Người thầy đặc biệt của nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam
Trong hành trình trưởng thành, chị Hà cảm thấy mình rất may mắn khi được nhiều người thầy dìu dắt. Và người thầy đầu tiên chính là mẹ.
Những ngày cuối năm, chị Nguyễn Thị Thanh Hà (sinh năm 1986, quê Phú Thọ), nữ giảng viên trẻ của Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang bận rộn với các dự án nghiên cứu, giảng dạy. Dù vậy, chị vẫn tranh thủ thời gian mỗi tuần một lần ghé về thăm nhà.
“Người thầy chính là mẹ”
10 năm trước, trong ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ, chị Hà nhận được tin mẹ ốm. Nghĩ giống như mọi lần, chị dự định hoàn thành buổi bảo vệ rồi sẽ trở về nhà ngay.
Nhưng khi buổi bảo vệ sắp bắt đầu, chị nhận được cuộc điện thoại từ người bạn thân. Đầu dây bên kia hỏi về tin dữ. Nóng ruột, chị vội gọi điện về nhà. Người bố ngập ngừng báo tin mẹ đã mất. Bỏ dở buổi bảo vệ, chị lập tức bắt xe về nhà.
“Khi ấy, mẹ cũng đã nhập quan. Tôi chẳng thể nhìn mặt mẹ lần cuối cùng”.
Khoảnh khắc ấy luôn khiến chị cảm thấy day dứt. Vì vậy về sau, dù có cơ hội được học tập ở nước ngoài, chị vẫn quyết định chọn ở lại Việt Nam.
“Tôi sợ rằng sau này, có những lúc người thân khó khăn nhất, mình lại chẳng thể ở bên. Hơn nữa, điều kiện học tập trong nước cũng khá thuận lợi”, chị nói.
Sau buổi bảo vệ lỡ dở, chị được nhà trường sắp xếp cho bảo vệ vào một tuần sau đó. Kết quả, chị đạt được điểm tối đa từ phía hội đồng.
“Đó có lẽ là điều duy nhất mà tôi còn có thể làm cho mẹ khi mẹ đã ra đi”.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà (sinh năm 1986, quê Phú Thọ), nữ giảng viên của Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội.
Với chị Hà, mẹ vẫn là người có ảnh hưởng nhất tới mình.
Video đang HOT
“Mẹ tôi là giáo viên dạy Văn cấp 2. Có lẽ vì thế, bà khá nghiêm khắc trong việc dạy con cái. Từ nhỏ, bà đã dạy con phải viết chữ thật chỉn chu lên bảng. Mọi người thường bảo, chữ đẹp thế này, sau làm giáo viên cũng được. Có lẽ đó là một lời động viên con nít, nhưng tôi đã rất vui”.
Sau này, khi lên cấp 2, Hà cũng được học các giờ Văn của mẹ. Là con giáo viên, cô luôn phải nỗ lực nhiều hơn các bạn. Thậm chí, trong tiết học của mẹ, Hà càng phải nghiêm túc hơn.
“Mẹ tôi không bao giờ có bất kỳ sự ưu ái nào cho con, thậm chí sẵn sàng cho điểm thấp nếu tôi không cố gắng.
Ngoài giờ tới trường, tôi cũng không bao giờ được đi chơi tối. Nếu có buổi sinh nhật với bạn bè, tôi đều phải về trước 9 giờ”.
Dù vậy, chị vẫn biết ơn bà vì sự nghiêm khắc này. “Những điều đó đã rèn cho tôi sự nề nếp, chỉn chu và kỷ luật. Sau này tôi mới thấy, điều đó thật cần thiết cho con đường làm nghiên cứu khoa học”.
Trở thành nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2020
Năm 2004, Thanh Hà thi đỗ vào ngành Sư phạm Vật lý, khoa Sư phạm (nay là Trường ĐH Giáo dục), ĐH Quốc gia Hà Nội.
4 năm sau, chị ra trường, chuyển tiếp lên học bậc Thạc sĩ rồi về công tác tại Viện Vật lý Kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
“Mọi thứ diễn ra trôi chảy giống như một cái duyên. Tôi đã gặp được những người thầy tốt và được chỉ lối, dẫn đường”.
