Người trẻ bị suy thận ngày càng tăng
Trong những năm gần đây, số người trẻ mắc bệnh thận nặng ngày càng được phát hiện nhiều ở nước ta.
Cả nước hiện có hàng triệu người suy thận các mức độ và khoảng 26.000 người phải chạy thận nhân tạo, số bệnh nhân trẻ tăng 5-10% so với trước. Lối sống và nhiều thói quen không tốt, cùng với việc chậm được phát hiện, khiến tỷ lệ bệnh thận nặng đang gia tăng ở người trẻ.
Từ đầu năm 2024 đến nay, chưa đầy 3 tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận gần 500 bệnh nhân đến lọc máu, chạy thận định kỳ, trong đó có hơn 15% bệnh nhân dưới 35 tuổi. Điểm chung là những người bệnh này vào bệnh viện đã ở tình trạng nặng, giai đoạn 3 hoặc 4, thậm chí là giai đoạn 5. Một số bệnh nhân còn rất trẻ chưa lập gia đình, là sinh viên, cũng phải gắn chặt với máy chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Thói quen nhậu nhẹt cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh thận.
Theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ mắc bệnh thận là thói quen tự dùng các loại thuốc, chế phẩm, thực phẩm chức năng… không rõ nguồn gốc, trong đó có thể chứa kim loại nặng, rồi gây độc cho thận. Thói quen ăn mặn, thức khuya, nhậu nhẹt cũng là những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển âm thầm ở người trẻ và trở nặng nhanh nếu không được phát hiện sớm.
Video đang HOT
Người trẻ nên duy trì lối sống lành mạnh và chăm tập luyện.
Trên thực tế đã có những bệnh nhân được điều trị thành công, phục hồi sức khỏe mà không bị suy thận nhờ phát hiện sớm do đi khám sàng lọc ở bệnh viện, hay khám sức khỏe định kỳ hằng năm ở cơ quan, công ty.
Mặc dù trước đó bệnh nhân không hề có bất kỳ triệu chứng nào.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, cần duy trì lối sống lành mạnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi, như ngủ sớm và đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao, giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng những thức ăn có hàm lượng muối cao, các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Suy thận cấp sau điều trị khỏi sốt xuất huyết
Tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều.
Tiến sĩ Mai Thị Hiền thăm khám cho người bệnh. (Ảnh: BVCC)
Sau 5 ngày khỏi bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân N.V rơi vào triệu chứng mệt mỏi, tăng cân, không đi tiểu suốt 5 ngày, tăng 3kg, nôn khan và được phát hiện suy thận cấp.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, sau khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định xét nghiệm chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu cho người bệnh để tìm các nguyên nhân gây tổn thương cấp. Kết quả cho thấy chỉ số creatinin lên tới 688 mmol/L (chỉ số bình thường là 80-106 mmol/l), Hematocrit lên tới 0,56 l/l. Bác sĩ chẩn đoán ông V. mắc suy thận cấp, máu cô đặc.
Sau khi truyền dịch, sử dụng lợi tiểu nhưng người bệnh vẫn không tiểu được và tiếp tục tăng cân, bác sĩ tiến hành đặt catheter lọc máu cấp cứu cho ông.
Tiến sĩ, bác sĩ Mai Thị Hiền, Trưởng đơn nguyên Thận nhân tạo cho biết, suy thận liên quan đến sốt xuất huyết có cơ chế phức tạp và chưa được hiểu hết. Đầu tiên phải kể đến tình trạng thiếu dịch dẫn tới cô đặc máu, hoặc huyết động không ổn định dẫn tới giảm lưu lượng máu qua thận làm giảm mức lọc cầu thận. Có thể xảy ra tình trạng tiêu cơ vân trong sốt xuất huyết cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận cấp.
Ngoài ra còn có giả thuyết về vai trò của virus gây tổn thương trực tiếp đến thận. Virus Dengue sốt xuất huyết có thể gây tổn tử thương gan, thận, tim và có thể gây tử vong trong trường hợp sốt xuất huyết nặng.
Người bệnh khi bị suy thận cấp cần lọc máu (hay còn gọi là thận nhân tạo) giúp loại bỏ các chất cặn bã và nước thừa, cân bằng toan kiềm trong khi chờ thận hồi phục. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định số lần và thời gian lọc máu phù hợp.
Người bệnh được tiến hành truyền dịch, lợi tiểu, cân bằng toan kiềm và lọc máu bằng hệ thống máy lọc hiện đại. Sau 4 lần lọc máu, bệnh nhân bắt đầu tiểu được, creatinin giảm dần, ăn uống dần trở lại bình thường. Người bệnh tiếp tục được điều trị và xuất viện sau 7 ngày.
Theo Tiến sĩ Hiền, chỉ định lọc máu thường dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ nặng của bệnh, chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị thông thường.
Quá trình lọc máu cần được thực hiện và theo dõi bởi các bác sĩ vững chuyên môn, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại giúp giảm thiểu biến chứng trong quá trình lọc máu. Trước khi lọc máu người bệnh cần được thăm khám kỹ về lâm sàng, cần quan tâm tới cân nặng, nước tiểu, huyết động, tình trạng tim mạch, tình trạng toàn thân, các chỉ số xét nghiệm.
Quá trình lọc máu cần chủ động điều chỉnh các thông số về dịch lọc, tránh thay đổi điện giải quá nhanh, rút nước thừa một cách hợp lý tránh tụt huyết áp trong quá trình lọc và sử dụng chống đông hiệu quả.
Trường hợp bệnh nhân trên gặp tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều của bệnh sốt xuất huyết khiến cho thời gian nằm viện kéo dài, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần chú ý bù nước và điện giải, theo dõi huyết động, nước tiểu, xét nghiệm tiểu cầu và chức năng thận. Khi có các triệu chứng bất thường sau khi mắc sốt xuất huyết như sốt, mệt mỏi li bì, buồn nôn, tiểu ít, chảy máu mũi, chảy máu răng, đau bụng..., người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời.
Biểu hiện suy thận cấp cần có chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh để ảnh hưởng đến chức năng thận, nhất là ở người khỏe mạnh. Với các trường hợp lọc máu do suy thận cấp sau sốt xuất huyết, sau khi điều trị ổn định cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động nhẹ nhàng, theo dõi chức năng thận và tái khám ngay khi có bất thường.
Suy thận diễn biến âm thầm, bác sĩ khuyên đừng bỏ qua xét nghiệm vài chục nghìn Suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt nên người trẻ dễ có tâm lý chủ quan, khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn. Gần đây, chồng tôi đi kiểm tra sức khỏe bất ngờ với chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối không rõ nguyên nhân. Xin bác sĩ tư vấn bệnh suy thận có tầm soát và phát...