Người thầy khuyết tật của trẻ làng chài
Ở xóm Rớ (phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên) có một lớp học tình thương do một người thầy khuyết tật đứng lớp. Hơn 40 năm qua, nhiều đứa trẻ xóm Rớ cắp sách đến đây để học nhận biết mặt chữ trước khi bước vào tiểu học.
Lớp học đơn sơ dựng trên khoảng sân nhỏ trước nhà thầy Nam
Người thầy đáng kính ấy tên là Lê Văn Nam, 60 tuổi, ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa, Phú Yên). Bị liệt hai chân khi mới năm tuổi. Năm 14 tuổi lại mồ côi cha, thầy bắt đầu sự nghiệp gieo chữ khi vừa bước vào tuổi 19. Và cái lớp học tình thương ấy của thầy Nam duy trì từ đó đến nay.
Xóm Rớ là làng chài nghèo ven biển ở phường Phú Đông với nhiều ngôi nhà lụp xụp, xiêu vẹo. Cuộc sống người dân phụ thuộc vào những chuyến đi biển bấp bênh. Trước kia ngư dân ai cũng sinh nhiều con, đặc biệt là con trai, để có người đi biển. Gánh nặng đông con, ăn còn không đủ, nên chẳng ai dám mơ đến việc cho con đi học. Do đó những đứa trẻ xóm Rớ đa phần đều chẳng học hành đến nơi đến chốn.
Cuộc đời của thầy Nam đầy bất hạnh. Lên 5 tuổi bị sốt dẫn đến bại liệt hai chân. Không vì thế mà cậu bé chùn bước, dù tật nguyền nhưng vẫn đam mê với con chữ, cắp sách lết tới trường. Đến năm 14 tuổi, chàng thiếu niên phải bỏ giấc mơ học lên cao vì ba mất, thế nhưng vẫn đau đáu chuyện con chữ. Đời mình đã thế, chẳng lẽ đời lũ trẻ cũng như vậy sao?
Sau bao lần trăn trở, năm 1979, khi mới 19 tuổi, chàng trai mở lớp dạy chữ cho những trẻ em nghèo. “Thời đó, ngư dân những làng chài ven biển miền Trung, trong đó có xóm Rớ này, ít ai quan tâm đến chuyện học hành. Nhìn cảnh bọn nhóc suốt ngày lang thang vơ vẩn ngoài bãi, tôi rất xót xa nên quyết tâm đem cái vốn chữ ít ỏi của mình để truyền dạy cho chúng”, thầy Nam hồi ức.
Lớp học của thầy Nam tạm bợ trong căn nhà tranh. Chiếc bảng là tấm ván do hàng xóm cho, còn bàn ghế thì xin gỗ vụn từ những chiếc thuyền đã hỏng về làm. Giáo án thầy Nam dạy do thầy tự tìm tòi và đúc kết. “Học phí” ở lớp học đặc biệt này thì tùy tâm phụ huynh, đa phần đều miễn phí, bởi hầu như ai cũng nghèo. Sau mỗi chuyến đi biển, bà con ngư dân lại mang đến cho thầy con cá, bó rau, củ sắn. Vậy là đủ. Hoặc cũng có người góp công vào việc tu sửa lớp học sau mỗi trận bão.
Ở lớp học của mình, thầy Nam không chỉ dạy chữ mà còn tâm sự, chia sẻ với các em về những câu chuyện trong vùng quê nghèo khó của mình, về cuộc sống cơ cực của ngư dân, mong các em chăm chỉ học hành. Nhờ vậy, các em nhỏ đều thích thú đến lớp và siêng năng học tập.
Chị Nguyễn Thị Lan, một phụ huynh ở xóm Rớ, nói: “Thầy Nam dạy rất hay. Con tôi mới bốn tuổi nhưng đã có thể đọc chữ và biết làm toán cộng trừ. Anh nó cũng từng học thầy Nam, khi lên lớp Một học rất tốt, được các thầy cô ở trường tiểu học đánh giá cao”.
Năm gần 30 tuổi, thầy nên duyên với một phụ nữ cùng xóm và sinh được 3 người con. Thời gian cứ thế trôi qua, thầy Nam miệt mài đứng lớp hơn 40 năm nay, hết lớp này đến lớp khác, danh sách học trò của thầy cứ tăng theo thời gian. “Số lượng bây giờ gần 100 em, tôi phải chia ra làm hai buổi dạy sáng và chiều. Không chỉ những em ở phường Phú Đông mà còn có những em ở các phường lân cận được phụ huynh đưa đến học”, thầy chia sẻ.