Chị Hà cùng bố và anh trai trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ
Năm đầu đi dạy, nữ giảng viên trẻ bất ngờ khi có những học trò hơn mình tới 2 tuổi.
“Dù vậy, tôi luôn quan niệm không phải mình đang đi dạy mà là đang chia sẻ những thứ mình có. Sinh viên Bách khoa rất giỏi và thông minh; cùng dạy và học sẽ giúp tôi dần hoàn thiện bản thân hơn”.
Trước khi bắt đầu môn học, chị cũng đưa ra các thang điểm, tieu chi đánh giá rõ ràng, không có bất kỳ sự phân biệt hay ưu ái nào.
“Tôi luôn muốn sinh viên được đối xử công bằng. Ba-rem điểm đã có sẵn, nếu đạt được yêu cầu và thấy xứng đáng, tôi sẵn sàng cho điểm 10″, nữ giảng viên Bách khoa nói.
Ngoài giảng dạy, chị Hà dành phần nhiều thời gian cho việc nghiên cứu. Đến nay, nữ giảng viên trẻ đã công bố 28 bài báo khoa học, trong đó có 16 bài được đăng trên tạp chí quốc tế ISI.
Hướng nghiên cứu của chị chủ yếu mô phỏng các tính chất của vật liệu dựa trên cơ sở các cấu trúc nguyên tử. Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vật liệu oxit và oxit nhiều thành phần. Đây là các loại vật liệu có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao như gạch chịu lửa, vật liệu sinh học, xử lý chất thải hạt nhân,…
Các kết quả được công bố trên một số tạp chí như: European physical Journal, Journal of Non-Crystalline Solids; Materials Chemistry and Physics…
Thi thoảng, chị Hà cũng cùng bạn bè đi đâu đó để hưởng thụ cuộc sống độc thân.
Chị cho rằng, bản thân đến với khoa học là một cơ duyên và sự may mắn. Trên suốt chặng đường nghiên cứu, chị luôn được đồng hành cũng những người thầy, đồng nghiệp có chuyên môn và có cùng niềm đam mê với nghiên cứu khoa học. Gia đình cũng là một nguồn động lực để chị có thể yên tâm với công việc mà mình đã lựa chọn.
“Không có đề tài nghiên cứu nào chỉ do một người làm cả. Các nghiên cứu của tôi luôn có sự đồng hành của tập thể. Và tôi luôn cảm thấy bản thân rất may mắn vì điều đó”.
Với những nỗ lực ấy, vừa qua, nữ giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã được công nhận đạt chuẩn phó giáo sư. Chị Hà đồng thời cũng là nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2020.
Nhận được tin vui, người đầu tiên chị Hà nhớ tới là mẹ. “Trước đây, ngày tôi đo đại học, mẹ là người vui nhất. Nhưng ngày tôi đạt được những điều mẹ vẫn mơ ước thì mẹ không còn nữa. Tôi luôn biết ơn những người thầy tốt mà tôi đã gặp trong đời, trong đó, người thầy đầu tiên là mẹ”.
"Bệ đỡ" cho em cất cánh bay cao
Nơi miền biển Tiền Hải, Thái Bình là quê hương của anh em Xuân Diệu-Quang Duy. Cái mặn mòi của biển khơi kéo theo sự vất vả đã bám lấy tuổi thơ của những người con sinh ra bên bờ sóng.
Đó là tâm sự của Trung úy Tống Xuân Diệu, phi công kiêm dẫn đường, Phi đội 3, Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) khi kể về người thầy đầu tiên và cũng là người anh trai của mình - Thiếu tá Tống Quang Duy, giảng viên, Bộ môn Dẫn đường-Ứng dụng chiến đấu, Khoa Chỉ huy tham mưu, Trường Sĩ quan Không quân (SQKQ).
Nơi miền biển Tiền Hải, Thái Bình là quê hương của anh em Xuân Diệu-Quang Duy. Cái mặn mòi của biển khơi kéo theo sự vất vả đã bám lấy tuổi thơ của những người con sinh ra bên bờ sóng.
