Người thầy vùng biên hết lòng vì học sinh
Thầy giáo Nguyễn Văn Duệ (giáo viên Trường THPT Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) được nhiều học sinh yêu mến và kính trọng.
Thầy Duệ không chỉ tận tụy với nghề mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì học sinh nghèo.
Thầy Duệ hết lòng vì học sinh
Trưởng thành từ những khó khăn, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Nguyễn Văn Duệ đã mơ ước được đứng trên bục giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Ước mơ ấy đã trở thành động lực giúp Nguyễn Văn Duệ nỗ lực trong học tập và thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (TP. Hồ Chí Minh), với chuyên ngành Kỹ sư cơ khí (năm 1995). Sau khi ra trường, thầy Duệ xin vào dạy ở Trường THPT Vĩnh Xương và đã gắn bó với ngôi trường vùng biên này hơn 21 năm. Ngày ấy, điều kiện ở xã biên giới còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy và học. Bằng tình yêu nghề, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, thầy Duệ luôn tìm tòi, đưa những phương pháp giảng dạy mới trong từng bài giảng để học sinh tiếp thu một cách nhanh chóng, dễ hiểu.
Thầy Duệ chia sẻ: “Với môn công nghệ và điện, để học sinh hứng thú và thoải mái khi học cần phải liên hệ thực tế nhiều hơn. Như thiết bị điện thường gặp trong cuộc sống, tôi sẽ giới thiệu cho học sinh nhiều hơn. Từ đó, học sinh hứng thú khi thấy những kiến thức mình học có thể áp dụng trong thực tế”. Chẳng những tận tâm với nghề, thầy Duệ còn không ngừng sáng tạo, đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy. Để từng tiết dạy là những bài học lý thú, bổ ích với học sinh.
Ngoài công tác giảng dạy, thầy Duệ luôn ấp ủ, mong muốn có thể giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Những ngày đầu về trường, khi biết học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thầy Duệ vận động đồng nghiệp và học sinh của trường giúp đỡ những em có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Từ đó, phong trào xã hội hóa giáo dục trở thành nét đẹp tại ngôi trường vùng biên này. Từ nguồn vận động của thầy Duệ đã góp phần chỉnh trang lại cảnh quan sư phạm, khuôn viên nhà trường, giúp đỡ kịp thời cho hàng trăm lượt học sinh, với số tiền trên 100 triệu đồng. Nhờ sự giúp đỡ của nhà trường và thầy Duệ, nhiều học sinh thi đậu đại học, có việc làm ổn định và quay về tiếp tục đóng góp, hỗ trợ các em có cùng hoàn cảnh.
Chính sự tận tâm, tình thương yêu của thầy Duệ giúp học sinh ngày càng tiến bộ, các em có hoàn cảnh khó khăn luôn cố gắng trong học tập. Ngoài dạy cho học sinh kiến thức, thầy Duệ thường xuyên chia sẻ điều hay, lẽ phải, đạo đức làm người, giúp các em rèn luyện những chuẩn mực đạo đức, tác phong, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn, vượt khó học tốt và tiến bộ. Em Lê Bùi Phát Tài (học sinh lớp 12A3, Trường THPT Vĩnh Xương) chia sẻ: “Thầy Duệ rất quan tâm và nắm bắt được tâm lý của học sinh. Mỗi lần lên lớp, thầy luôn tạo cho lớp bầu không khí tích cực, làm cho tiết học sinh động. Thầy chủ động tìm đến giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và mắc căn bệnh hiểm nghèo. Với việc vận động bằng cả trái tim vì học sinh thân yêu, thầy Duệ đã làm cầu nối, gắn kết sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái để chung tay giúp đỡ học sinh khó khăn”.
Cô Nguyễn Ngọc Hạnh (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Xương) cho biết: “Thầy Duệ là giáo viên có năng lực, là người thầy mẫu mực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, giúp đỡ đồng nghiệp, tích cực trong công tác xã hội hóa của trường. Vì vậy, trong mối quan hệ đồng nghiệp, thầy Duệ luôn tạo được sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ vì nhiệm vụ chung, để ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy của trường”.
