Người thầy của những học trò đặc biệt
Tâm lý giáo dục là mảng công việc khó, đòi hỏi có kiến thức chuyên môn cao, sự kiên trì, bền bỉ và đặc biệt phải có tình yêu thương con người.
Thầy Trần Thanh Tùng và học sinh trong một buổi học kỹ năng sống. Ảnh: NVCC
Vậy mà có những người trẻ dám dấn thân và tâm huyết với cái nghề không giống ai này, mang lại niềm vui và hạnh phúc đến với học trò đã và đang gặp trắc trở, khó khăn trong lĩnh vực tâm lý. Trần Thanh Tùng là một người như thế.
Nghị lực và tâm huyết
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có ba thế hệ công tác trong lực lượng công an nhân dân (CAND), Trần Thanh Tùng được thừa hưởng sự giáo dục và truyền thống “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của gia đình. Sau khi học hết phổ thông, đầu năm 2013, anh được chọn là người đại diện cho hơn 500 thanh niên phục vụ có thời hạn trong lực lượng CAND lên tuyên thệ trước cờ trong Lễ giao quân huấn luyện do Công an TP Hà Nội tổ chức.
Sau thời gian huấn luyện, Trần Thanh Tùng được phân công công tác tại đội nghi lễ CAND và đội tham mưu thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an TP Hà Nội. Từ đây, Trần Thanh Tùng gắn bó với công tác đảm bảo an ninh trật tự của Thủ đô qua những ca tuần tra kiểm soát, phòng chống tội phạm, những kỳ cuộc bảo vệ và thực hiện các nghi lễ CAND.
Trong quá trình công tác, với nhiều thành tích trong đấu tranh phòng chống tội phạm và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND, anh là một trong số ít các chiến sĩ cùng trang lứa đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở 2 năm liền, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, trong đó có Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an.
Hoàn thành nghĩa vụ của một công dân, không ở lại ngành Công an như một số bạn bè khác, Tùng theo đuổi ước mơ trở thành một nhà Tâm lý học để giúp đỡ những mảnh đời không may mắn mà anh từng gặp. Anh học chương trình tâm lý – giáo dục tại Học viện Quản lý giáo dục.
Trong thời gian sinh viên, để bù lại những năm tháng trong quân ngũ, Tùng học tập liên tục và tranh thủ những lúc rảnh rỗi trau dồi kiến thức qua sách báo, tài liệu. Anh cũng tích cực tham gia các hoạt động và phong trào Đoàn của trường, trở thành một tấm gương sinh viên tiêu biểu của Học viện Quản lý giáo dục. Tùng tham gia thêm nhiều khóa học online về chuyên ngành tâm lý, giáo dục và phát triển kỹ năng của một số đại học danh tiếng trên thế giới như: Đại học Havard, Đại học Michigan của Hoa Kỳ, Đại học Toronto của Canada…
Gần đây, Tùng tham gia và được Đại học Toronto của Canada cấp chứng chỉ khóa học “Hiểu và quản lý căng thẳng của công việc Cảnh sát” với hy vọng sẽ góp phần trợ giúp tâm lý cho những người đồng đội năm xưa. Bên cạnh đó, Tùng còn tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội khác như: Nhiều lần tham gia hiến máu nhân đạo và các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ trẻ em nghèo, người tàn tật…
Ngoài ra, không chỉ là vận động viên luyện tập bộ môn Tán thủ, Trần Thanh Tùng còn sáng tác thơ. Thơ của anh được trưng bày trong lễ hội thơ lục bát Việt Nam và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 đã thu hút sự chú ý của nhiều bạn đọc và người yêu thơ.