Thầy Nam khiêm tốn: “Tôi có học qua trường lớp sư phạm nào đâu người dân ở đây thương tôi nên họ gọi tôi là thầy”
Hơn 40 năm gieo những con chữ đầu đời cho trẻ nghèo làng biển, bản thân thầy giáo Nam cũng không nhớ mình đã dạy cho bao nhiêu học trò. Thầy chia sẻ: “Dù không được học sư phạm, không như một người thầy đúng nghĩa, nhưng cứ đến ngày 20/11 hay lễ, tết nhiều em thường đến thăm tôi. Có những em nay đã là giám đốc, kỹ sư… Đó là niềm an ủi và khích lệ lớn trong cuộc đời “gõ đầu trẻ” của tôi”.
Không ít học trò của thầy Nam giờ đã thành tài và cái ơn thầy Nam trong họ vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Anh Nguyễn Nguyễn Thành Thuật (một du học sinh Nhật) nói: “Có được những gì hôm nay, tôi không quên ơn thầy. Không chỉ là người thầy đầu tiên, thầy Nam còn như người cha đỡ đầu giàu tình nghĩa với những đứa trẻ vùng biển chúng tôi”.
Hiện lớp học của thầy Nam đã được xây lại tương đối khang trang trước sân nhà thầy bằng số tiền thầy gom góp bấy lâu nay và sự giúp sức của bà con. Cuộc sống gia đình thầy Nam được ổn định nhờ nguồn thu nhập từ máy ép nước mía và tiền công đan lưới của người vợ.
Một năm mới nữa lại đến, những lứa học sinh lại nối tiếp bước vào lớp thầy Nam để học những con chữ đầu đời. Vùng biển xóm Rớ vẫn vậy, vẫn ầm ào sóng gió, khắc nghiệt nắng mưa, thầy giáo làng Lê Văn Nam vẫn tiếp tục âm thầm viết nên câu chuyện gieo chữ cho những đứa trẻ ở làng biển nghèo để chúng tự tin bước vào trường học, vào trường đời.
Video đang HOT
Minh Hằng
Theo baophapluat
Lớp học của thầy giáo làng ngậm bút viết chữ
Thời gian đầu ngậm cái bút vào miệng để tập viết, cứ được vài chữ là tôi phải dừng lại nghỉ vì rất mệt mỏi, mắt thì hoa lên vì phải nhìn sát vào trang giấy.
"Cũng không biết tôi bị bệnh từ bao giờ, thấy bố mẹ kể lại là khi được sinh ra tôi rất bụ bẫm, to và phát triển bình thường, khi đến tầm 1 tuổi thì các bạn cùng lứa đều biết đi lại nhưng tôi thì không.
Cuộc sống của tôi cứ như lê lết trong nhà vậy cho đến năm 1985 khi gia đình cho tôi đến bệnh viện khám, bác sỹ kết luận tôi bị bệnh thoái hóa cơ và phải mổ 2 chân, sau đó về tôi cũng chống nạng tập tễnh đi lại được quanh nhà, nhưng 2 tay thì cứ duỗi ra không cầm nắm được gì.
Tôi cũng vào lớp 1 trường làng nhưng hoàn toàn nhờ vào bố cõng ngày 2 buổi vì không tự đi được, được cái tôi học cũng giỏi và theo được đến hết lớp 8 thì phải nghỉ học vì lúc này cơ thể tôi rất yếu, tay thì co quắp lại không viết được nữa", anh Trường cho biết.
Anh Phùng Văn Trường và con trai Phùng Thiên Trường Quảng. Ảnh: Tùng Dương.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo làng Phùng Văn Trường ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, chia sẻ: " Cuộc sống cứ như vậy trôi đi trong vô vọng, đến đầu năm 2010 tôi có nói với bố làm cho gian nhà tạm ở ngoài đầu xóm để tôi ra đó bán hàng lặt vặt, một phần tự nuôi sống bản thân, phần có người qua lại cho đỡ buồn chứ cứ ở trong nhà cả ngày như vậy thì buồn lắm.
