cứ quan trọng để đưa ra lựa chọn nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân mỗi HS.
Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất của tất cả HS lớp 9. Trên thực tế, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội hàng năm có trên dưới 100.000 HS tham gia, nhưng chỉ có khoảng 60% thi đỗ vào trường THPT công lập. Năm học 2019 - 2020, Hà Nội có 107.246 HS tốt nghiệp THCS, nhưng các trường THPT công lập chỉ tuyển 66.492 HS.
Tương tự, năm học 2020-2021 các trường THPT công lập trên địa bàn TP tuyển khoảng 66.520 HS vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, có 96.697 HS theo học lớp 9. Nghĩa là hơn 30.000 HS rớt khỏi kỳ thi vào lớp 10 THPT. Vậy những thí sinh này sẽ đi đâu?
Thống kê của các Sở GDĐT cho thấy, số HS còn lại có thể học trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, cao đẳng nghề. Như vậy, có rất nhiều lối rẽ khác nhau cho các HS sau khi tốt nghiệp THCS. Tùy vào năng lực, điều kiện và mong muốn của bản thân HS đó và gia đình mà các em lựa chọn hướng đi nào cho mình, miễn là phù hợp với bản thân.
Hiện nay, công tác phân luồng HS sau THCS đã được ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, do các em đang ở lứa tuổi bắt đầu trưởng thành, nhận thức, mong muốn về con đường phía trước vẫn chưa rõ ràng nên rất cần vai trò phân tích, định hướng từ phía thầy cô, gia đình.
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 nhiều năm liền ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phân tích: việc chọn ngã rẽ phù hợp không chỉ ở chuyện học tiếp lên THPT hay là rẽ sang nghề, các hướng đi khác mà ngay cả nếu thi tuyển sinh lớp 10, các em cũng cần cân nhắc đặt nguyện vọng một cách phù hợp. Đơn cử như không nên đặt các nguyện vọng là các trường có số điểm chuẩn ngang nhau bởi như vậy là bỏ phí quyền chọn nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Phụ huynh vào cuộc
Quyết định thi tiếp vào trường THPT hay xác định hướng đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS luôn là một lựa chọn khó khăn với nhiều HS và cả gia đình của các em, thậm chí với những HS có năng lực học tập hạn chế. Khi được thầy cô phân tích, định hướng về hướng đi khác ngoài học trường THPT, không phải HS nào hoặc cha mẹ nào cũng hào hứng bởi trong quan niệm của nhiều người, học xong lớp 9 còn quá nhỏ tuổi để vào đời, lập nghiệp...
ThS. Trần Thị Quỳnh Như (Trưởng phòng Đào tạo và Khảo thí, Trường trung cấp Việt Giao) cho biết nếu chọn học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS, các em sẽ được nhà nước hỗ trợ học phí. Các em sẽ học văn hóa song song với học nghề, ra trường nhận 2 văn bằng: Bằng TC kèm theo giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Con đường học tập này không chỉ giảm được áp lực, tiết kiệm thời gian mà còn giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp trung cấp, các em còn có thể liên thông lên bậc học cao hơn để thăng tiến trong công việc.
Với những thuận lợi như vậy, đây là một hướng đi trong nhiều sự lựa chọn của HS. Nhưng để các thí sinh tự tin với lựa chọn này, vai trò của gia đình là rất quan trọng. Nhìn từ câu chuyện cô Trần Thị Kim Hạnh - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng lên kế hoạch cùng con chọn trường, chọn nghề mới thấy, hành trình này cần rất nhiều kiên nhẫn, hiểu biết và cả yêu thương. Đó là khi con trai cô Hạnh thi rớt lớp 10, không chê trách hay phán xét, cô đã nói chuyện thẳng thắn với con về "sự cố" thi rớt cũng như con đường phát triển nghề nghiệp phù hợp thời gian tới.
Các phương án lúc này là con học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, ôn tập năm sau thi lại hoặc học nghề. Và con trai cô đã chọn trường nghề. Nhưng từ quan sát và đặt câu hỏi, cô Hạnh hiểu đây chỉ là lựa chọn tình thế chứ chưa phải là mong muốn thật sự của con mình. Cô cho con thêm thời gian tìm hiểu và đưa con trực tiếp đến các trường nghề để chứng kiến thực tế. Chỉ khi con trả lời chắc chắn rằng mình vẫn sẽ chọn trường nghề với lý do "con thấy bản thân phù hợp với học trường nghề hơn", hoàn toàn không e ngại trước ánh mắt người khác nhìn mình lấm lem dầu mỡ, cô Hạnh hiểu con đã tự tin vào sự lựa chọn này. Sau này dù có thế nào, con của cô cũng sẽ không hối hận.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình GDTX; trực tiếp đi làm kiếm sống. Phần lớn các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%...
Một ngành nghề hot với tỷ lệ tìm được việc ưng ý lên đến 90%, học 2 năm ra trường mức lương khởi điểm 15 triệu đồng trong tầm tay Rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại cần đến sinh viên tốt nghiệp ngành học này. Đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề, ngoài năng lực, sở thích thì một trong những trăn trở của học sinh cuối cấp là làm sao để lựa chọn ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên thực tế, nếu không...