Nhưng chính sự nhọc nhằn ấy là động lực để hai anh em cùng phấn đấu vươn lên. Quang Duy là anh cả luôn cố gắng làm gương để em học tập. Duy tận dụng mọi thời gian để học. Không có tiền mua sách nâng cao, tranh thủ những buổi chiều ngày nghỉ, Duy đi bắt cua ốc ngoài biển bán lấy tiền rồi đạp xe mấy chục cây số lên thị xã để mua sách về học thêm.
Miệt mài học tập, năm 2004, Tống Quang Duy thi đỗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhưng học xa nhà, điều kiện gia đình khó khăn, thương bố mẹ vất vả làm lụng gửi tiền theo học, Duy đã đưa ra quyết định rất khó khăn là xin nghỉ học và ôn thi vào một trường trong quân đội.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Duy thi đỗ vào Học viện PK-KQ. Tốt nghiệp, anh là một trong 8 học viên xuất sắc của khóa, được điều động về công tác tại Trường SQKQ.
Tống Quang Duy (bên trái) chúc mừng em trai Tống Xuân Diệu sau chuyến bay đơn thành công trên máy bay Yak-52, năm 2015. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Mong muốn của Quang Duy là em trai sẽ tiếp bước theo mình, nhưng kỳ vọng của anh không như mong muốn. Đang học lớp 11, vì ham chơi, lại nghe theo bạn bè, Tống Xuân Diệu bỏ học đi làm xa nhà. Biết tin, Duy rất buồn vì em trai bỏ dở học hành. Nghỉ phép về gặp em, Duy không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo.
Diệu vẫn nhớ như in lời anh trai động viên: "Sau mấy năm đi làm, em đã nếm trải những vất vả của cuộc sống mưu sinh. Đó cũng là những bài học hữu ích. Giờ anh đã ra trường, có thể thay bố mẹ lo cho em ăn học. Thế nên thương bố mẹ, muốn bố mẹ vui thì em hãy học thật tốt để sau này trưởng thành!". Nghe lời anh, Diệu đi học lại. Vì nghỉ học mấy năm nên Diệu gặp nhiều khó khăn trong học tập.
Biết điều đó, mỗi khi về phép hay ở đơn vị qua điện thoại, Duy chỉ bảo em học thêm. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, noi gương anh, Diệu quyết định thi vào trường sĩ quan. Để tiếp thêm động lực, Duy đã dành dụm phép của cả năm để xin về cùng em ôn luyện. Diệu nhớ lại: "Những ngày ôn thi đại học cũng là những ngày lo toan của cả hai anh em. Dẫu vất vả sớm khuya nhưng anh chưa bao giờ kêu mệt mà luôn mỉm cười, động viên ân cần: "Cố lên em trai, anh tin em sẽ làm được!".
Sau bao nỗ lực, Diệu đã thi đỗ vào Trường SQKQ. Năm 2012, Diệu gặp lại anh mình nhưng không phải ở gia đình mà trên giảng đường đại học. Vẫn giọng nói ấy, vẫn con người ấy nhưng giờ cả hai đã trở thành đồng đội, thầy trò. Quang Duy miệt mài giảng dạy, rèn cặp, theo dõi từng bước trưởng thành của em cho đến ngày Xuân Diệu bay đơn thành công trên máy bay Yak-52.
Nhận bó hoa chúc mừng giữa sân bay đầy nắng gió, Xuân Diệu hiểu rằng đó là nỗ lực, thành công của cả hai anh em. Niềm vui ấy là nguồn động viên bố mẹ nơi quê nhà. Tiếp tục được đào tạo trên máy bay An-26, Tống Xuân Diệu ngày một trưởng thành, anh về nhận công tác tại Lữ đoàn 918. Hai anh em tạm chia tay nhau. Dù ở phương trời xa cách, Xuân Diệu vẫn luôn khắc ghi tình cảm, tri ân người anh, người đồng chí, người thầy đáng kính của mình.
Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Ngày hội việc làm, tuyển dụng, thực tập dành cho sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Job Fair 2020 diễn ra ngày 28-11 với sự tham gia của 20 doanh nghiệp và hàng nghìn sinh viên. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đào tạo trên 30.000 sinh viên, mỗi năm khoảng 4.500 - 5.000 sinh viên tốt nghiệp....