Khi có quầy hàng thì tinh thần tôi cũng khá hơn vì hàng ngày được tiếp xúc với mọi người đến mua đồng quà tấm bánh, cũng chính từ việc phải ghi chép lại các mặt hàng nên tôi đã cố gắng tập viết bằng miệng.
Thời gian đầu ngậm cái bút vào miệng để tập viết, cứ được vài chữ là tôi phải dừng lại nghỉ vì rất mỏi, mắt thì hoa lên vì phải nhìn sát vào trang giấy.
Lúc đầu tôi dùng cây bút chì rồi ngậm vào miệng, dùng răng cắn chặt bút và tập viết từng nét một, thậm chí chảy cả máu miệng vì phải cắn chặt bút.
Không nản chí, cứ như vậy tôi quyết tâm không bỏ cuộc và sau hơn 3 tháng tôi đã viết được. Quả thật, bây giờ nhìn những nét chữ bay bổng của Trường, không ai nghĩ những dòng chữ ấy lại được viết bằng miệng.
Cũng thời gian này tôi có đứa cháu học lớp 1 ngày nào cũng ra cửa hàng của tôi chơi, vì rảnh nên tôi dạy cháu tập đọc, làm những phép tính đơn giản và dạy cháu viết, dần dần cháu học cũng tiến bộ.
Hàng xóm sang chơi thấy vậy cũng đã mang con sang nhờ tôi kèm, đầu tiên một vài cháu, rồi dần dần mọi người biết tiếng nên đã mang các cháu đến nhờ tôi kèm học nhiều hơn. Tôi kèm các cháu học nhưng không nhận thù lao của ai cả.
Lớp của tôi cứ tăng dần lên đến hơn 20 cháu, lúc này tôi phải nhờ mọi người kê thêm bàn ghế thì mới đủ chỗ cho các cháu ngồi, cứ như vậy lớp của tôi duy trì cho đến tận ngày hôm nay.
Các cháu cứ rảnh lúc nào là lại đến học, có nhiều hôm các cháu đến từ 6h sáng và ở đến tôi muộn, vừa là lớp học nhưng cũng vừa là chỗ đề các cháu vui chơi.
Tôi dạy từng cháu, có cháu thì tập viết chữ, có cháu tôi kèm làm toán, tập đọc và thường là tôi kèm các cháu từ lớp 1 cho đến lớp 5.
Riêng môn toán thì tôi dạy các cháu với kiến thức tổng hợp, tôi quan niệm cấp 1 thì phải tính nhẩm tốt, phải thuộc các bảng cộng trừ nhân chia cơ bản thì mới học toán được.
Trong lớp của tôi cũng có nhiều cháu học rất kém, thậm chí có cháu lớp 5 rồi mà bảng nhân cũng không thuộc, và với những cháu như vậy tôi lại phải dạy lại từ đầu.
Tôi từ từ trang bị lại kiến thức cơ bản từ lớp 1 để các cháu có cái gốc của kiến thức, khi các cháu có được cái gốc tốt thì mới có thể tiếp thu những kiến thức cao hơn.
Cứ dần từng bước như vậy và qua một thời gian các cháu đều có tiến bộ, nhiều cháu đã làm được những phép tính cộng nhiều số hoặc những phép nhân chia nhiều số với nhau.
Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn Nhân Lý, rồi các thôn khác trong xã, người xã khác cũng mang con đến nhờ anh Trường dạy học".
Suốt những năm đầu dạy học, thầy giáo làng Phùng Văn Trường không lấy một đồng tiền công.
Nhưng từ khi thầy trường có con nhỏ thì các phụ huynh học sinh đề nghị trả công cho thầy, lúc này anh Trường mới nhận và cũng tùy tâm, ai muốn trả thế nào cũng được.
Bà Viên, người thôn Nhân Lý có 2 cháu nội đang theo học ở nhà anh Trường, cho biêt: "Thầy Trường viết chữ đẹp lắm, tay chân lành lặn khối người mơ cũng chẳng viết được đẹp thế".
Bà Viên cũng cho biết thêm là hai đứa cháu nhà tôi nghịch lắm, nhưng từ ngày cho học ở lớp của thầy Trường, các cô giáo ở lớp khen tiến bộ hẳn.
