Người thầy cần làm gì để được kính trọng, yêu thương?
Làm giáo dục, có 4 điều sau đây mà người thầy luôn luôn học tập, trau dồi để học trò yêu thương và kính trọng.
Giáo viên luôn trau dồi để có những bài giảng tốt nhất cho học trò – NAM PHƯƠNG
Làm thầy là phải có kiến thức
Kiến thức sư phạm, kiến thức giáo dục học và chuyên môn là tri thức căn bản mà người thầy được lĩnh hội trong nhà trường cùng sự quan sát, tích lũy trong xã hội theo lãnh vực nghề nghiệp của mình. Mở rộng ra là trí thức về giáo dục thế giới. Trong trường sư phạm, các thầy luôn nói sinh viên rằng người thầy phải biết 10 để dạy 1. Nắm vững chương trình, mỗi bài dạy, phải là người biết chọn lọc, thêm vào chỗ này, bỏ bớt phần kia để đưa kiến thức đến học sinh hiểu biết dễ dàng và hấp dẫn. Học sinh nhận kiến thức từ bài học và từ kiến thức trở thành kỹ năng thực hành.
Thầy cũng như đầu bếp, coi sách giáo khoa là nguyên liệu, phải biết chế biến, thêm gia vị, theo giờ giấc, khi nào đúng mức để thành món ngon. Khi học sinh tiếp thu dễ dàng, ngon lành và biến thành năng lượng nuôi dưỡng, bồi bổ cơ thể khỏe mạnh, khôn lớn. Học để hành, không phải để có điểm trong khi cơ thể vẫn ốm yếu.
Nhà quản lý còn đòi hỏi cao hơn, phải biết đến 20 vì phải hơn các thầy về kiến thức và còn đó là trách nhiệm làm đầu tàu dẫn dắt hội đồng sư phạm giáo dục và dạy dỗ học sinh nên người. Nhà quản lý như bếp trưởng, tạo mọi điều kiện tốt nhất, trang bị đầy đủ nguyên liệu, phương tiện, không gian cho các đầu bếp chế biến thức ăn ngon.
Một ngôi trường nổi tiếng vì học trò được học được thầy cô giỏi và hiệu trưởng tốt. Tất cả vì học sinh vì sự trưởng thành của các em khi bước ra khỏi mái trường.
Thầy phải có tính khoa học
Video đang HOT
Nền tảng của giáo dục là tính khoa học. Việc xây dựng, sắp xếp các vị trí đều có tính giáo dục. “Một viên gạch trong trường cũng mang sứ mạng giáo dục”, vậy nên các vị trí từ lớp học, nhà vệ sinh, bếp ăn, phòng ăn, văn phòng, nơi tiếp phụ huynh đến các vật dụng phục vụ công việc giáo dục phải được sắp xếp cho ngăn nắp, tiện lợi, trật tự. Điều hành và quản trị thì sổ sách, tài chánh, thi đua, khen thưởng phải minh bạch rõ ràng. Từ đó giáo viên tin ban giám hiệu, học sinh tin tưởng thầy cô và xã hội tin vào nhà trường.
Nét đẹp sư phạm
Giáo dục phải bắt đầu từ cái đẹp. Đẹp từ tính cách từ lời ăn tiếng nói cho đến bài giảng. Từ cổng trường cho đến lớp học thấy nét sư phạm trang nghiêm nhưng thân thiện trong cách trang trí , đến cảnh quan với màu sắc hài hòa đơn giản. Nét đẹp sư phạm không phải do trường to hay nhỏ mà đó được coi là ngôi đền của trí tuệ.
Mỗi ngày đến trường, trong khuôn viên mang đậm chất giáo dục thẩm mỹ đó. Thầy và trò được hạnh phúc dạy và học bao điều hay về khoa học, về lẽ phải của con người. Bởi cái đẹp của môi trường sư phạm luôn nhắc nhở và tác động đến ngôn ngữ cử chỉ của con người. Thái độ, cử chỉ người thầy sẽ truyền đến học trò đang thụ hưởng các tinh hoa cao đẹp.
Tình thầy trò nghiêm trang mà thân thiện, tình bạn dưới mái học đường tranh đua học tập mà biết nương đỡ, dắt dìu nhau tiến bộ, biết yêu thương san sẻ, ấm áp chan hòa mà mãi sau này khi trưởng thành cũng luôn nhớ thời học sinh vui vẻ, tốt đẹp.
Tâm đức của người thầy
Tấm lòng yêu thương và phẩm chất đạo đức của người thầy hết sức quan trọng mà người giáo viên phải luôn mang theo trong nghề nghiệp của mình. Khi chọn ngành sư phạm, người học làm thầy luôn ý thức rằng dạy học trước hết bằng tấm lòng yêu thương và nêu cao đức sáng để học sinh học tập làm con người tốt.
Người thầy tâm tốt, đức sáng có tấm lòng bao dung, độ lượng, biết che chở và tha thứ lỗi lầm của học trò, biết lắng nghe các thân phận bất hạnh để dìu dắt các em, biết chia sẻ và sưởi ấm học trò. Đó là tấm gương sẽ soi rọi cho học sinh làm người tốt trong xã hội.
Nhà quản lý tâm đức càng phải sáng ngời. Nhà quản lý là người chỉ đạo dẫn đường, dù bằng phẳng hay gập ghềnh sóng gió luôn vững vàng để các thầy cô yên tâm dạy dỗ. Luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để học trò được học, được vui chơi.
Trong lịch sử giáo dục có nhiều người thầy đã giúp cho học trò thành danh vì tấm lòng và đạo đức của mình. Nhà trường luôn là môi trường giáo dục đầy tình thương, tương trợ, giúp đỡ nhau, bảo ban khuyên nhủ nhau cho tiếng cười hạnh phúc vang lên với tiếng giảng bài.