Video đang HOT
Với thầy Duệ, học trò không chỉ là con, đôi khi cũng là bạn. Mỗi ngày đến lớp là những kỷ niệm đối với thầy. “Mong muốn của tôi là có thể tìm được nguồn hỗ trợ cho học sinh bước vào giảng đường đại học. Dù biết khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để thắp lên tinh thần hiếu học cho học sinh ở ngôi trường vùng biên này” – thầy Nguyễn Văn Duệ chia sẻ thêm.
Đồng lòng vượt khó trong đại dịch
Trong đại dịch Covid-19, các em học sinh, nhất là học sinh tiểu học chịu thiệt thòi khi thời gian dài không được đến trường.
Do đó, để thực hiện mục tiêu giáo dục, rất cần sự đồng hành từ nhà trường, phụ huynh.
Giờ dạy học qua truyền hình cho học sinh tỉnh Vĩnh Long.
Nỗ lực không ngưng nghỉ từ nhà trường, phụ huynh
Năm học 2021 - 2022 là một năm học rất đặc biệt với muôn vàn khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Có rất nhiều sự thay đổi diễn ra. Các em học sinh, nhất là học sinh tiểu học chịu nhiều tổn thương khi cả một thời gian rất dài không được trực tiếp đến trường.
Các em còn rất nhỏ để có thể chuyển đổi, thích ứng với trạng thái cảm xúc mới, với hình thức học tập mới. Những nô đùa hồn nhiên hàng ngày, những hoạt động tương tác trực tiếp với bạn bè hàng ngày đã không còn nhiều.
Thay vào đó, các em từng bước chuyển sang việc tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy vi tính, tivi, những trang tài liệu được giáo viên gửi... Những phương tiện tự thân không thể chứa đựng, không thể mang đến cho các em đầy đủ cung bậc cảm xúc trong cuộc sống để làm phong phú, làm sâu sắc đời sống tinh thần, để dung hòa giữa việc học tập và vui chơi, giải trí.
Thầy cô cũng thế, luôn tâm niệm dành mọi điều tốt đẹp nhất cho các em học sinh. Thành công, hạnh phúc của người thầy là hàng ngày đến trường, đến lớp, nhìn thấy các em học sinh với ánh mắt xoe tròn, với nụ cười hồn nhiên. Sự đa dạng và chiều sâu trong cảm xúc của người thầy có được từ ý thức rèn luyện, học tập tốt và cả những tinh nghịch, cá biệt của tuổi học trò.
Rất nhiều phụ huynh cùng tham gia nghiên cứu sách, tài liệu, sử dụng các nền tảng dạy học, tiếp cận với nội dung, phương pháp dạy của giáo viên, việc học của các con để cùng với con tham gia học, cùng hỗ trợ các con. Vất vả là thế, nhưng nhìn các con ngày càng có thể tiếp cận, tiệm cận, thích ứng với cách học mới, bậc làm cha mẹ đều rất an lòng.
Sự trưởng thành của các em học sinh là thước đo hạnh phúc của người thầy. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, sự kỳ vọng vào sản phẩm được tôi luyện từ tâm trí của người thầy đòi hỏi người thầy ngày càng chủ động hơn, sáng tạo hơn, dành nhiều thời gian hơn để có được những trang giáo án, những tiết dạy hay, những bài học làm người sâu sắc dành cho các thế hệ học sinh thân yêu qua từng giờ học trực tuyến, từng buổi dạy học từ xa.
Bậc làm cha làm mẹ cũng thế. Từ khi con được tượng hình, đến lúc con cất tiếng chào đời, đến lúc con bi bô tập nói, rồi đến lúc con bước chân vào trường, hay cả khi con trưởng thành, sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm, dạy bảo của cha mẹ ngày càng lớn dần theo thời gian.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, phụ huynh vừa lo lắng sự an toàn của con trẻ; vừa tham gia lao động, sản xuất, làm việc để có nguồn thu nhập đảm bảo nhu cầu thiết yếu; vừa dành thời gian nhiều hơn để cùng với nhà trường hỗ trợ, hướng dẫn các con khi các con học ở nhà.
