Người thầy của học sinh giỏi toán Ngô Bảo Châu
Thầy Tôn Thân khiêm nhường ở ngôi trường cấp II Trưng Vương (Hà Nội) ngày ấy đã có những học sinh “bay cao, bay xa” như Vũ Đình Hòa, Lê Hồng Vân, Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn…
Thầy Tôn Thân (sau này là Nhà giáo Nhân dân) đã dạy toán cùng lúc với dạy làm người. Tác phẩm Thầy giáo của những học sinh giỏi toán, khi kể về tình thầy trò, đã khắc họa triết lý giáo dục đầy nhân bản mà sau 34 năm cũng không cũ mòn.
Thầy giáo của những học sinh giỏi toán ban đầu là ký sự báo chí nhiều kỳ về một lớp chuyên toán, do tác giả Đỗ Quốc Anh thực hiện vào năm 1981. Sau hơn một phần tư thế kỷ (chính xác là 34 năm), ký sự được tập hợp thành sách, đưa hình tượng thầy Tôn Thân – người thầy có thật trong ký sự đó – trở thành hình tượng văn học.
Đỗ Quốc Anh khắc họa chân dung của một người thầy trẻ trung, đầy nhiệt huyết qua những câu chuyện nhỏ. Ký sự mở đầu khi các học sinh cũ đến thăm thầy Tôn Thân dịp thầy tròn 20 năm tuổi nghề, 12 năm dạy chuyên toán. Cuộc trò chuyện giữa thầy và các học sinh (trong đó có PGS Vũ Đình Hòa) vô tình tạo ra sợi dây kết nối các thế hệ.
Nhiều học trò của “Thầy giáo của những học sinh giỏi toán” về sau cũng trở thành thầy giáo của những học sinh giỏi toán khác.
Sau đó, thầy Tôn Thân tiết lộ “hồ sơ” bài tập, trong đó thầy lưu lại những bài giải toán của học trò các khóa. Tập hồ sơ như một cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ở đó không chỉ là những bài giải toán mà là cái tên, gương mặt và số phận những người học trò trong ký ức của người thầy.
Đó là tập hồ sơ không có trang cuối, được ghi chép cẩn thận bởi người thầy luôn háo hức với sự sáng tạo của học trò, vì mỗi lần một em có cách giải hay thì lại một em khác có cách giải hay hơn.
Không chỉ trong các trang toán, thầy còn đồng hành với học sinh trước những quyết định lớn trong đời: Theo đuổi hay không theo đuổi toán học, chọn ngành khác phù hợp với tiềm năng của bản thân. Vẻ đẹp của nghề giáo, đó là điều nổi bật trong cuốn sách này.
GS Ngô Bảo Châu theo học thầy Thân sau khi loạt ký sự được thực hiện, cũng là khóa cuối cùng của thầy ở trường Trưng Vương. Sau này, khi bản thân cũng trở thành thầy giáo, GS Châu học tập nhiều thứ từ người thầy: Không bao giờ đến trễ, trang phục luôn chỉnh tề, giảng bài trong sáng và dễ hiểu, động viên và phê bình học trò đúng lúc, công bằng.
“Tôi tin rằng giữ gìn ký ức chân thực về những gì đẹp đẽ nhất của một thời đã qua là việc không thể không làm nếu chúng ta muốn cuộc sống ngày hôm nay tốt đẹp và nhân văn hơn” – GS chia sẻ cuối cuốn sách.
Video đang HOT
TS Lê Hồng Vân, một trong những học trò thành công của thầy Tôn Thân, nhắc đến sự gắn kết kỳ lạ của các thế hệ học trò có chung một người thầy tốt.
“Từ lớp đầu (lớp của chị Hà, chị Cẩm, anh Hòa, anh Minh đến lớp cuối cùng (lớp của vợ chồng Ngô Bảo Châu) đều cảm thấy có sự gắn bó đặc biệt với nhau, chỉ vì chúng tôi đều là học sinh của thầy Thân”.
Thầy giáo của những học sinh giỏi toán của Đỗ Quốc Anh in chung trong cuốn Cuốn sách hay nhất về tình thầy trò của First News, cùng vớiMái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan.
Theo Hạ Huyền/ Thể Thao & Văn Hóa
Tại sao "dân thường" Ngô Bảo Châu phải lên tiếng?
Vậy là, không chỉ có một vài "dân thường" như ông Trần Đăng Tuấn quan tâm đến việc Hà Nội chặt hàng loạt cây, mà còn có nhiều "thường dân" khác lên tiếng.
Một trong những thường dân ấy là GS Ngô Bảo Châu.
Đúng với tư duy của một nhà toán học, GS Châu đưa ra hàng loạt câu hỏi khó gần bằng...Bổ đề cơ bản. Những câu hỏi mà cư dân mạng cho rằng Hà Nội rất khó có thể trả lời thấu đáo:
"Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?".