"Khủng hoảng" tuyển sinh: Trường cao đẳng thay đổi để tồn tại
Hệ thống các trường sư phạm địa phương, nhất là trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) đang "khủng hoảng" lớn trong công tác tuyển sinh.
Dường như nhiều trường hoạt động chủ yếu là bồi dưỡng GV. Giải bài toán thay đổi để tồn tại hay giải thể, sáp nhập, nhiều trường đã tìm ra lối đi riêng cho mình.
Các trường sư phạm cần đổi mới đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới (ảnh TG)
Hướng đi nào
Thay đổi để tồn tại và phát triển là vấn đề cấp thiết với các trường sư phạm, đặc biệt là trường địa phương. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia, ở một số địa phương, giữa sở GD&ĐT và trường CĐ sư phạm dường như chưa có tiếng nói chung. Trong khi hoạt động GD địa phương có nhiều việc phải làm liên quan đến tạo nguồn GV cho tỉnh, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng chuẩn trình độ GV theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thế nhưng, việc này lại không được giao cho các trường CĐSP tham gia. Lý giải điều này có ý kiến cho rằng, việc bồi dưỡng GV thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới, cũng như việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, trường CĐSP không đủ sức làm.
Theo GS.TS Đinh Xuân Khoa, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, việc các trường sư phạm nói chung và CĐSP nói riêng cần làm ngay là phải nâng cao chất lượng giảng viên, đáp ứng nhu cầu của đổi mới "căn bản, toàn diện".
Đặc biệt, đứng trước yêu cầu đổi mới Chương trình GDPT, các trường đào tạo sư phạm phải vận dụng thành công thành tựu cách mạng 4.0 trong giảng dạy. Nhà trường phải thực tế hơn, tìm hiểu xem giáo dục phổ thông cần gì, mình phải đổi thay thế nào để nhập cuộc. Cần có sự kết hợp nhuần nguyễn giữa lý luận dạy học với kinh nghiệm, tăng cường thực hành để đào tạo gắn với yêu cầu thực tiễn.
NGƯT Đặng Lộc Thọ, nguyên Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương, chia sẻ: Trường CĐSP Trung ương có 3 trường thực hành sư phạm mầm non. Những trường này là nơi SV thực hành, vừa để nhà trường minh chứng chất lượng đào tạo với người học và xã hội. Thực tế cho thấy, tâm lý chung người học chuộng bằng cấp ĐH.
Tuy nhiên ở Trường CĐSP Trung ương, đào tạo GV mầm non vẫn là địa chỉ uy tín, giáo sinh tốt nghiệp luôn được các trường mầm non rộng cửa đón nhận. Tôi cho rằng, các trường sư phạm cần nương tựa vào trường thực hành sư phạm nhiều hơn; tiếp tục đổi mới từ phương pháp dạy học đến vận dụng phương pháp dạy học tiên tiến.
Thành công bước đầu
Giờ lên lớp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Trà Vinh (ảnh TG)
Trong khi nhiều trường CĐSP chật vật tìm nguồn tuyển, Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn tuyển sinh tốt các ngành sư phạm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những điều thuyết phục nhất là vị thế của nhà trường với công tác đào tạo và bồi dưỡng GV của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được khẳng định.Theo đại diện nhà trường, có được kết quả trên do những năm gần đây, Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu đổi mới đồng bộ các khâu trong quá trình đào tạo sư phạm, trong đó có liên kết với trường ĐH để nâng cao hiệu quả đào tạo.
Theo ThS Nguyễn Văn Tráng (Trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu), trường chủ động chuyển từ dạy kiến thức sang phát triển phẩm chất đạo đức, chú trọng dạy người. Chuyển từ dạy để người học "biết được gì" sang "làm được gì". Triển khai định hướng trên, giảng viên trong trường phải có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ Chương trình GDPT mới. Từ đó, các trường vận dụng để thay đổi chương trình, cách thức đào tạo nhằm đáp ứng cho việc dạy học Chương trình GDPT mới tại trường phổ thông.
Không nằm ngoài khó khăn chung, Trường CĐSP Nam Định cũng chật vật xoay sở cho qua những khó khăn. Giải quyết tình trạng không có SV, Sở GD&ĐT Nam Định "bật đèn xanh" để trường tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho GV và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS. Cụ thể, Ban chủ nhiệm khoa Tự nhiên của Trường CĐSP Nam Định cử giảng viên xuống trường dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho HS các trường THCS. Việc làm trên được đánh giá đem lại chất lượng cao, tạo việc làm, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và GV.
Thầy Võ Hoàng Khải- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Chúng tôi chủ động tìm đến người học và sát cánh cùng ngành GD thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu Chương trình GDPT mới. Đây là một trong nhiều điểm đổi mới căn bản mà giảng viên các trường sư phạm phải thấu hiểu để bồi dưỡng, tập huấn cho GV phổ thông một cách tốt nhất. Trước thách thức của công nghệ 4.0, các trường cần kết hợp mô hình trực tiếp và trực tuyến để bảo đảm hiệu quả trong công tác bồi dưỡng GV hiện nay và sau này.
Nghị lực phi thường của "xác sống" Cứ ngỡ rằng bản thân không thể vượt qua chính mình, rằng sẽ kết thúc cuộc đời sớm cho người thân bớt khổ. Nhưng cô gái với "nửa gương mặt" ấy đã gạt bỏ tất cả tự ti để gieo mầm hy vọng và niềm tin cho trẻ tự kỷ. Mỗi ngày, Hảo rất hạnh phúc vì được truyền cảm hứng cho những...