Video đang HOT
Trần Thanh Tùng và tác phẩm trong ngày Hội thơ Lục bát Việt Nam năm 2019. Ảnh: NVCC
Thắp lên tiếng cười…
Cuộc sống hiện đại với bao áp lực, lo âu, trắc trở đã khiến không ít người gặp phải vấn đề khó khăn về tâm lý trong giao tiếp, ứng xử và xử lý các tình huống trong đời sống xã hội. Những kỹ năng sống đã trở thành tối cần thiết cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhất là đối với trẻ em. Nắm bắt và hóa giải các yếu tố đó là cả một vấn đề, đòi hỏi những kiến thức chuyên ngành cần được áp dụng một cách phù hợp và Trần Thanh Tùng đã làm tốt công việc đó.
Bằng trái tim và nhiệt huyết của mình, Trần Thanh Tùng đã tham gia đào tạo kỹ năng cho học sinh nhiều trường ở Hà Nội. Tại các lớp đào tạo kỹ năng sống cho học sinh, Tùng gợi mở các vấn đề cho trẻ em để phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi và học hỏi các kỹ năng thiết yếu, kỹ năng học tập và những kỹ năng phát triển. Học mà chơi, chơi mà học, các học sinh đã yêu quý và gắn bó với thầy, từ lúc nào không biết.
Tùng tâm sự “Niềm vui của người thầy là luôn được học sinh nhận ra và chào đón”. Có lần, khi vào dạy một lớp mới học ở Trường Tiểu học Khương Mai, Tùng hỏi: “Các con đã biết thầy chưa nhỉ?” – để gợi mở cuộc nói chuyện và bài học với học sinh. Một học sinh đứng lên bảo: “Có ạ! Thầy là thầy Tùng dạy lớp anh con ở tầng 3 ạ! Anh ấy bảo thầy hay cho hoạt động, trò chơi ạ!”. Mỗi lần thầy Tùng đi qua hành lang, một học sinh nhìn thấy reo lên: “A, thầy Tùng!” cũng khiến cho học sinh của lớp nhao nhao. Cảm giác hạnh phúc ấy theo Tùng khi anh đến giảng dạy ở các trường như: Trường liên cấp Vinschool, Trường Ban Mai, Trường Tiểu học Khương Mai, Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Hạ Đình…
Bên cạnh đó, Trần Thanh Tùng còn tham vấn, tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho hàng trăm người ở nhiều nơi, với đủ các thành phần, nghề nghiệp khác nhau và can thiệp, điều trị các vấn đề về tâm lý như: Sang chấn tâm lý, stress, tự kỷ, trầm cảm… cùng nhiều vấn đề phức tạp hơn khác. Anh cũng đồng hành hỗ trợ tâm lý cho hơn 200 trường hợp, không chỉ ở Hà Nội mà còn có nhiều người ở nhiều địa phương tới nhờ anh can thiệp, giúp đỡ.
Một kỷ niệm mà Trần Thanh Tùng nhớ mãi đó là lần được phụ huynh mời can thiệp tâm lý cho con trai hơn 4 tuổi có biểu hiện hạn chế trong giao tiếp, tính nết cục cằn, lì lợm, kể cả với bố mẹ. Khi tiếp cận với em H., Tùng chưa giao tiếp được với em. Nửa tiếng trôi qua giữa tiết trời mùa đông giá lạnh, thầy mướt mồ hôi với các hoạt động và học cụ đặc biệt mà vẫn chưa thể vào trong vòng an toàn của em.
Nhận định nhiều hơn về em, Tùng cởi chiếc áo khoác đang mặc, cho em H. ngồi vào rồi chơi trò “kéo mo cau” kéo em đi khắp nhà. Bé H. ban đầu thấy lạ hơi sợ rồi tỏ ra thích thú và hưởng ứng. Thấy vậy, thầy Tùng kéo em đi 4 – 5 vòng. Cứ khi dừng lại bé H. ra hiệu cho Tùng kéo đi tiếp. Thế là thầy trò lại có thêm những thời gian vui vẻ cùng nhau. Trò chơi đó khiến cậu bé khoái chí vô cùng. Tiếng cười như nắc nẻ của bé H. khiến bố mẹ em ở ngoài phòng đang dùng điện thoại quay diễn biến tâm lý của con trào rơi nước mắt. Những tháng sau, bé H. trở lại là một cậu bé bình thường suốt ngày nói cười vui vẻ với cha mẹ và bạn bè ở trường mầm non.