Học sinh tỉnh Vĩnh Long học ở nhà có sự hỗ trợ của phụ huynh.
Chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những điều khó khăn, bất cập. Các yếu tố về về tâm lý lứa tuổi của các con trẻ; mức độ đáp ứng của hạ tầng công nghệ, các phương tiện, thiết bị dạy học; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực của người thầy; thời gian của cha mẹ học sinh... tác động đến chất lượng của các hình thức dạy học trong thời gian qua và dự báo cả thời gian sắp tới.
Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, hợp tác đôi lúc chưa đủ lớn, chưa đủ sâu sắc đã làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung mà nhà trường và gia đình cùng hướng tới là chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con để các con ngày được trưởng thành.
Chính vì thế, hơn lúc nào hết, sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong chăm lo phát triển giáo dục cần được chặt chẽ hơn. Bên cạnh rất nhiều chất xúc tác để kết chặt mối quan hệ này, có một chất xúc tác tuy vô hình nhưng vô cùng mạnh mẽ và mãi trường tồn. Đó chính là sự yêu thương, lòng nhân ái và tính nhân văn sâu sắc trong giáo dục mà bất kể ai làm giáo dục đều luôn thấm nhuần.
Khi nhà trường và gia đình có cùng chung mục tiêu mang lại sự yêu thương cho học sinh, mang lại sự giáo dục tốt nhất cho các em, khi ấy, nhà trường và gia đình sẽ cùng "chung tiếng nói", cùng "chung hành động", nhất định, các hoạt động giáo dục sẽ được thực hiện thuận lợi hơn, khoa học hơn, hợp lý hơn và từ đó chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.
Muốn như thế, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là người đứng đầu cần phải làm thật tốt công tác truyền thông giáo dục. Chú trọng truyền thông đến cộng đồng xã hội, đến phụ huynh học sinh các hoạt động của ngành; những tấm gương nhà giáo tiêu biểu tận tụy vì học sinh; những chỉ đạo, định hướng giáo dục của nhà trường để phụ huynh thông hiểu, trên cơ sở đó đề nghị phụ huynh phối hợp với nhà trường, cùng có trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục các em học sinh.
Hiệu trưởng nhà trường đặc biệt quan tâm bồi dưỡng đội ngũ về đạo đức người thầy, về phương pháp dạy giảng, về đổi mới kiểm tra đánh giá, về kỹ năng dạy học, tập huấn sử dụng các nền tảng dạy học để có những tiết dạy hay, thu hút học sinh say mê học tập.
Đầu tư, nghiên cứu các hình thức tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục linh hoạt, thích ứng, hiệu quả để phát huy sự tích cực, chủ động tham gia của từng đối tượng có liên quan. Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động tư vấn tâm lý học đường để chia sẻ, thấu hiểu, giảm thiểu những áp lực, những tổn thương tinh thần; tạo động lực cho đội ngũ, cho các em học sinh trong thực hiện nhiệm vụ.
Ngành Giáo dục rất mong muốn phụ huynh học sinh cùng chung tay với nhà trường trong nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện tốt nhất cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Dành sự tôn trọng đối với nhà giáo, có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện của con em; làm gương cho con em.
Tích cực tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục; cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục...
24 năm "rọi đèn" đưa trẻ đến trường 24 năm gắn bó với ngành, thầy Phạm Thành Tấn - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Phạm Kiệt (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) không nhớ đã bao lần "băng đèo, vượt suối" đến nhà vận động học sinh miền núi trở lại lớp. Thầy Tấn (thứ 2, từ phải sang) cùng các giáo viên đến nhà học sinh. Chính vì điều...