"Nhiều khu phố, nhà Hà Nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?".
"Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?".
Bảng hỏi của "dân thường" Ngô Bảo Châu được nhiều thường dân khác bổ sung nhiều câu hỏi "không phải dạng vừa đâu":"Tại sao cây cột điện chằng chịt dây rợ khắp các tuyến phố thì chả chịu chặt mà vùi dây xuống đất?".
"Có phải bên Mỹ lạc hậu hơn Việt Nam, nên những cái cây quá già, sắp chết cũng được băng bó từng li từng tí để vớt vát thêm chút tuổi thọ? Tại sao mỗi cây xanh ở Mỹ được theo dõi và ghi chép như một quyển nhật ký, việc chặt cành cũng có hướng dẫn cụ thể?".
"Nhân chuyện "Chặt cây xanh ở Hà Nội không phải hỏi dân", mình thấy xấu hổ thay cho Hội đồng Thành phố Brisbane, nơi mình đang ở tại Australia.
Tại sao mỗi chuyện cỏn con là sắp xây nhà trẻ mà chính quyền cũng phải hỏi xin ý kiến người dân xung quanh xem có ảnh hưởng gì không nhỉ?".
Một "thường dân" khác, Luật sư Trần Vũ Hải - Trưởng Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải - cũng đã có thư ngỏ gửi lãnh đạo Hà Nội.
Ông đề nghị dừng ngay việc thực hiện chủ trương chặt 6.700 cây xanh, tiếp nhận và phản hồi đúng Hiến pháp kiến nghị của công dân Trần Đăng Tuấn, sớm đối thoại với cử tri và các chuyên gia về chủ trương này.
Một thường dân nữa, đã khẩn cầu tất cả bạn bè chia sẻ bài viết của mình về tầm quan trọng của việc quản lý cây xanh, dù chị chưa biết sẽ làm gì cụ thể tiếp theo để bảo vệ những cái cây ấy.
Có điều lạ là, dù chỉ là ý kiến của những thường dân, nhưng nó lại nhanh chóng được hàng nghìn thường dân khác like, cảm ơn và chia sẻ.
Chẳng lẽ thường dân thì mới biết thực sự lắng nghe nhau?
Một con ruồi nhỏ nhoi cũng đã có thể khiến một đế chế nước giải khát khổng lồ lâm vào cảnh bi đát.
Hàng nghìn cây xanh, những nhân chứng thầm lặng của Hà Nội, dĩ nhiên lớn hơn chuyện con ruồi rất nhiều lần. Xử lý không tốt, sự mất điểm sẽ là khó đong đếm được.
Nhà quản lý giỏi là những người biết đặt câu hỏi và trả lời thỏa đáng câu hỏi đó.
Tại sao, một người rất ít được thụ hưởng bóng mát và cảnh quan của cây xanh Hà Nội vì đang sinh sống tận Chicago, Mỹ như GS Ngô Bảo Châu cũng phải lên tiếng?
Tại sao, một người bận tối mắt tối mũi (cả cơm có thịt, cả công việc chuyên môn) như ông Trần Đăng Tuấn lại phải làm cái việc bao đồng gửi thư ngỏ lên Chủ tịch TP.Hà Nội?
Tại sao những bạn trẻ, mới chỉ đến Hà Nội vài năm, đã xót xa sưu tầm những tấm ảnh con đường xưa kia rợp bóng cây (nay đã bị đốn hạ trơ gan cùng tuế nguyệt)?
Tại sao dư luận lại phản ứng dữ dội đến như vậy khi có quan chức nói: "Chặt cây không cần hỏi dân"?
Bởi vì họ còn yêu Hà Nội lắm, "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội..." nhưng đó là Hà Nội của những "phố Khâm Thiên rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè" chứ không phải những con phố cây vừa bị đốn hạ trơ trụi.
Bởi vì họ còn mang trong mình tinh thần hiệp sĩ "thấy chuyện bất bình chẳng tha".
Bởi vì họ còn muốn "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng".
Cũng là tình yêu ấy, nhưng với một góc nhìn khác, người ta sẽ coi như hành động phá đám: "Tại sao vẫn cứ theo đuổi, là cố tình không chấp nhận ý kiến người ta, người ta nói việc chặt cây xanh rất minh bạch như vậy, anh cứ cố tình theo đuổi không tin người ta".
Thế nên, nếu có góc nhìn đúng, những quan chức phải lấy làm mừng, khi đông đảo người dân còn muốn có ý kiến đóng góp. Đáng sợ nhất là lúc họ không còn muốn có bất kỳ ý kiến gì nữa.
Theo Tri Thức
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ kinh nghiệm 4 bước giải Toán Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân qua việc học tập môn Toán, làm thế nào để học tốt môn Toán. Tối qua (9/1), tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Giáo sư Ngô bảo Châu đã có buổi gặp mặt chia sẻ kinh nghiệm học tập môn Toán với những học sinh thi học sinh...