Khi được hỏi về niềm vui trong công việc của mình, Trần Thanh Tùng nở nụ cười tươi và khiêm tốn đáp: “Tôi luôn mang trong mình trái tim của một nhà giáo. Tôi rất vui và tự hào vì đã góp phần mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình và các em học sinh để nụ cười của họ luôn thắp sáng những ước mơ và làm đẹp cho đời”.
Trao truyền kiến thức và đam mê
Không chỉ là nhà khoa học uy tín với giải thưởng Quả cầu Vàng, PGS.TS Lê Văn Cảnh còn là người thầy truyền lửa đam mê đến nhiều thế hệ sinh viên.
Thầy Cảnh thường xuyên đối thoại trong học tập và nghiên cứu với sinh viên. Ảnh: TG
Sinh ngày 11/11/1979, PGS.TS Lê Văn Cảnh, giảng viên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là ứng cử viên trẻ nhất học hàm Giáo sư năm 2022.
Không chỉ là nhà khoa học uy tín với giải thưởng Quả cầu Vàng, PGS.TS Lê Văn Cảnh còn là người thầy truyền lửa đam mê đến nhiều thế hệ sinh viên, vì: "Làm việc với thầy Cảnh, chúng tôi học được nhiều lắm!"
Tình yêu với khoa học
Tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2001, Lê Văn Cảnh trở thành giảng viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 2. Năm 2002, anh thi chương trình đào tạo thạc sĩ Việt Bỉ ngành cơ học xây dựng tại Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Đây cũng là cơ duyên để Cảnh đến với nghiên cứu khoa học, bởi được tiếp xúc với nhiều nhà khoa học thế giới. Tốt nghiệp thạc sĩ, năm 2006, Lê Văn Cảnh được cấp học bổng theo chương trình đào tạo 300 thạc sĩ tiến sĩ của TP Hồ Chí Minh, làm nghiên cứu sinh tại Đại học Sheeld (Anh).
Đam mê nghiên cứu khoa học và những vấn đề thôi thúc của cuộc sống dẫn lối cho Lê Văn Cảnh thực hiện hàng loạt đề tài khoa học trong nước và quốc tế. Năm 2006 2009, thời gian làm nghiên cứu sinh tại Anh, Lê Văn Cảnh công bố nhiều nghiên cứu về lĩnh vực cơ học xây dựng, kết cấu công trình, cơ học tính toán, phân tích dẻo, với hàng loạt bài báo được đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín như International Journal for Numerical Methods in Engineering.
Nghiên cứu trên được các nhà xuất bản uy tín của thế giới cho xuất bản sách khoa học về lĩnh vực tính toán cơ xây dựng. Lê Văn Cảnh cũng sở hữu hàng chục tham luận khoa học được đăng trong kỷ yếu của các hội nghị khoa học quốc tế.
Giành được nhiều giải thưởng không khiến PGS.TS Lê Văn Cảnh vui bằng việc những công trình khoa học có ứng dụng thiết thực. "Tôi vui nhất là đề tài "Công nghệ tính toán ứng dụng vào kỹ thuật xây dựng" tranh giải Quả cầu Vàng", PGS.TS Lê Văn Cảnh chia sẻ.
Bằng trải nghiệm thực tế và vốn khoa học về tính toán, anh đã tính khả năng chịu tải của nền công trình một cách chính xác, đưa ra phương án thiết kết tối ưu.
ặc biệt, với các kết quả nghiên cứu theo hướng công nghệ tính toán của mình, thầy Cảnh đã ứng dụng vào thiết kế công trình, nhất là trong phân tích giới hạn nền móng công trình, tiêu biểu là các phần mềm tính toán đã được áp dụng vào thiết kế công trình "Trung tâm thương mại siêu thị ôtô Cần Thơ", giúp tiết kiệm hơn năm tỷ đồng so với các phương án thiết kế ban đầu.