Lớp học của thầy giáo Trường có lúc đông tới 30 học sinh. Ảnh: Tùng Dương.
Thầy giáo Trường dừng miệng để viết chữ hàng ngày. Ảnh: Tùng Dương.
Thư viện chào thế giới
"Thư viện này nó cũng như cái duyên của tôi với các cháu trong xã, năm 2014 thì chương trình điều ước thứ 7 họ có làm chương trình về tôi, sau đó họ hỏi tôi có nguyện vọng gì? Tôi nói là rất muốn có một tủ sách nhỏ để cho các cháu ở đây có chỗ chơi và học.
Sau đó thì thư viện nhỏ này của tôi ra đời với khá nhiều đầu sách về văn học, về khoa học...hàng ngày các cháu cứ đến đây học rồi sau đó đọc sách, có cháu thì mượn mang về nhà đọc rồi sau đó đem trả đổi lấy cuốn khác.
Cách đây khoảng 2 năm thì có một em ở làng này cũng rất quan tâm đến các cháu nhỏ, em đó có trao đổi với tôi là muốn làm một tủ sách lớn hơn để phục vụ được tốt hơn cho các cháu trong xã.
Em đó đứng ra vận động quyên góp và mang về rất nhiều sách để ở thư viện này, tôi thì quản lý và cho các cháu mượn cũng như bảo quản tốt số sách để không bị thất thoát.
Còn về giá để sách thì tôi được rất nhiều người ủng hộ, nhiều người ở xa biết tin cũng tìm đến đây, họ đo đạc rồi tự làm cho tôi.
Để có được như ngày hôm nay thì tôi rất biết ơn những tấm lòng đóng góp của mọi người gần xa đã dành cho tôi. Tôi cảm ơn mọi người nhiều lắm", anh Trường xúc động nói.
Thư viện "Chào thế Giới" được thầy giáo Trưởng mở tại nhà với hàng nghìn đầu sách. Ảnh: Tùng Dương.
Thầy giáo làng Phùng Văn Trường đã gần chục năm qua mở lớp học tình thương tại nhà ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Tùng Dương.
Những nét chữ được thầy giáo Trường viết bằng miệng. Ảnh: Tùng Dương.
Hạnh phúc đơn sơ
Cảm phục nghị lực của chàng trai Phùng Văn trường tật nguyền, vượt qua cả sự can ngăn của gia đình, chị Ngô Thị Hường - một cô gái trẻ cùng quê đã tìm đến và quyết định gắn bó với anh.
Chị Hương cho biết: "Dù biết làm vợ anh sẽ vất vả trăm bề, tôi vẫn không nuối tiếc về quyết định của mình. Khi quyết định kết hôn, hai vợ chồng anh Trường đều khó khăn, vất vả, thời gian chuẩn bị cho đám cưới chỉ vỏn vẹn có 6 ngày, vợ anh Trường cũng không được mặc một chiếc váy cô dâu như bao người khác.
Cả hai chỉ có được vài kiểu ảnh chụp chung, nhưng đám cưới đơn sơ ấy vẫn thấm đẫm tình yêu thương và kết quả của tình yêu ấy là bé trai Phùng Thiên Trường Quảng ra đời giúp gắn chặt hơn tình nghĩa vợ chồng của họ.
Theo anh Trường: "Là người tàn tật, nhưng còn một hơi thở tôi cũng cố gắng để là người có ích cho xã hội, làm được một công việc để bớt đi gánh nặng cho gia đình. Hơn nữa, việc kèm các cháu học cũng mang lại cho tôi biết bao niềm vui trong cuộc sống.
Dù ngồi trên chiếc xe lăn, nhưng vẫn có các cháu đến với tôi hàng ngày, nghe tôi chỉ bảo về kiến thức, về những bài học trong cuộc sống, như vậy là cuộc sống đã thêm phần ý nghĩa đối với tôi".
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Lớp học ở khu phố nghèo Giữa bộn bề âm thanh, sắc màu của cuộc sống về đêm, lớp học tình thương vẫn sáng đèn. Hơn 20 em nhỏ đủ bậc lớp đã chăm chỉ từng ngày nghe lời giảng của các anh chị. Hàng đêm các cháu tập trung ở trụ sở khu phố 1 để học thêm Không gói gọn từng chương trong trang sách, các anh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025