Thầy Cảnh truyền lửa đam mê tới học trò. Ảnh: TG
Truyền lửa đam mê
Nhận Giải thưởng Quả cầu Vàng năm 2013, PGS.TS Lê Văn Cảnh từng nói: "Tôi luôn luôn tự hào về thành tích giải thưởng Quả cầu Vàng và giữ nhiệt huyết để phát triển nghiên cứu khoa học. Tôi luôn nhận thức, trách nhiệm của mình để đưa ra những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tế".
PGS.TS Lê Văn Cảnh cho biết: "Từ làm khoa học cho đến đứng trên giảng đường, tôi chỉ luôn tâm niệm một điều hãy nỗ lực thật nhiều, làm việc hết sức có thể". Suy nghĩ tưởng như đơn giản của thầy Cảnh nhưng lại là sức hút với học trò không chỉ là sinh viên đang theo học lớp của thầy mà tiếng lành đến cả nhiều trường.
Hồ Lê Huy Phúc, nghiên cứu sinh ngành cơ kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã "xin" PGS.TS Lê Văn Cảnh hướng dẫn vì "làm việc với thầy Cảnh, chúng tôi học được nhiều lắm" Phúc cho biết.
PGS.TS Lê Văn Cảnh chia sẻ: "Trong học tập hay nghiên cứu, cần phải tôn trọng đối tác của mình. Tôi luôn xem họ như người bạn, đồng nghiệp cùng trao đổi kiến thức một cách hòa đồng. Có gần gũi với sinh viên, nghiên cứu sinh, mình mới lắng nghe các bạn cần gì và thấy được những kiến thức cung cấp cho họ có phù hợp hay không.
Trong học tập hay nghiên cứu có nhiều kiến thức chuyên môn mới cần phải hướng dẫn các nghiên cứu sinh cách để tìm kiếm sự sáng tạo. Trong giảng dạy và nghiên cứu, tôi thường "test" (kiểm tra) sự sáng tạo của người học để "kích thích, phát triển". Khi nhận lời hướng dẫn khoa học, đầu tiên tôi cho sinh viên 6 tháng để đọc tài liệu và chuẩn bị đề cương nghiên cứu".
Nghiên cứu là sự sáng tạo, muốn tồn tại thì phải có cái mới, người nào vượt qua rào cản này mới có tố chất nghiên cứu - đó là "tiêu chí" trong bài test "gặp gỡ" ban đầu với học viên để từ đó PGS.TS Lê Văn Cảnh chính thức nhận lời hướng dẫn nghiên cứu sinh.
Qua những lần "test" như vậy, PGS phát hiện ra khả năng nghiên cứu tiềm tàng của không ít sinh viên. Từ đó, thầy trăn trở, tìm cách thổi bùng những khả năng đó lên.
"Để hướng sinh viên vào nghiên cứu thì hoạt động đào tạo cũng phải song hành, hiệu quả. Tôi vẫn đang ấp ủ những công trình nghiên cứu mới. Do đó, trên giảng đường, cùng với việc truyền tải kiến thức tôi còn truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Ngành xây dựng còn nhiều việc cần làm và cần lắm những nghiên cứu ứng dụng. Tôi cũng đang ấp ủ nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính toán mới để giúp Việt Nam bắt kịp xu thế xây dựng của thế giới hiện nay", PGS.TS Lê Văn Cảnh bộc bạch.
Người thầy hơn 20 năm 'tiếp lửa' cho học trò đam mê công nghệ thông tin Hơn 20 năm qua, thầy giáo Đỗ Văn Nhỏ miệt mài bồi dưỡng, 'tiếp lửa' cho những học sinh đam mê Tin học ở thành phố biển Đà Nẵng. Thầy Đỗ Văn Nhỏ sinh năm 1978, quê ở Quảng Nam. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp đại học, thầy quyết định ở lại Đà Nẵng giảng dạy và hiện là Tổ trưởng tổ...